SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở

doc 24 trang sklop6 30/06/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở

SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngữ văn là môn học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, có vai trò đặc biệt 
quan trọng trong quá trình giáo dục, cũng như đối với đời sống và sự phát triển tư 
duy của con người. Mặc dù vậy, có một thực tế là rất nhiều học sinh thế hệ hiện nay 
không còn yêu thích, có hứng thú học tập môn ngữ văn; cũng như chưa ý thức được 
vai trò, ý nghĩa to lớn của môn học này. Thực trạng đáng suy ngẫm trên bắt nguồn 
từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chính quá trình 
dạy và học môn ngữ văn trong các nhà trường phổ thông hiện nay: hoạt động dạy 
học ngữ văn, nhất là đối với các bài học có nội dung trọng tâm là truyền đạt kiến 
thức cho học sinh, dường như mới chỉ dừng ở những “kênh chữ”, một số bài có 
cung cấp thêm hình ảnh. Nhiều giáo viên mới chỉ tập trung bám sát nội dung kiến 
thức trong sách giáo khoa mà chưa thực sự chú ý sử dụng những hình thức khác để 
bổ trợ, làm cho tiết học thêm sinh động. Những tiết học Ngữ văn do vậy trở nên 
kém sinh động, hấp dẫn, thậm chí có phần nặng nề, không tạo được hứng thú, khơi 
dậy niềm say mê tìm hiểu, khám phá ở các em. Chính vì lẽ đó, việc đổi mới 
phương pháp, cách thức tổ chức dạy và học môn ngữ văn trong các nhà trường hiện 
nay để nhằm vừa đảm bảo trang bị kiến thức, vừa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn các 
em tích cực tham gia học tập, yêu thích môn Ngữ văn là một yêu cầu bức thiết. 
 Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh, màu sắc để mở 
rộng và đào sâu các ý tưởng. Đó là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể 
được miêu tả như một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, 
đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não 
người, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ tư duy giúp 
cho học sinh có được phương pháp học tập hiệu quả hơn: việc sử dụng bản đồ tư 
duy để tiếp cận, mở rộng và hệ thống tri thức giúp các em khắc phục tình trạng 
học bài nào biết bài ấy, “học trước quên sau”; đồng thời biết liên kết các đơn vị 
kiến thức với nhau, cũng như vận dụng những tri thức đã học từ trước vào những 
phần học sau. Ngoài ra, sử dụng mô hình bản đồ tư duy giúp học sinh một mặt 
vừa đọc sách, nghe giảng trên lớp, đồng thời biết cách tự ghi chép, ghi nhớ các 
thông tin, kiến thức trọng tâm. Nói cách khác, sử dụng thành thạo bản đồ tư duy 
trong học tập giúp học sinh có được phương pháp học chủ động, động lập, sáng 
tạo và không ngừng phát triển tư duy.
 Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình Sách giáo 
khoa và phương pháp giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, Bộ GD&ĐT tiếp 
tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng 
 1/24 PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Vận dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy và học
 Quá trình dạy và học trong nhà trường bao gồm hoạt động giảng dạy của giáo 
viên và học tập của học sinh. Bản chất của hoạt động dạy - học là quá trình truyền 
thụ tri thức, kỹ năng của giáo viên và lĩnh hội, làm chủ các kiến thức, kỹ năng của 
người học thông qua bài dạy; những tri thức, kỹ năng đó được người học tiếp cận, 
ghi nhớ, vận dụng trong mỗi bài học, cũng như trong thực tế đời sống hàng ngày. 
Chính vì lẽ đó, ghi nhớ là một yêu cầu, thao tác hết sức quan trọng trong quá trình 
học tập của học sinh. Việc tìm ra một phương pháp giúp ghi nhớ, khắc sâu tri thức 
một cách hiệu quả, từ đó tạo cơ sở cho mở rộng, sáng tạo tri thức có vai trò, ý nghĩa 
đặc biệt quan trọng đối với cả hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học 
tập của học sinh.
 Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay, khối lượng kiến thức trong các môn học ở 
hầu hết các cấp học đang trở nên “quá tải”, tạo ra áp lực không nhỏ đối với cả hoạt 
động dạy học của giáo viên lẫn việc học tập của học sinh: thời gian có hạn mà kiến 
thức phải học ngày càng nhiều; “sức học” của học sinh có hạn mà nhiều môn học 
đang trở nên “quá tải”; Điều này dẫn đến thực trạng nhiều học sinh cảm thấy 
ngại học, lười học; giáo viên không có điều kiện khắc sâu, mở rộng bài giảng vì 
phải tập trung “đối phó” với khối lượng bài dạy. 
