SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS

docx 21 trang sklop6 16/04/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS
 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
 MỤC LỤC Trang
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
 1. Về đối tượng nghiên cứu.
 2. Về không gian.
 3. Về thời gian.
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 A.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
 1. Môi trường.
 2. Giáo dục bảo vệ môi trường.
 3. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
 1. Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay.
 2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường.
 4. Những thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường.
 5. Giải pháp góp phần bảo vệ môi trường.
 B. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG 
 DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức.
 2. Kỹ năng.
 3. Thái độ.
II. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA TÍCH HỢP GD BẢO VỆ MÔI 
TRƯỜNG TRONG DAY HỌC.
III. THỰC TRẠNG DAY HỌC TÍCH HỢP GD BVMT Ở 
TRƯỜNG THCS TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
 1. Về phía giáo viên.
 2. Về phía học sinh.
IV. GIẢI PHÁP.
 1. Đối với giáo viên.
 2. Đối với học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 
 1/21 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hiện nay, nhân loại trên Trái Đất đang phải đối mặt với thảm họa “Ô 
nhiễm môi trường”. Môi trường sống đang trở thành một trong những vấn đề 
được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân 
loại. Bởi MT có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Giữa MT 
và con người chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cùng với sự tiến bộ 
của xã hội loài người, nhưng sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho 
mối quan hệ đó trở nên “mâu thuẫn”, đã dẫn đến một loạt các sự cố về môi 
trường như tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: Ô nhiễm nguồn 
nước, không khí, tiếng ồn xảy ra nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề BVMT đã trở 
thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
 Hiện nay, việc trang bị kiến thức về BVMT trong nhà trường chưa được 
chú trọng đúng mức. GD BVMT chỉ được lồng ghép trong các môn học. Một số 
cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học, song còn nặng 
tính hình thức, vì thế ý thức BVMT chưa hình thành rõ nét, sâu rộng trong HS.
 Trong thực tế giảng dạy có nhiều GV chưa nhận thức sâu sắc vấn đề 
trên, từ đó họ chưa tích cực tìm ra biện pháp tốt để đưa GD BVMT vào trong 
quá trình giảng dạy môn học. Các hình thức và phương pháp tích hợp GD 
BVMT qua giảng dạy còn thấp, hiệu quả bài dạy chưa cao. Nhiều HS chưa hiểu 
rõ về môi trường, từ nhận thức chưa tốt đó các em chưa có hành vi tốt để 
BVMT. Bên cạnh đó còn có tình trạng HS cho rằng BVMT là trách nhiệm của 
chính quyền hoặc của người lớn. Thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình 
phát triển bền vững kinh tế nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì 
vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để BVMT ở địa phương, đất nước và toàn 
cầu đang cần được quan tâm.
 Việc tích hợp GD BVMT trong dạy học Địa Lí là vấn đề cần thiết, giúp 
HS nhận thức đúng về MT trong thời đại mới. Việc giáo GD MT trong bài dạy 
Địa Lí trang bị những kiến thức, rèn luyện kĩ năng và cung cấp cơ hội cho học 
sinh THCS phát triển năng lực, vận dụng tri thức vào thực tế địa phương. Từ đó 
các em có thể tiến hành BVMT có hiệu quả từ việc học trong môn Địa Lí. 
 Qua một thời gian công tác tại trường THCS tôi đã nhận thấy ý thức 
BVMT của đa số HS chưa cao. Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường 
bản thân tôi luôn lồng ghép, tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc GD 
BVMT trong môn Địa Lí. Tuy vậy trước yêu cầu đổi mới của GD&ĐT, với 
lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào 
 3/21 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
 + Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường.
 + Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
 + Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GD BVMT 
mang lại cho các em cơ hội khám phá MT và hiểu biết về các quyết định của 
con người liên quan đến MT. GD MT cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng 
các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em.
 Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng 
tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành 
mạnh nhằm xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1. Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay
 - Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, mỗi năm đưa vào khí quyển hàng 
chục tấn khí thải.
