SKKN Xây dựng lớp học theo các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng lớp học theo các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng lớp học theo các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM XÂY DỰNG LỚP HỌC THEO CÁC TIÊU CHÍ LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM Lĩnh vực/ Môn : Chủ nhiệm Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Mai Thị Hải Yến Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Xuân Nam Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2020 - 2021 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được. Hạnh phúc là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này. Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”, là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hội. Ở kỉ nguyên mới này, giáo dục coi trọng chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) nhiều hơn, chú ý đến cảm xúc vui vẻ cho giáo viên và học sinh nhiều hơn. Vì vậy hạnh phúc trong nhà trường là điều hết sức quan trọng. “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu một cách giản dị là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến chân – thiện – mỹ. Nhà trường vừa là nơi ươm mầm, đồng thời vừa là nơi kết nối và phát huy những giá trị hạnh phúc. Có thể nói, hạnh phúc cần được bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ khát khao gieo hạnh phúc của mỗi thầy cô. Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 ở một số trường học tại thành phố Huế và nhanh chóng được nhân rộng trên cả nước và rất nhiều trường học đang triển khai xây dựng “ Trường học hạnh phúc”. Năm học 2020 – 2021, Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân tiếp tục chỉ đạo các trường đẩy mạnh thực hiện phong trào này với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Để phong trào “Trường học hạnh phúc” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem lại hiệu quả cao, thiết thực trong hoạt động dạy và học, giúp các em hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn băn khoăn, trăn trở với những câu hỏi tự đặt ra cho bản thân "Làm sao các em có cảm giác trường học là ngôi nhà thứ hai, cô giáo là người mẹ thứ hai và mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”. Tôi thấy rằng muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ việc xây dựng “lớp học hạnh phúc”. Vì mỗi lớp học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường hạnh phúc, học sinh tích cực hoàn thiện và phát triển toàn diện nhất. Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi tìm hiểu, nghiên cứu và dựa trên kinh nghiệm của bản thân để thực hiện xây dựng lớp học theo các tiêu chí của mô hình lớp học hạnh phúc, góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện đáp ứng thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng lớp học theo các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 6 của trường THCS Thanh Xuân Nam. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn. người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Bộ trưởng đã dẫn giải, về từng tiêu chí và nội hàm của từng tiêu chí như sau: - Tiêu chí “yêu thương”: + Thứ nhất là sự quan tâm. Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và HS quan tâm đến nhau. Nếu thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được. + Thứ hai là chia sẻ. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách. + Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng HS và ngược lại. Hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tin thì sẽ có sức mạnh và chắp cánh ước mơ. + Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc. + Thứ năm là sự bao dung. Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng. Như vậy, nội hàm sơ bộ của tiêu chí yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên bao dung. - Tiêu chí an toàn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Bộ trưởng nhấn mạnh về an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. - Tiêu chí tôn trọng: cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp, nhưng có nghĩa là tất cả vài trăm người giống nhau như một, dẫn đến đồng phục hóa trăm người như một. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Vài nét về trường THCS Thanh Xuân Nam Trường THCS Thanh Xuân Nam được thành lập năm 2005 tọa lạc tại phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh xuân, TP Hà Nội, là ngôi trường có khuôn viên rất đẹp đẽ, khang trang, khung cảnh sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp. Trường liên tục 08 năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố về TDTT và đã được Bộ GD&ĐT công nhận “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngày Số phiếu đánh giá Điểm Stt Tiêu chí 5 4 3 2 1 trung Đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Kém bình 6 Thể chất 6 35 4,15 Khá 7 Tinh thần 1 10 25 5 3,17 Trung bình Tôn trọng Tôn trọng sự 8 0 9 25 7 3,05 Trung bình khác biệt Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua kết quả điều tra khảo sát, có thể thấy phần lớn học sinh lớp 6A3 đánh giá các tiêu chí lớp học hạnh phúc ở mức khá hoặc trung bình. Như vậy, học sinh đang chưa cảm thấy lớp học thực sự hạnh phúc. Để làm rõ vấn đề này, ngoài phỏng vấn trắc nghiệm, tôi đã phỏng vấn trực tiếp thêm các học sinh