 Để giải quyết vấn đề trên, việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong quá 
trình dạy và học đang cho thấy những hiệu quả tích cực. Phương pháp dạy học 
bằng bản đồ tư duy không chỉ giúp giáo viên và học sinh “đơn giản hóa” nội dung 
kiến thức của môn học, từ đó giải quyết vấn đề “quá tải” về mặt kiến thức; mà còn 
đem lại cho các em một cái nhìn tổng quát, đa chiều về nội dung bài học, từ đó có 
khả năng ghi nhớ, cũng như xâu chuỗi các kiến thức một cách hiệu quả hơn, đồng 
thời giúp cho việc học tập của các em không trở thành nhàm chán. 
 Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép thông qua việc sử dụng màu sắc, 
hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nó có vai trò như một công cụ tổ 
chức tư duy nền tảng. Việc vận dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học giúp 
học sinh có được phương pháp học tập hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường tính 
tích cực học tập ở các em. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bộ 
não của con người có khả năng khắc sâu, duy trì lâu hơn đối với những thông tin 
được chính bản thân mỗi người “khám phá” thông qua việc tự viết, vẽ - “mã hóa” 
theo ngôn ngữ riêng của mỗi cá nhân. Do đó, việc sử dụng bản đồ tư duy không 
 3/24 cực còn nhiều thiếu thốn; một số giáo viên chưa thực sự “tâm huyết”, say nghề, có 
ý thức tìm tòi đào sâu kiến thức, làm phong phú và sinh động bài dạy; ngoài ra còn 
phải kể đến những bất cập trong cơ cấu, phân phối chương trình sách giáo khoa, 
cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu bài giảng của học sinh còn nhiều 
hạn chế. 
 Về phía học sinh, nhiều em còn ngại học, lười suy nghĩ, không tập trung 
nghe giảng, dẫn đến tâm thế thiếu tích cực, chủ động trong việc học tập môn ngữ 
văn. Một số em có phụ huynh đi làm xa, hoặc do bận công việc nên ít có điều kiện 
dành thời gian quan tâm, kèm cặp con em mình học tập; chưa kể có nhiều em ngoài 
giờ học trên lớp, còn phải phụ giúp gia đình trong việc mưu sinh nên không có 
nhiều thời gian giành cho việc tự học. Bên cạnh đó, có thể thấy trong bối cảnh 
những điều kiện đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng không 
ngừng được nâng cao như hiện nay, rất nhiều học sinh đã bị lôi cuốn, sa đà và các 
loại hình giải trí khác nhau, dẫn tới sao nhãng việc học, nhất là học thêm và tự học 
ở nhà. 
 Để khắc phục thực trạng bất cập nêu trên, thiết nghĩ cần một hệ giải pháp 
toàn diện, có hiệu quả trong việc tạo chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng 
giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên, cũng như thái độ tích cực của học sinh trong 
việc học tập môn ngữ văn. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cũng 
như vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại để nhằm không chỉ 
trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh, mà còn tạo ra sức lôi cuốn, khơi 
gợi ở các em niềm yêu thích với môn học đặc biệt quan trọng này là một trong 
những trọng tâm cần được ưu tiên. Chính vì lẽ đó, việc vận dụng phương pháp bản 
đồ tư duy trong dạy học môn ngữ văn – với những hiệu quả bước đầu mà phương 
pháp này đem lại – đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, thực tế 
hiện nay, việc tìm hiểu, vận dụng bản đồ tư duy của nhiều giáo viên dường như 
mới chỉ đang dừng ở mức độ “tự phát”, tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận cũng như 
“năng lực” cá nhân của mỗi người. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về 
phương pháp này, từ đó đi đến xây dựng “mô thức ứng dụng” có tính chất phương 
pháp luận nhằm hướng tới vận dụng phương pháp một cách bài bản, phổ biến và tối 
ưu thiết nghĩ là hết sức cần thiết. 
 2.3. Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy để nâng cao chất lượng 
dạy và học môn Ngữ văn 
 2.3.1. Hướng dẫn học sinh phương pháp thiết kế, xây dựng bản đồ tư duy 
 5/24 Có nhiều cách khác để vẽ bản đồ tư duy; ngoài ra, việc chia nhỏ các bước tùy 
vào những tình huống hay yêu cầu của từng vấn đề mà ta cần mô tả.