 - Các nguồn nước biển, nước sông, hồ và nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm 
trọng. Tình trạng khan hiếm nước ngọt, nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh 
hoạt của con người ngày càng cạn dần.
 - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày càng đi lên, 
lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể lượng phát sinh chất thải rắn ở 
Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hằng năm là 15%.
 - Tài nguyên MT bị suy giảm mạnh: tài nguyên rừng, đất, sinh vật,..
 2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
 - Do sự phát triển của công nghiệp, do động cơ giao thông, do hoạt động 
sinh hoạt của con người.
 - Do hoạt động tự nhiên: bão cát, cháy rừng, quá trình phân hủy xác 
động vật, thực vật
 - Nước thải của các nhà máy, do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ 
sâu dư thừa trên đồng ruộng.
 - Chất thải sinh hoạt, nông nghiệp của con người. 
 - Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển. Tập trung nhiều đô thị ven bờ 
biển, rác thải ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường.
=> “Chính con người là tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường!”
 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
 - Tăng hiệu ứng nhà kính Biến đổi khí hậu toàn cầu Trái Đất nóng 
dần lên Băng 2 cực tan Mực nước biển dâng cao Đe dọa cuộc sống con 
người ở các đảo và vùng đất thấp ven biển.
 - Thủng tầng ôzôn gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.
 5/21 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
➢ Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch: Việc đốt năng lượng hóa thạch sẽ 
thải vào bầu khí quyển lượng khí CO 2 lớn, gây ô nhiễm MT, góp phần gia tăng 
hiệu ứng nhà kính.
➢ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng: Sẽ có tác 
dụng lớn trong việc BVMT, điều hòa khí hậu, giảm thiểu nguy cơ BĐKH.
➢ Đổi mới trang thiết bị hiện đại tiêu dùng ít năng lượng. Tiết kiệm năng 
lượng để giảm lượng khí CO 2 thải ra bầu khí quyển: Hạn chế khí thải gây ô 
nhiễm môi trường.
➢ Xây dựng kế hoạch BVMT tại các địa phương: Người dân có ý thức giữ gìn 
MT trong sạch, chủ động xây dựng MT sống trong lành.
➢ Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường cùng chung tay 
BVMT.
➢ Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT cho người dân: Người 
dân có ý thức thu gom rác thải, phân loại rác, xử lý nước thải trước khi đổ vào 
ao hồ, sông suối, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng bếp 
than tổ ong, sử dụng động cơ giao thông thân thiện với MT...
 B. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC 
 MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Tích hợp giáo dục BVMT thông qua môn Địa Lí cấp THCS, nhằm giúp 
HS nâng cao được kiến thức, có sự hiểu biết cơ bản về MT và những vấn đề có 
liên quan.
 2. Kỹ năng
 - Giúp HS có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn 
đề về môi trường.
 - Tạo cơ hội cho HS tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc 
giải quyết những vấn đề về môi trường.
 3. Thái độ
 - Giúp HS hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm tới MT 
cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải 
thiện môi trường.
 Từ đó, mỗi HS là một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà 
trường và địa phương về MT. Đồng thời HS có ý thức tham gia vào các hoạt 
động thực tiễn tại địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm MT và tích cực BVMT. 
 7/21 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
 2. Về phía học sinh
 Qua quá trình giảng dạy tại trường THCS Thái Hòa. Trước khi thực hiện 
đề tài tôi tiến hành khảo sát HS trong năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 –
2019 kết quả đánh giá HS khối 8, 9 trong môn học Địa Lí với vấn đề tích hợp 
GD BVMT trong bài:
 Địa Lí 8 – Bài 38: “Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam”.
 Địa Lí 9 – Bài 9: “ Sự phát triển và phân bố thuỷ sản, lâm nghiệp”.
* Nội dung tích hợp: Tài nguyên rừng:
Câu hỏi 1: Tại sao tài nguyên rừng bị suy giảm? từ đó dẫn tới hậu quả gì?
 Hiện nay, tài nguyên rừng nước ta đã bị cạn kiệt nhiều nơi.
