SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn Vật lý

pdf 18 trang sklop6 11/08/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn Vật lý

SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm thí nghiệm theo nhóm ở môn Vật lý
 TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 LÀM THÍ NGHIỆM THEO 
 NHÓM Ở MÔN VẬT LÝ 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Theo Luật giáo dục thì mục tiêu của giáo dục THCS là: “Giáo dục trung học cơ sở 
nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình 
độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để 
tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc 
sống lao động”. 
 Để phục vụ mục tiêu trên, chương trình THCS cũng cần được thiết kế theo hướng 
giảm tính lý thuyết, tăng tính thực tiễn, tăng thời gian tự học và hoạt động ngoại khoá. 
 Vật lý là môn học chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà 
trường phổ thông. Vì nó có nhiều nhiệm vụ: 
 - Cung cấp kiến thức vật lý phổ thông cơ bản có hệ thống và tương đối toàn 
 diện. 
 - Rèn luyện những kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp. 
 - Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, rèn luyện những phẩm chất của 
 người lao động mới. 
 Năm học 2002-2003 Bộ giáo dục đưa môn vật lý vào giảng dạy ở chương trình 
lớp 6 và theo đó là sự đổi mới về phương pháp dạy học mang tính cải tiến, với phương 
châm là: dạy học tạo điều kiện để học sinh “ suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, 
thảo luận nhiều hơn” 
 Chương trình vật lý 6 có 35 tiết trong đó số tiết bài có thí nghiệm là 28 và trong 28 
tiết có thí nghiệm thì có 23 tiết là thí nghiệm thực tập, học sinh phải làm theo nhóm dưới 
sự hướng dẫn của giáo viên, (chiếm tỉ lệ 82%). Từ những số liệu trên ta thấy số tiết học 
sinh làm thí nghiệm thực hành là rất nhiều. Tuy nhiên, học sinh lớp 6 mới làm quen với 
môn vật lý, rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm nên gây nhiều khó khăn cho giáo viên 
trong việc tổ chức và hướng dẫn. 
 Mặc khác, còn rất nhiều trường chưa có phòng học bộ môn vật lý hoặc chỉ có một 
phòng bộ môn vật lý nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thực tập tại 
phòng học (vì trùng tiết) điều này hết sức khó khăn và mất thời gian. 
 Hơn nữa, chương trình dạy học rất cứng với quy định chặt chẽ về thời lượng trong 
từng bài học; sĩ số trong một lớp học khá đông gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động 
nhóm. 
 Sau đây, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc tổ chức và hướng 
dẫn học sinh khối 6 làm thí nghiệm theo nhóm tại phòng học. 
 1 
 - Trình bày cách tiến hành thí nghiệm và vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt 
độ vào thời gian đun trong quá trình đun sôi nước. 
 - Phân biệt sự sôi và sự bay hơi của nước; biết các chất lỏng khác nhau sôi ở nhiệt 
độ khác nhau. 
 b. Thiết bị thí nghiệm : 
 - Ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, ống thuỷ tinh có thể xuyên qua nút cao su của 
ống nghiệm, vòng kim loại và quả bóng bằng kim loại lọt vừa khít vòng, thanh thép. 
 - Nguồn nhiệt, kẹp để cầm ống nghiệm, các loại nhiệt kế thông dụng, giá đỡ thí 
nghiệm. 
 - Các vật dễ kiếm như: mảnh giấy bạc gói thuốc lá, dây cao su, diêm, nước, dầu 
hoả, dầu ăn, băng phiến, nước đá, túi pôliêtilen, lọ, cốc nhựa hoặc thuỷ tinh. 
2. Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm: 
 Muốn dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm, giáo viên cần chia nhóm, phân 
công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, chuẩn bị các nội dung thí nghiệm, phiếu học tập, bài 
tập  từ bước dặn dò của tiết trước. Đây là khâu quan trọng giúp học sinh tìm hiểu nội 
dung bài học mới, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng tiết dạy sẽ không thành công. 