 2.3.2. Vận dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy – học 
 a) Sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ
 Giáo viên đưa ra một từ khoá liên quan nội dung kiến thức của bài cũ, sau 
đó yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy bằng cách đặt ra các câu hỏi và gợi ý để các 
em tìm ra các nội dung liên quan; từ đó các em có thể vẽ các nhánh con và hoàn 
thiện bản đồ tư duy. Thông qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ nhớ lại các nội dung 
đã học, đồng thời khắc sâu kiến thức.
 Ví dụ: 
 Khi dạy bài đến “ Nói giảm nói tránh” (Ngữ văn 8), để kiểm tra bài cũ, thay 
vì đặt câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc cho các em làm bài tập nào đó rồi cho điểm, 
giáo viên đưa ra từ khoá “NÓI QUÁ”. Sau đó yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy 
lên bảng (giáo viên đưa ra những hỏi khác gợi ý để học sinh có thể vẽ tiếp các 
nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con cấp 2, cấp 3). Sau khi học sinh 
vẽ xong, học sinh thuyết trình trước lớp; các em khác theo dõi, nhận xét, bổ sung 
 7/24 - Giáo viên có thể dùng những phương tiện sẵn có của lớp: bảng đen, bảng 
phụ, phấn màu, bút màu, giấy A4 hoặc A0. 
 - Giáo viên có thể dùng phấn màu vẽ trực tiếp lên bảng (nếu có khả năng vẽ), 
hoặc có thể dùng máy; có thể vẽ trên giấy A4 hoặc A0 bằng bút màu.
 - Giáo viên có thể vẽ trước một bản đồ tư duy chỉ có các nhánh, sau đó giảng 
tới đâu thì hướng dẫn cho học sinh điền chữ tới đó.
 Thông qua bản đồ tư duy đó học sinh có thể nắm được toàn bộ kiến thức bài 
học một cách dễ dàng.
 Ví dụ 1: 
 Với văn bản: “Thầy bói xem voi” (Ngữ văn 6), sau phần đọc và tìm hiểu 
chung, giáo viên vẽ mô hình bản đồ tư duy lên bảng. Bản đồ tư duy gồm 5 nhánh 
chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh thứ cấp tuỳ thuộc vào nội dung, 
kiến thức của bài học.
 Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ 
thống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức: 
 + Bố cục của văn bản: Học sinh dựa vào văn bản để xác định các ý chính 
(hoàn cảnh các thầy bói xem voi, cách xem voi, các thầy nhận xét về con voi, hậu 
quả,...)
 + Tiếp tục hoàn thành các nhánh của bản đồ tư duy bằng cách trả lời hệ 
thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở (các thầy xem voi trong hoàn cảnh nào, cách xem 
voi của các thầy ra sao,...). Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về 
kết quả của cách xem voi phiến diện; sau đó khái quát thành bài học về cách nhìn 
nhận đánh giá sự vật, hiện tượng
 9/24 các ý nhỏ (nhánh thứ cấp 2, cấp 3). Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động 
dạy học do giáo viên tổ chức: cá nhân, nhóm, thảo luận Sau khi các cá nhân, các 
nhóm học sinh vẽ xong, giáo viên mời một số em lên trình bày trước lớp và yêu cầu 
các học sinh khác bổ sung rồi kết luận. 
 Bản đồ tư duy bài “So sánh” - Ngữ Văn 6
 Với phương pháp bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước, giáo viên đóng 
vai trò dẫn dắt, gợi mở, giúp học sinh tự phát hiện dần toàn bộ kiến thức bài học. 
Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ 
tư duy, giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm 
bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn, Cứ như vậy cho đến khi kết thúc giờ học 
cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh 
động thông qua bản đồ tư duy. Sau khi hoàn thiện bản đồ tư duy, học sinh chỉ cần 
nhìn vào đó là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài 
học; đồng thời xác định được các ý chính, ý phụ, để từ đó có kế hoạch học tập hiệu 
quả.
 Trong quá trình dạy bài mới, tùy theo nội dung tiết dạy và thời gian, giáo 
viên còn có thể cho học sinh xây dựng bản đồ tư duy thông qua phương thức thảo 
luận nhóm theo các bước sau:
 - Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm với sự gợi ý của giáo viên.
 - Đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy của 
nhóm mình.
 - Các học sinh khác thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư 
duy về kiến thức của bài học. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người cố vấn, đưa ra các 
 11/24

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_doi_moi_phuong_phap_day_hoc.doc