SKKN Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh Lớp 6 trường THCS Khương Đình

doc 19 trang sklop6 30/06/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh Lớp 6 trường THCS Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh Lớp 6 trường THCS Khương Đình

SKKN Rèn kĩ năng dùng từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản cho học sinh Lớp 6 trường THCS Khương Đình
 MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................3
1. Các nguyên tắc dùng từ. ....................................................................................3
1.1. Dùng từ phải đúng, phải chính xác cả về âm thanh và ý nghĩa .....................3
1.2. Dùng từ phải hàm súc ....................................................................................3
1.3. Dùng từ phải đảm bảo tính thẩm mỹ..............................................................3
1.4. Dùng từ phải đúng phong cách ......................................................................4
1.5. Dùng từ phải đảm bảo khả năng kết hợp từ mà ngữ pháp tiếng Việt cho 
phép .......................................................................................................................4
2. Cách thức lựa chọn từ ngữ ................................................................................4
3. Một số lỗi khi dùng từ, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục .....................4
3.1. Các bước phát hiện lỗi và sửa lỗi ..................................................................4
3.2. Một số lỗi dùng từ cụ thể, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục..............5
GIÁO ÁN MINH HỌA: CHỮA LỖI DÙNG TỪ..........................................10
PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................13
1. Kết luận chung.................................................................................................13
2. Khuyến nghị ....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
PHIẾU MINH CHỨNG....................................................................................... PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp 
tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực 
mang tính đặc thù của môn học. Trong phân môn Ngữ văn, năng lực giao tiếp 
tiếng Việt là rất quan trọng. Đây là một hoạt động trao đổi thông tin giữa người 
nói và người nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó. Năng lực giao tiếp bao 
gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn 
ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin. Thông qua những bài học về 
sử dụng tiếng Việt, học sinh được hiểu về các qui tắc của hệ thống ngôn ngữ và 
cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Học sinh 
sẽ từng bước làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Để phát triển 
năng lực giao tiếp ngụn ngữ cho học sinh tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng dùng từ 
cho học sinh là rất cần thiết trong việc dạy tiếng Việt ở các nhà trường, nó luôn 
đòi hỏi được giải quyết hàng giờ, hàng ngày và mãi mãi
 Trong thực tế dạy - học lại cho thấy một điều, và điều này cũng là một 
trong những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong việc dạy - học hiện nay. Đó là: Học 
sinh sử dụng từ sai quá nhiều. Hiện tượng này xuất hiện trong mọi hoàn cảnh có 
sử dụng ngôn ngữ ở tất cả mọi đối tượng học sinh (tất nhiên, mức độ có khác 
nhau ở từng đối tượng) và nhiều nhất trong các bài tập làm văn là sự kết hợp của 
các hiện tượng dùng từ thừa, từ lặp, dùng từ không đúng nghĩa, không đúng âm, 
dùng từ theo kiểu bắt chước người khác một cách máy móc v.v... ý tứ vay mượn 
hoặc mờ nhạt lộn xộn, không rõ nghĩa. Dẫn đến hiện trạng này có thể do rất 
nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu thường là do:
 Thứ nhất, người sử dụng ngôn ngữ có vốn từ Tiếng Việt nghèo nàn, trong 
khi vốn sống đã ít ỏi.
 Thứ hai, do sự sử dụng tuỳ tiện, không ý thức cao độ, theo kiểu “tự nhiên 
chủ nghĩa” của người sử dụng ngôn ngữ. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Học sinh nói chung, học sinh lớp 6 nói riêng - lớp học đầu tiên của bậc 
THCS, sẽ dần dần hạn chế và hạn chế đến mức thấp nhất các loại lỗi của mình 
trong việc dùng từ khi giao tiếp, nhất là trong các văn bản viết, để việc giao tiếp 
đạt hiệu quả cao nhất và đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học Ngữ Văn theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng 
thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp 
đa dạng của cuộc sống. 
 1/13 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các nguyên tắc dùng từ.
 Những nguyên tắc của việc dùng từ được đặt ra trên cơ sở tâm lý - xã hội - 
hiện thực và bị chi phối bởi các nhân tố như: ngôn ngữ, chủ thể và đối tượng 
giao tiếp, phong cách... Sau đây là những nguyên tắc cơ bản nhất:
1.1. Dùng từ phải đúng, phải chính xác cả về âm thanh và ý nghĩa
 Khi dùng từ, phải dùng đúng, chính xác cả hình thức lẫn nội dung, tức là cả 
âm thanh và ý nghĩa. Có như vậy, chủ thể giao tiếp mới phản ánh chân thực tư 
tưởng, tình cảm của mình và đối tượng giao tiếp mới nhận biết đúng tư tưởng, 
tình cảm đó. 
