SKKN Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

docx 36 trang sklop6 26/05/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

SKKN Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
 PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN
 BẢN MÔ TẢ SẢN PHẨM THAM DỰ CUỘC THI 
 XÂY DỰNG THIẾT BỊ DẠY HỌC SỐ NĂM 2022
Tên sản phẩm: Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn công nghệ 6 
 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nội dung sản phẩm: 1. Hướng dẫn thiết kế SĐTD: Video + tài liệu PDF
 2. Bộ ảnh: SĐTD môn Công nghệ 6
 Họ tên tác giả: 1. Vũ Thị Thơm
 2. Trương Lệ Huyền
 Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
 Ngũ Kiên, tháng 8 năm 2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong các 
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) đã 
được thể chế hóa trong luật giáo dục và được cụ thể trong Chỉ thị 15 của Bộ Giáo 
Dục và Đào tạo. Trong Luật giáo dục khoản 3, điều 24 đã ghi: “Phương pháp giáo 
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học 
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn 
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại 
niềm vui húng thú học tập cho học sinh”. Để thực hiện được nhiệm vụ này Bộ 
giáo dục và Đào tạo đã quán triệt trong việc biên soạn lại sách giáo khoa, sử dụng 
các thiết bị hiện đại trong giảng dạy...đồng thời nhiều hội thảo đã được tổ chức, 
nhiều phần mềm phục vụ dạy học đã được xây dựng nhằm hạn chế tối đa việc dạy 
học nhồi nhét, xa rời thực tiễn, thụ động của học sinh.
 THCS là cấp học sau THCS có vai trò quan trọng giáo dục con người Việt 
Nam toàn diện. Các trường THCS trong cả nước đã tích cực cải tiến phương pháp 
dạy học, trong đó có hướng ứng dụng phần mềm vào dạy học đã được quan tâm 
đặc biệt. Trong xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay dạy và học 
không chỉ dừng lại ở “phấn, bảng” truyền thống, việc ứng dụng phần mềm sẽ là 
một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học của 
thầy và trò nhằm làm cho người học tiếp cận nhanh, chính xác vấn đề và cập nhật 
được những vấn đề mới, giúp cho học sinh năng động hơn, đặc biệt với lứa tuổi 
THCS sẽ giúp các em giảm bớt căng thẳng, tăng hứng thú với giờ học.
 Trong chương trình THCS, môn Công nghệ đóng vai trò vô cùng quan 
trọng. “Môn Công nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc 
biệt là tính chăm chỉ, đức tính trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua những 
nội dung giáo dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và 
những tác động của nó; thông qua các hoạt động thực hành, lao động, trải nghiệm 
nghề nghiệp và môi trường GD ở nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia 
đình và xã hội.”
 2 PHẦN II: NỘI DUNG
 KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM IMINDMAP
2.1. Giới thiệu về phần mềm Imindmap
* Giới thiệu về phần mềm Imindmap
 Hình 2.1. Giao diện phần mềm Imindmap
 “Imindmap là một phần mềm hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy được tao ra bởi Tony 
Buzan. Bản đồ tư duy được ứng dụng để hỗ trợ trong việc học tập, nghiên cứu và 
nhiều lĩnh vực khác nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy trí não, đưa ra các 
ý tưởng và sắp xếp chúng dưới dạng một số sơ đồ tư duy, giúp con người khai 
thác và hiện thực ý tưởng tốt hơn.”
 * Ưu điểm
 Phần mềm Imindmap là công cụ tuyệt vời giúp phác họa quá trình tư duy, 
nhận thức, ghi nhớ, phân tích bằng hình ảnh, ký tự; là một dạng bản đồ kết hợp 
giữa hình ảnh và màu sắc, đi kèm với việc sử dụng các từ khóa để thể hiện mối 
liên kết giữa các ý tưởng.
 “Imindmap giúp thiết kế bản đề trong không gian 3D với hình vẽ mang tính 
 nghệ thuật, kèm chú thích, đường dẫn, tập tin và bình luận để biểu diễn thông tin 
 trực quan, có thể xuất bản ra nhiều file định dạng khác nhau như: PDF, JPEG...”