 Tổ chức lớp học: 
 -Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ: Số lượng nhóm không quá nhiều vì sẽ 
không đủ dụng cụ thiết bị cho các nhóm nhưng cũng không quá ít vì số lượng học sinh 
trong một nhóm quá đông sẽ không thuận tiện trong việc thảo luận của học sinh. Nếu số 
học sinh trong lớp từ 36 đến 48 thì nên chia thành 6 nhóm nhỏ (Có khoảng từ 6 đến 8 
học sinh trong một nhóm.): mỗi nhóm là 2 bàn khi có thí nghiệm thì học sinh ở bàn trên 
sẽ quay xuống, để các học sinh trong nhóm ngồi đối mặt nhau. (xem sơ đồ 1) 
 Tuỳ mục đích yêu cầu của đề tài học tập, sinh hoạt nhóm trong vài phần của tiết 
học hoặc ổn định suốt tiết, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác 
nhau. Theo tôi sinh hoạt nhóm chỉ nên diễn ra tối đa là hai lần. 
 Nhóm tự bầu nhóm trưởng hoặc thư ký để ghi lại kết quả làm chung (giáo viên có 
thể chỉ định giúp nếu học sinh chưa quen, thường nhóm trưởng là học sinh nam còn thư 
ký là học sinh nữ cả hai phải năng nổ và lanh lợi), Vị trí của nhóm trưởng và thư ký như 
trong sơ đồ ở trên, Nhóm trưởng thường chịu trách nhiệm nhận và trả dụng cụ nếu có 
dụng cụ nào bị hỏng hoặc mất mát sau khi làm thí nghiệm thì phải báo ngay cho giáo 
viên; thư kí chịu trách nhiệm ghi tổng hợp ý kiến thảo luận của nhóm vào phiếu học tập. 
Nhóm có thể phân công mỗi thành viên hoàn thành một phần việc, mỗi người đều phải 
hoạt động tích cực không ỉ lại vào những người hiểu biết và năng động hơn, phải tôn 
trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm, cần giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ trong 
không khí thi đua với các nhóm khác. 
 3 
 3.2. Phân loại thí nghiệm trong nhà trường: 
 Có hai loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lý ở trường trung học cơ 
sở: thí nghiệm biểu diễn (thí nghiệm do giáo viên tiến hành là chính, tuy có thể có hỗ trợ 
của học sinh) và thí nghiệm thực tập (thí nghiệm do học sinh tự tiến hành dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên). 
 Do tác dụng trên nhiều mặt của thí nghiệm thực tập nên việc tăng cường các thí 
nghiệm thực tập là một trong những nội dung của việc đổi mới chương trình, nội dung và 
phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học cơ sở hiện nay. Phần lớn các thí nghiệm 
vật lý được qui định trong chương trình trung học cơ sở mới là thí nghiệm thực tập. Ví 
dụ: ở lớp 6 trong tổng số 28 tiết bài học đề tài thì có đến 23 tiết có thí nghiệm thực tập. 
Chỉ khi không có điều kiện tổ chức cho học sinh đồng thời làm thí nghiệm trong quá trình 
nhận thức như không đủ dụng cụ, thí nghiệm quá phức tạp, mất nhiều thời gian, khó đảm 
bảo an toàn trong quá trình học sinh làm thí nghiệm... mới phải sử dụng thí nghiệm biểu 
diễn. 
 3.2.1. Thí nghiệm biểu diễn: 
 Thí nghiệm biểu diễn được giáo viên tiến hành ở trên lớp, trong các giờ học 
nghiên cứu kiến thức mới và có thể ở các giờ học củng cố kiến thức của học sinh. Thí 
nghiệm biểu diễn gồm những loại sau: 
 1. Thí nghiệm mở đầu là thí nghiệm nhằm giới thiệu cho học sinh biết sơ qua về 
hiện tượng sắp nghiên cứu, để tạo tình huống có vấn đề, tạo nhu cầu hứng thú học tập của 
học sinh, lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhận thức. Ví dụ: thí nghiệm nhúng quả bóng 
bàn vào nước ấm, trong bài “sự nở vì nhiệt của chất khí”, thí nghiệm sự ngưng tụ của hơi 
nước lên thành cốc nước đá, trong bài “sự bay hơi – sự ngưng tụ (tiếp theo). 
 2. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng là thí nghiệm nhằm xây dựng hoặc kiểm 
chứng lại kiến thức mới, được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu kiến thức mới. Thí 
nghiệm nghiên cứu hiện tượng bao gồm: Thí nghiệm nghiên cứu khảo sát, thí nghiệm 
minh hoạ. Ví dụ: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn ở bài 18 “sự nở vì nhiệt của 
chất rắn”, Thí nghiệm về sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến ở hai bài 24 và 25 “ 
sự nóng chảy và sự đông đặc” và “ sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)”. 