1.2. Dùng từ phải hàm súc
 Có nghĩa là khi ta định diễn đạt về một điều gì đó, ta chỉ dùng những từ có 
nghĩa về điều đó mà thôi, và dùng phải tinh giản, chọn lọc 
1.3. Dùng từ phải đảm bảo tính thẩm mỹ
 Có nghĩa là dùng từ phải có hình ảnh. Từ có hình ảnh là từ có khả năng gợi 
tả sinh động về người, vật, tạo được ấn tượng nhất định và tái hiện được trong 
tấm trí người cùng giao tiếp. 
a. Từ dùng phải đảm bảo tính chất hài hoà về âm thanh và ý nghĩa
 Hài hoà về âm thanh và ý nghĩa của từ trong những văn cảnh cho phép sẽ 
làm tăng tính nhạc cho lời và khắc sâu ý định biểu đạt.
 Ví dụ : “Vấn đề vận mệnh con người mà Nguyễn Du không giải quyết 
được, Nguyễn Du đã đặt nó ra với bao thiết tha, căm giận, hạnh phúc, phẩm giá 
con người, Nguyễn Du đã nói đến với bao âu yếm, nâng niu” ( Hoài Thanh).
 Những từ (gạch chân) sử dụng trong câu trên, nhờ sự hài hoà, cân xứng về 
âm thanh và ý được khắc sâu rõ rệt.
b. Dùng từ phải biết sử dụng các phép tu từ, nếu hoàn cảnh cho phép
 Tu từ là cách dùng từ ngữ có hình ảnh, có nghệ thuật. Với các phép tu từ, từ 
vựng đã học, chúng ta hoàn toàn có thể tạo hình ảnh cho từ mình sử dụng để 
không ngừng nâng cao tính thẩm mỹ của chúng. Có nhiều cách tạo hình ảnh cho 
từ bằng tu từ như:
 1) Xây dựng hình ảnh theo lối so sánh, ẩn dụ, nhân hoá
 VD: “Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm 
thảm nhung da trời. Trăng toả mộng xuống trần gian”. (Nam Cao)
 2) Xây dựng hình ảnh theo lối hoán dụ
 VD: Tô Hoài là một cây bút xuất sắc, giàu tình yêu trẻ thơ, thiên nhiên, loài 
vật.
 3) Xây dựng hình ảnh theo lối miêu tả
 3/13 a.2. Bước 2: Quy loại lỗi: sau khi đã phát hiện được ra từ sai, ta qui loại lỗi mà 
từ đó phạm phải. Việc qui loại lỗi dựa chủ yếu vào các nguyên tắc dùng từ (như 
việc quy loại của tôi ở mục 2, dưới đây). 
b. Khắc phục, sửa chữa lỗi: 
 b.1. Việc trước tiên, ta hãy xác định lại nhiệm vụ của từ cần sửa chữa cả về 
nội dung và hình thức. Không nên bỏ mặt nào, bởi vì cả hai mặt mới tạo nên từ, 
và việc ta lựa chọn từ thay thế cũng phải đảm bảo hai mặt này.
 b.2. Căn cứ vào lỗi mắc phải của từ mà sửa chữa. Ví dụ nếu từ thừa, từ lặp 
thì ta bỏ đi. Nếu từ không phù hợp thì ta chọn từ phù hợp hơn để thay thế
 b.3. Sau đó ta kiểm tra lại từ mới thay thế xem đã thoả mãn các yêu cầu của 
câu, đoạn văn hay chưa. Việc kiểm tra này ta tiến hành bằng cách đọc lại cả câu 
văn, đoạn văn rồi phân tích, đánh giá.
 Trong thực tế giao tiếp, khi ta sử dụng đã thành kĩ xảo ngôn ngữ, thì các 
bước nói trên được tiến hành rất nhanh. 
3.2. Một số lỗi dùng từ cụ thể, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục
 a. Dùng từ thừa, từ lặp.
 Có thể nói, mắc loại lỗi này là biểu hiện tệ nhất của việc dùng từ. Dùng từ 
thừa, từ lặp có nghĩa là trong một câu văn hoặc một phần văn bản có độ dài 
không lớn có hai từ trở lên giống nhau (giống nhau cả nghĩa và âm, hoặc chỉ 
giống nhau về một mặt).