 Phần mềm có sẵn hàng trăm mẫu hình ảnh có sẵn, người dùng cần lựa chọn 
 hình ảnh phù hợp với các ý tưởng trung tâm đến các nhánh con khác. Bên cạnh
 4 việc sử dụng phần mềm Imindmap để thiết kế SĐTD, tôi đề xuất quy trình thiết 
kế SĐTD bằng Imindmap như sau:
 Bước 1: Tạo một ý 
 tưởng trung tâm
 Bước 2: Thêm các 
 nhánh
 Bước 3: Thêm từ 
 khóa
 Imindmap Bước 4: Chọn mã 
 màu cho các nhánh
 duy trình sơ đồ tư vẽ Quy Bước 5: Thêm các 
 hình ảnh
 Bước 1: Tạo một Central idea (ý tưởng trung tâm) 
 Bước 2: Thêm các nhánh
 Bước 3: Thêm từ khóa
 Bước 4: Chọn mã màu cho các nhánh 
 Bước 5: Thêm các hình ảnh
* Chi tiết các bước sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap
Bước 1: Tạo một Central idea (ý tưởng trung tâm).
Trên giao diện chính của Imindmap các bạn chọn File -> New
-> Mindmap -> chọn biểu tượng cho central idea -> Start.
 6 cách nhấn chọn central idea xuất hiện hai biểu tượng dấu +, các bạn chọn 
 dấu cộng và chọn kiểu nhánh các bạn muốn thêm.
 Hoặc các bạn chọn central idea và chọn thẻ Insert -> Branch > 
 Child (nếu muốn thêm một nhánh trơn). Chọn Insert -> Box -> Child (nếu 
 muốn thêm một nhánh chứa hộp văn bản). Để di chuyển nhánh các bạn 
 nhấn chọn nhánh cần di chuyển, xuất hiện biểu tượng mũi tên bốn chiều 
 như hình dưới, các bạn nhấn giữ chuột trái vào biểu tượng đó và kéo nhánh 
 đến vị trí cần thiết thì nhả con trỏ chuột ra.
 Bước 3: Thêm từ khóa
 Với nhánh có hộp văn bản thì các bạn nhấn chọn chuột vào hộp văn bản 
và nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ và cỡ chữ cho nhánh. Còn với nhánh 
trơn các bạn nhấn chọn nhánh và nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ và cỡ 
chữ cho nhánh.
 8 2.3. Sử dụng phần mềm Imindmap vào thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn 
Công nghệ 6 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống)
 Dưới đây tác giả trình bày chi tiết từng bước vẽ SĐTD bài 8: Sử dụng và 
bảo quản trang phục
Bước 1: Tạo một Central idea (ý tưởng trung tâm)
Trên giao diện chính của Imindmap các bạn chọn File -> New ->
Mindmap -> chọn biểu tượng cho central idea -> Start.
 10 chuột vào hộp văn bản và nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ và cỡ chữ cho 
nhánh.
 ✓ Với nhánh 2: Sử dụng trang phục
Ta xác định được nội dung chính gồm 2 ý nhỏ:
- Cách sử dụng trang phục: tuỳ theo hoạt động, thời điểm, hoàn cảnh cần sử 
dụng các bộ trang phục khác nhau
- Cách phối hợp trang phục
Các bạn tiếp tục kick chuột vào nhánh 2 và nhấn chọn chuột vào “dấu cộng”
 để thêm nhanh và nhập văn bản, nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ 
và cỡ chữ cho nhánh nhỏ.
 ✓ Bảo quản trang phục
Ta xác định được 4 nhánh nhỏ như sau:
1. Làm sạch
 12 Bước 4: Chọn mã màu cho các nhánh
Sau khi hoàn thành việc nhập và vẽ nội dung các nhánh, ta có thể tùy chỉnh màu 
sắc của các nhánh. Để thay đổi màu sắc các nhánh, ta kick chọn nhánh muốn 
thay đổi màu sắc, -> Branch -> Branch Color, xuất hiện hộp thoại Branch Color 
Picker các bạn chọn màu sắc cho nhánh và nhấn OK để thay đổi.