là cán bộ lớp theo các câu hỏi trong Phụ lục 2, từ đó đưa ra những đánh giá và tổng kết được thực trạng các tiêu chí đánh giá lớp học hạnh phúc của học sinh lớp 6 trường THCS Thanh Xuân Nam. 2.2.2.2. Thực trạng và những nhược điểm của phương pháp cũ a. Tiêu chí “Yêu thương” Theo kết quả khảo sát, tiêu chí “Yêu thương” với 05 nội hàm đánh giá đều ở mức trung bình khá. Cụ thể nội hàm “Quan tâm” ở mức khá, chia sẻ ở mức trung bình, “tin tưởng” ở mức khá, “hỗ trợ” ở mức trung bình, “bao dung” ở mức trung bình. Với kết quả như trên, có thể thấy học sinh lớp 6A3 chưa hoàn toàn cảm thấy được yêu thương, cảm thấy hạnh phúc trong lớp học. Qua quá trình phân tích và đánh giá, tôi đã tổng kết được thực trạng và những nhược điểm của phương pháp cũ đã ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của học sinh. Cụ thể như sau: - Học sinh bị căng thẳng trong lớp học: Lớp 6 là năm học đầu tiên của cấp THCS, học sinh vừa chuyển lên một cấp học mới với rất nhiều sự khác biệt và vô cùng bỡ ngỡ: trường mới, bạn mới, thầy cô mới, nhiều môn học mới với nhiều yêu cầu, nội dung kiến thức trừu tượng, phong phú, sâu sắc hơn Đây cũng là một trong những điều rất khó khăn của học sinh lớp 6, các em cần nhiều thời gian để làm quen môi trường mới, hiểu được cách thức học tập mới và có thói quen học tập đúng. Bên cạnh đó, qua việc phỏng vấn trực tiếp, kể cả với những học sinh giỏi, các em đều cảm thấy áp lực và căng thẳng từ sức ép học tập, sức ép điểm số của bố mẹ. Một số giáo viên thay vì cởi mở đã quá nghiêm túc vì cho rằng giai đoạn này cần phải rèn nếp học sinh mới. Ngoài ra, một số ít thầy cô luôn đề cao sự quan trọng của môn học, kiến thức nào cũng rất quan trọng và cần thiết nên học sinh cảm thấy lo lắng và áp lực. Đây là hạn chế của phương pháp cũ, cần phải thay đổi để học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn trong giờ học. - Học sinh chưa hứng thú trong học tập: Một số em còn mải chơi, chưa chú tâm vào việc học. Bên cạnh đó, một số môn học, thầy cô vẫn dạy theo phương pháp truyền nên lo lắng, sợ sệt và nhút nhát. Nhìn các anh chị lớn hơn, lanh lẹ nếu bị các anh chị hù dọa thì các em sẽ như thế nào? Đa phần ở lứa tuổi dậy thì (từ 11-14 tuổi),việc bị bắt nạt, trêu chọc, đánh nhau đôi khi rất dễ xảy ra. Đồng thời, vì các em mới bắt đầu môi trường THCS, không khỏi sự bỡ ngỡ, chưa quen trường lớp mới, cơ sở vật chất cũng như nếp sinh hoạt, hoạt động nên cũng dễ xảy ra va chạm,tai nạn, sự cố ngoài ý muốn Tuy nhiên, nguyên nhân một phần cũng vì giáo viên vẫn sử dụng phương pháp cũ là thu thập thông tin từ hồ sơ và từ phụ huynh mà chưa có phương án xây dựng mạng lưới thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến chưa nắm được tâm tư, tình cảm hay mâu thuẫn các con mắc phải. Mặt khác, giáo viên cũng chưa xây dựng được kế hoạch thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, việc ăn uống, vệ sinh của học sinh để hạn chế các va chạm hoặc những tai nạn, sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. c. Tiêu chí “Tôn trọng sự khác biệt” Đối với Tiêu chí “Tôn trọng sự khác biệt”, kết quả khảo sát học sinh lớp 6A3 đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho thấy học sinh lớp 6A3 vẫn còn cảm giác bị “bỏ rơi”, chưa được quan tâm đúng mức về đặc điểm cá thể của mỗi em. Vì học sinh mới chuyển cấp, vẫn còn rụt rè, chưa dám trao đổi với giáo viên về tâm tư nguyện vọng cũng như năng khiếu của mình. Giáo viên vẫn áp dụng phương pháp cũ, chưa phân tích, nhận ra được năng lực, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. Vẫn còn tình trạng áp đặt truyền tải kiến thức, chưa phân hóa được cho từng cá thể. Trên thực tế, mức độ tiếp thu của mỗi học sinh là khác nhau, năng khiếu cũng khác nhau, sức khỏe cũng khác nhau Cần có giải pháp phù hợp để giáo viên thể hiện tinh thần “Tôn trọng sự khác biệt” của mỗi học sinh thật hiệu quả. 2.3. Một số biện pháp Căn cứ vào thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở Mục 2.2, tôi đã đưa ra những giải pháp tương ứng với từng tiêu chí lớp học hạnh phúc. Việc đưa ra giải pháp cụ thể, chi tiết cho từng tiêu chí giúp tăng hiệu quả và tính thực tiễn trong quá trình triển khai thực tế. Cụ thể như sau: 2.3.1. Về tiêu chí “Yêu thương” a. Tạo môi trường học tập vui vẻ, giảm căng thẳng trong lớp học Trong lớp học hạnh phúc, giáo viên phải làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là người nhạc trưởng của giờ học. Thầy cô mẫu mực thì học trò học tập, thầy có hành vi tiêu cực thì học trò cũng bắt chước theo. Chính vì vậy trong mối quan hệ gắn kết này, giáo viên phải biết xây dựng không khí lớp học luôn vui tươi, phấn khởi. Để tạo môi trường học tập vui vẻ, giảm căng thẳng trong lớp học, biện pháp thực hiện như sau: - Giáo viên luôn mang tinh thần thoải mái, vui vẻ trong lớp học và cười nhiều hơn với học sinh. Học sinh sẽ cảm thấy sự vui vẻ, dễ gần từ giáo viên, xóa bỏ khoảng cách với thầy cô và bớt áp lực trước các môn học khó. Tuy nhiên, cần khẳng định không quá thoải mái, dễ dãi đến mức vui mà thiếu đi sự nghiêm túc, mà cần đủ để cho học sinh cảm nhận tích cực với sự thoải mái nhất. Các thầy cô nên khởi động mỗi tiết học bằng
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_lop_hoc_theo_cac_tieu_chi_lop_hoc_hanh_phuc_ch.docx