 3. Thí nghiệm củng cố là thí nghiệm nêu lên những biểu hiện của kiến thức đã 
học trong tự nhiên, đề cập các ứng dụng của kiến thức này trong sản xuất và đời sống, đòi 
hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để dự đoán hoặc giải thích hiện tượng hay cơ 
chế hoạt động của các thiết bị, dung cụ kỹ thuật, thông qua đó giáo viên cũng có thể kiểm 
tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. 
 3.2.2. Thí nghiệm thực tập 
 Là thí nghiệm do học sinh tự tiến hành trên lớp, trong phòng học bộ môn, ngoài 
lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau. Gồm có ba loại: 
 1. Thí nghiệm trực diện:Cũng như thí nghiệm biểu diễn, tùy theo mục đích sử 
dụng thí nghiệm trực diện có thể là thí nghiệm mở đầu, thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng 
được tiến hành dưới dạng nghiên cứu khảo sát hay nghiên cứu minh hoạ và cũng có thể là 
thí nghiệm củng cố.Thí nghiệm trực diện có thể được tổ chức dưới hình thức thí nghiệm 
đồng loạt (giáo viên chia học sinh thành các nhóm, tất cả các nhóm học sinh cùng lúc làm 
các thí nghiệm như nhau với dụng cụ giống nhau để giải quyết cùng một nhiệm vụ) 
nhưng cũng có thể dưới hình thức thí nghiệm cá thể (các nhóm học sinh cùng một lúc tiến 
 5 
 làm thí nghiệm ở nhà như : bài 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 trang 8; bài 6.5 trang 11; bài 15.4 trang 
20; bài 16.5, 16.6 trang 21; bài 26-27.9 trang 32. 
4. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các loại thí nghiệm tại phòng học: 
 4.1. Thí nghiệm trực diện: 
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 a.Đối với giáo viên: 
 Giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và phân ra cho mỗi nhóm, dụng 
cụ của mỗi nhóm được đặt trong một khay nhựa riêng. Giáo viên phải tiến hành các thí 
nghiệm thử, xem có trục trặc gì không để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 
 Ví dụ: Khi dạy bài 13: Máy cơ đơn giản, dụng cụ cho mỗi nhóm gồm có: 2 lực 
kế (GHĐ:3N ), 1 khối trụ kim loại có móc (2N), giáo viên cần phải làm thí nghiệm thử 
xem các lực kế có hoạt động tốt và cho kết quả tương đối chính xác không nếu không 
phải thay bằng các lực kế khác hoặc khi kéo quả nặng 2N trên mặt phẳng nghiêng (ở bài 
14) cần phải kiểm tra xem trục của quả nặng có xoay tốt không nếu trục quả nặng xoay 
không tốt và bề mặt của mặt phẳng nghiêng không trơn thì khi kéo lực ma sát sẽ lớn và 
kết quả thu được sẽ không chính xác. 
 Vì thí nghiệm trực diện là một bộ phận của bài học nên giáo viên cần phải 
chuẩn bị phương án thí nghiệm ngay trong khi soạn bài. Giáo viên cần dự đoán các 
phương án thí nghiệm mà học sinh có thể đề xuất. Phân tích được ưu điểm, nhược điểm 
của mỗi phương án để chọn một phương án phù hợp với điều kiện cụ thể về thiết bị thí 
nghiệm của nhà trường. Giáo viên có thể huy động sự đóng góp của học sinh bằng các 
dụng cụ tự làm, tự tìm kiếm sao cho có đủ số lượng cần thiết các dụng cụ thí nghiệm cho 
mỗi bài học. 