Bước 5: Thêm các hình ảnh
 Để sơ đồ sinh động hơn, dễ tư duy hơn thì các bạn có thể thêm các hình 
ảnh mô tả ý tưởng của nhánh bằng cách nhấn chọn biểu tượng Images ở menu 
phía bên phải hoặc chọn Insert -> Image File để mở hộp thoại Image Library.
 14 3, Chọn Expore
4, Chọn nơi lưu và chọn Export để hoàn thành việc lưu.
 16 PHẦN 3. SẢN PHẨM
 Trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng phần mềm inindmap tác giả đã thiết kế hệ 
thống SĐTD môn Công nghệ 6 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) để làm tư 
liệu cho việc giảng dạy của GV cũng như là tư liệu tham khảo cho các em HS ôn 
tập, học bài và nắm vững kiến thức.
 3.1. Hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6, bộ sách kết nối tri thức 
với cuộc sống.
 Trong đề tài này, tôi đã thiết kế hệ thống SĐTD cho toàn bộ chương trình 
Công nghệ 6, với các bài cụ thể như sau:
 Bài 1. Khái quát về nhà ở. 
 Bài 2. Xây dựng nhà ở.
 Bài 3. Ngôi nhà thông minh.
 Bài 4. Thực phẩm và dinh dưỡng.
 Bài 5. Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm. 
 Bài 6. Dự án: Bữa ăn kết nối yêu thương.
 Bài 7. Trang phục trong đời sống.
 Bài 8. Sử dụng và bảo quản trang phục. 
 Bài 9. Thời trang.
 Bài 10. Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình. 
 Bài 11. Đèn điện.
 Bài 12. Nồi cơm điện. 
 Bài 13. Bếp hồng ngoại.
 Bài 14. Dự án: An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình.
3.2. Ứng dụng hệ thống sơ đồ tư duy Công nghệ 6 trong dạy và học
 Hệ thống SĐTD môn Công nghệ 6 tôi xây dựng nhằm phát triển phẩm chất 
và năng lực HS nhằm góp phần củng cố vững chắc và hướng dẫn đào sâu các kiến 
thức đã học, rèn khả học kiến thức mới, ôn tập kiến thức đã học, cũng như việc 
giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất, khoa học nhất, khắc 
phục được việc học “Vẹt”, học không hiểu bản chất của học sinh hiện nay. Từ đó 
giúp cho việc thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù hợp với
 18 Đây cũng là một cách để giáo viên sử dụng SĐTD trong việc giảng dạy của 
mình. Giáo viên có thể kiểm tra suy nghĩ và kiến thức của học sinh trước giờ lên 
lớp và sau khi thúc bài học. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc trước bài mới 
và tóm tắt các ý chính bằng sơ đồ tư duy tại nhà. Sau đó, ở cuối buổi học, giáo 
viên sẽ yêu cầu học sinh làm lại một sơ đồ tư duy mới và bổ sung các chi tiết khác 
đã được học.
 Với học sinh, các em có thể sử dụng SĐTD để học bài mới, tóm tắt lại những 
nội dung trọng tâm của bài, ôn tập bài cũ và sử dụng làm sổ tay học tập của bản 
thân, phục vụ cho mình trong quá trình học tập.
 Như vậy, việc “sử dụng SĐTD trong dạy học có tính khả thi cao vì có thể 
vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào trong các cơ sở giáo dục 
hiện nay. Có thể thiết kế SĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ, bằng cách sử dụng bút 
chì màu, phấn, tẩy, hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm SĐTD.” Góp phần 
tạo hứng thú cho học sinh, phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của học sinh từ 
đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
 20 22 24 26 28 30 32 34

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_he_thong_so_do_tu_duy_mon_cong_nghe_6_bo_sach.docx
  • pdfSKKN Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy môn Công nghệ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).pdf