SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây

doc 23 trang sklop6 06/08/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây

SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây
 Đề tài: ỨNG DỤNG GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Ở MÔN NGỮ VĂN 6 TẠI TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY.
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Người xưa có câu:
 Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thửa con còn bé thơ
 Kinh nghiệm trên cho thấy, giáo dục là một quá trình bắt đầu từ rất sớm, sau đó hình 
thành và rèn luyện có khi suốt đời. Môi trường giáo dục đầu tiên của phần lớn mọi người 
là từ gia đình và người thầy, cô giáo đầu tiên của mỗi chúng ta là cha mẹ và những người 
ruột thịt thân yêu. Trong môi trường đầu tiên ấy, chúng ta có thể học tập được gì? “Học 
ăn , học nói, học gói, học mở”, nghĩa là chúng ta phải học những cái từ đơn giản đến phức 
tạp, từ tự phát lên tự giác, từ bắt chước rồi trở nên thuần thục, hình thành thói quenvv
 Tuy nhiên người xưa cũng có câu: “ Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày 
nào khôn” hay “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Vậy nên môi trường học tập của 
chúng ta không thể tù túng, chật hẹp mãi. Từ môi trường gia đình ban đầu, theo năm 
tháng, chúng ta lại đến với những môi trường giáo dục lớn hơn, học tập nhiều hơn và nỗ 
lực không ngừng nghỉ.
 Và bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi: Khi chúng ta là những người đang đứng trên bục 
giảng, sống trong thời kì công nghệ số 4.0 cũng không thể chấp nhận lối tư duy giáo dục 
trì trệ, lối mòn? Học sinh của chúng ta cần gì để có tâm lí học tập vui vẻ và hình thành kĩ 
năng sống độc lập, tự tin và mang lại thành công? Chúng ta có thể đóng góp một phần 
công sức nhỏ bé của mình vào thành tựu chung của giáo dục Việt Nam hay không?
 Không thể phủ nhận giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn đều đang cố gắng đi tìm 
con đường phù hợp nhất. Từ việc tích hợp các chủ đề trong các tiết học như giáo dục môi 
trường; giáo dục đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục an ninh quốc phòng đến 
tích hợp liên môn, rồi kĩ năng sống và chỉnh thể của những tích hợp ấy là mục tiêu phát 
triển năng lực phù hợp với đặc trưng của từng môn học.
 Ngữ văn là một môn học có tính chuyên biệt, được xem là loại hình nghệ thuật ngôn 
từ. Vì thế phát triển năng lực ở bộ môn này cũng có những đặc tính riêng. Xuất phát từ 
mong muốn giúp học sinh lớp 6 vừa từ Tiểu học lên còn nhiều bỡ ngỡ với cách học mới, 
phương pháp mới, môi trường học tập mới và nhiều môn học mới nên tôi đã chọn đề tài 
 1 - Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như 
năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội họa, toán học... 
Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực 
chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt 
được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong 
những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. 
Trong thực tế, mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng 
lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng 
với lĩnh vực công việc của mình. Những năng lực cơ bản này, không phải là bẩm sinh mà 
nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối 
hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá 
nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
 Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải 
xem xét trên một số khía cạnh sau:
- Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc 
thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
- Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động 
nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
- Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã được hình 
thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng, kỹ 
xảo trở nên dễ dàng hơn.
- Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của 
hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động 
phát triển của con người. Trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người 
thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực: có người có năng lực về điện, có người có năng lực 
về lái máy bay, có người có năng lực về thể thao ... 
- Các năng lực chuyên môn của bộ môn Ngữ văn chính là hình thành năng lực văn học và 
năng lực ngôn ngữ.
b.3. Phân biệt năng lực với trí thức, kĩ năng, kĩ xảo
 Cần phân biệt năng lực với trí thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Trí thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc 
sống của mình. .
- Kĩ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một 
hoạt động nào đó.
- Kĩ xảo là những kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con 
người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. 
 3 - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát 
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên 
cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của 
môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo 
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng 
dẫn của GV”.
-Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo 
mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích 
hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về 
phương pháp đối với các giờ thực hành, luyện nói,  để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ 
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử 
dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với 
đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 Vì thế, Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 giúp cả giáo 
viên và học sinh tiếp nhận kiến thức và giao tiếp, vấn đáp, thự hành trong giờ học được ở 
trong tâm thế hứng thú, đồng điệu hơn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Cơ hội được tham gia tập huấn phát triển năng lực ở các cấp khác nhau đã giúp tôi nhận 
thức đầy đủ và rất xem trọng việc chủ động phát huy phương pháp dạy học giúp phát triển 
năng lực của học sinh. 
- Hầu hết giáo viên trong “ sự nghiệp trồng người” của mình đều đã ít nhiều hướng tới 
việc phát triển năng lực của học sinh dù là bị động hay chủ động.
- Để phát huy tính tích cực trong việc “Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở 
môn Ngữ văn 6”, chúng ta cần nắm bắt đặc trưng cụ thể của một số phương pháp dạy học 
tích cực nhằm mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển năng lực cho học sinh trong bộ 
môn Ngữ văn:
2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
 Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là 
những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có 
nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng 
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu 
quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu 
cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành 
bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết 
trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm 
 5 2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống.
 Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ 
chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề 
nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho 
học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.
 Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn 
học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học 
được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong 
những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần 
khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho 
học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy 
học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với 
thực tiễn thông qua làm việc nhóm.
 Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để 
gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng 
giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.
 Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng 
lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý 
thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý 
thuyết và thực hành.
2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động.
 Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc 
và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực 
hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt 
giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá 
và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho 
việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, 
nhà trường và xã hội.
 Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, 
trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với 
các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công 
bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện 
đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích 
hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành 
động.
2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy 
học.
 7 Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh 
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp 
dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a) Mục tiêu của giải pháp. 
 - Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cũng 
không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, 
tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thì mỗi tiết 
học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên.
- Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển 
phẩm chất, năng lực của cá nhân là Lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG
 PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH:
b.1. Năng lực của con người:
 Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn 
có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các 
kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất 
định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực 
cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng 
lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng 
lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
b.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:
 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo 
dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy 
học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ 
dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, 
đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
 Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy 
học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần 
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
b.3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
 Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được 
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao 
tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_giao_an_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_o_mon_ngu.doc