 Ví dụ: Khi tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở bài 14: Mặt phẳng 
nghiêng. Sách giáo khoa yêu cầu dụng cụ thí nghiệm phải có 3 tấm ván có độ dài khác 
nhau nhưng thực tế thiết bị của nhà trường không có (có 12 tấm ván bằng nhựa nhưng độ 
dài như nhau). Vậy nên giáo viên có thể dự phòng phương án là hạ độ cao của vật kê để 
giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng hoặc đề nghị mỗi nhóm học sinh chuẩn bị trước 
3 tấm ván có độ dài khác nhau (10cm, 15cm, 20cm rộng khoảng 4cm) 
 Để giảm bớt ghi chép của học sinh trên lớp, giáo viên cần soạn một bản hướng 
dẫn học sinh, trong đó chỉ rõ những hoạt động trí óc và những hành động chân tay chủ 
yếu cần thực hiện, những số liệu cần thu thập, các câu hỏi cần giải đáp với những chổ 
trống để học sinh điền vào sau khi cá nhân làm việc, đã thảo luận trong nhóm và thảo 
luận toàn lớp. 
 Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở bài 14 “mặt phẳng nghiêng”, 
giáo viên soạn sẵn phiếu thí nghiệm sau để phát cho mỗi nhóm: 
 7 
 Phối hợp hình thức làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và làm việc chung 
toàn lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên sao cho vừa phát huy tính chủ động, tự lực của 
học sinh, vừa tạo điều kiện cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phân công, phối hợp công việc 
của các nhóm học sinh. 
 Ví dụ: Khi báo cáo kết quả thí nghiệm hoặc rút ra nhận xét, kết luận, không 
nhất thiết yêu cầu nhóm trưởng hoặc thư ký báo cáo mà giáo viên có thể chỉ định bất kỳ 
một học sinh nào trong nhóm, nếu học sinh này trả lời không được mà các học sinh khác 
(cũng trong nhóm đó) trả lời đựơc thì hoạt động của nhóm chưa tốt và có thể có hình phạt 
cho toàn bộ nhóm. 
 Sự hướng dẫn của giáo viên cần phải đúng lúc, đúng chổ và chỉ với mức độ cần 
thiết. Để đảm bảo tiến độ chung của toàn lớp, giáo viên cần bao quát hoạt động của các 
nhóm học sinh, giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. 
 Giáo viên phải nghiêm khắc đối với một số học sinh không tích cực trong hoạt 
động nhóm hoặc táy máy khi làm thí nghiệm. Ví dụ: Sau khi học sinh làm song thí 
nghiệm và giáo viên có lệnh phải dừng thí nghiệm lại để báo cáo kết quả mà học sinh vẫn 
còn táy máy với các dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên phải phạt học sinh đó ngay (có thể 
bắt học sinh đó phải về nhà chép phạt). 
 4.2. Thí nghiệm thực hành: 
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 a.Đối với giáo viên: 
 Cần tìm hiểu kỹ nội dung bài thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa để xác 
định rõ ràng các nhiệm vụ giao cho học sinh và cách thức kiểm tra, đánh giá việc thực 
hiện các nhiệm vụ đó. 
 Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chất lượng từng dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm 
học sinh. 
 Ví dụ: Thí nghiệm ở bài 12: Giao cho mỗi nhóm học sinh chuẩn bị sỏi và phải 
có máy tính cá nhân để tính khối lượng riêng của sỏi. Thí nghiệm ở bài 23: Nếu nhà học 
sinh có nhiệt kế y tế thì mang theo (vì số lượng nhiệt kế y tế ở trường là không nhiều-12 
cái) 
 Phải làm thử tất cả các thí nghiệm trong bài thí nghiệm thực hành để dự kiến 
những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải trong khi làm thí nghiệm và cách thức 
hướng dẫn giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn đó. 
 Nếu thấy cần thiết, có thể điều chỉnh nội dung, yêu cầu của bài thí nghiệm thực 
hành trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện thiết bị của trường. Dự kiến 
nhiệm vụ bổ sung đối với học sinh khá giỏi. 
 Ví dụ: Thí nghiệm ở bài 12, phần: đo thể tích của sỏi : Nên chọn bình chia độ 
có giới hạn đo 250cm3 và chọn những hòn sỏi nhỏ bằng ngón chân cái của học sinh và 
chia làm 3 phần mỗi phần chỉ nên có 3 hòn sỏi (SGK hướng dẫn 5 hòn sỏi cho mỗi phần) 
để có thể bỏ vào lần lượt cả ba phần sỏi vào bình chia độ, làm như vậy để tốn thời gian 
hơn. 
 b. Đối với học sinh: 
 9 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_va_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_lam_thi_nghiem_theo.pdf