 Giúp HS hiểu được vấn đề tài nguyên rừng hiện nay bị cạn kiệt, bị tàn 
phá nặng nề mà nguyên nhân chính là sự tác động của con người. Việc chặt phá 
rừng quá mức dẫn tới tài nguyên rừng bị suy giảm, từ đó làm cho đất đai ngày 
càng xấu đi, lũ quét, sạt lở đất, sói mòn xảy ra, tăng diện tích đất trống đồi trọc 
và hậu quả tất yếu là hủy hoại MT tự nhiên, gây tổn hại cho đời sống người dân, 
cuộc sống chậm cải thiện đặc biệt ở các vùng núi.
Câu hỏi 2: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng cũng như 
BVMT góp phần phát triển bền vững đất nước?
 Trồng rừng, bảo vệ rừng, triển khai mô hình nông – lâm kết hợp.
Câu hỏi 3: Hoàn thành sơ đồ
* Chuẩn bị: - GV phô tô phiếu học tập số 1
 - Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu liên quan đến vấn đề tài 
nguyên rừng Việt Nam.
 Thông tin phiếu học tập số 1: (Kèm theo)
 * Phương pháp tiến hành:
 - GV yêu cầu các nhóm học sinh cùng trao đổi và vạch các mũi tên nối 
các ô ở tờ rời số 1 theo một trình tự tiếp nối hợp lí.
 - Chọn một số tờ rời đã hoàn thành dán lên bảng và tổ chức HS cả lớp 
phối hợp với GV xác định các hướng tiếp nối đúng-sai, hoàn thiện một số tờ rời 
có các mũi tên nối chưa hợp lí. Các em vừa theo dõi vừa trao đổi, sữa chữa trên 
tờ rời cá nhân.
 - GV chốt lại toàn bộ sơ đồ đúng bằng bảng phụ (Kèm theo). 
 * Thông tin phiếu học tập số 1:
 Em hãy nối mũi tên vào sơ đồ sau thể hiện việc chặt phá rừng quá mức 
gây ra những hậu quả nào?
 Phiếu học tập số 1
 9/21 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DAY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
cuộc sống, đối với sự bền vững của nền kinh tế (chiếm tới 78%). Đặc biệt những 
kỹ năng ứng xử tốt với môi trường của HS còn kém.
 Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về vấn đề MT của HS còn rất hạn 
chế và chưa đầy đủ hoặc có cái nhìn phiến diện. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề 
quan trọng đặt ra là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tích hợp GD BVMT trong 
nhà trường, để nâng cao nhận thức cho HS, giúp các em có những kỹ năng sống 
cần thiết.
 =>Từ kết quả trên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp trong vấn 
đề GDMT và tích hợp GDBVMT trong các bài dạy Địa Lí ở trường THCS để 
đạt hiệu quả cao.
IV. GIẢI PHÁP
 Để học tốt bộ môn Địa Lí nói riêng, có kỹ năng thích ứng trong cuộc 
sống, ứng xử tốt với môi trường xung quanh. Bên cạnh việc học tập từ giáo viên, 
các thông tin kênh chữ trong sách giáo khoa. HS phải thường xuyên cập nhật các 
thông tin về môi trường, khí hậu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Các em 
nên chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức có liên quan đến môi 
trường. Có như vậy mới xây dựng được cho các em kỹ năng tự học, tự nghiên 
cứu độc lập và tư duy sáng tạo. Từ đó trong cuộc sống các em cũng có thể tự 
hình thành thái độ hành vi tốt với môi trường sống.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Day học Địa Lí gắn liền với GD BVMT qua nội dung bài giảng bằng 
 phương pháp tích hợp GD BVMT vào bài học Địa Lí.
 1.1. Địa Lí 6
+ Tích hợp ở bài 15:
 Các tài nguyên khoáng sản trên Trái Đất có phải vô tận không? Việc 
khai thác khoáng sản quá mức như hiện nay sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
 HS ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các khoáng sản một 
cách hợp lý và tiết kiệm.
+ Tích hợp ở bài 17:
 11/21

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_day_hoc_mon_d.docx