 Ví dụ 1: Con sông này nó chảy qua quê em. Trông nó rất dài và rộng. Nó 
dài lắm, dài đến nỗi mà em không thể biết được thượng nguồn của nó ở đâu và 
hạ lưu của nó ở nơi nào nữa.
 Từ “nó” thừa trong câu thứ nhất. ở trong các câu sau có sự lặp lại một cách 
vô nghĩa cũng từ “nó” và từ “dài”. Câu văn vì thế mà rườm rà, nặng nề.
 Ví dụ 2: Nhà thơ Tế Hanh là một nhà thơ lớn của Việt Nam
 Ví dụ 3: Nguyễn Duy là một nhà thơ lớn, sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi 
tiếng trong nền văn học Việt Nam. Trong số những bài thơ ấy nổi tiếng là bài 
thơ “Tre Việt Nam”.
 Ở các ví dụ 2 và 3, các từ “nhà thơ”, “nổi tiếng”, “bài thơ” cũng được dùng 
lặp lại hết sức vô nghĩa. Nó không hề tạo tạo nên một sắc thái ý nghĩa mới mới 
nào mà chỉ gây khó chịu cho người đọc bởi sự nặng nề của câu văn mà thôi. 
 Ví dụ 4: Con sông này có lòng rất rộng, khoảng năm mét chiều ngang .
 Ở câu này, không những người viết dùng từ lặp (về nghĩa) “lòng” và “chiều 
ngang”, mà từ dùng còn mâu thuẫn với nhau nữa. 
 Khó có thể hình dung một con sông “rất rộng” với “năm mét chiều ngang” 
thì sẽ như thế nào.
 5/13 Người viết không nắm được nghĩa của từ nhưng lại “ sính chữ”, hoặc có 
khi tuỳ tiện, dùng để khoe kiến thức, dùng bừa bãi. Nhiều khi lại là do lẫn lộn 
nghĩa của từ này với từ khác.
 - Ví dụ 1: Mình mơ mình đã là một bác sỹ. Khi bừng tỉnh dậy mình thật 
hối hận khi mình mới là một học sinh.
 - Ví dụ 2: . Sự khuất phục trước khó khăn của cây tre
 Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng nghĩa, cần:
 - Học tập nghiêm túc ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều cách: học ở trường, ở 
nhà, ở cuộc sống xã hội để có vốn từ phong phú, chính xác.
 - Nâng cao trình độ văn hoá cho bản thân.
 - Tập thói quen tra từ điển, nhất là đối với những từ mình nắm chưa chắc.
 - Những từ sai trên sửa thành:
 - Ví dụ 1:. Mình thật tiếc.
 - Ví dụ 2:  sự chiến thắng (hay “không khuất phục”)
c. Dùng từ không đúng, không phù hợp với đối tượng được nói đến
 - Ví dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những quả trứng gà nằm trên bông lúa.
 - Ví dụ 2: Mặt trời như một hòn ngọc đỏ hỏn
 - Ví dụ 3: tiếng chân rầm rập của những người đi thăm lúa
 - Ví dụ 4: Cánh đồng lúa làng em như một bức tranh sơn thuỷ
 - Ví dụ 5: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là ở các từ gợi hình, gợi cảm
 - Ví dụ 6: . Chứng tỏ nhà thơ có một khối óc nhân hoá, so sánh rất đa 
dạng, phong phú.
 Do không chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng cần nói, do óc nhận xét 
thiếu suy nghĩ chín chắn, mà ở các ví dụ trên người viết đã tạo ra hàng loạt 
những hình ảnh khập khiễng, sai bản chất sự vật hoặc không có giá trị cung cấp 
thông tin, phản ánh hiện thực. Làm sao có thể hình dung hạt lúa qua “quả trứng 
gà”? và bước chân của những người đi thăm lúa cũng không thể “rầm rập” như 
tiếng chân của một số đông người đồng thời tiến bước.
 Cách khắc phục loại lỗi này là: khi ta nói đến đối tượng này ta phải hết 
sức chú ý đến đặc điểm của đối tượng đó. Từ đó mà ta có thể lựa chọn được 
những từ phù hợp nhất với đối tượng, thay thế cho những từ dùng không chuẩn 
xác kia. Theo cách đó, một số từ trong các ví dụ được sửa chữa thành:
 - Ví dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những con nhộng 
 - Ví dụ 2:  tiếng bước chân náo nức của những người đi thăm lúa
 - Ví dụ 3: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là cảnh con sông rất hữu tình.
d. Dùng từ không đúng với phong cách văn bản và hoàn cảnh nói năng
 Loại lỗi này có mấy biểu hiện cơ bản sau:
 7/13

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_dung_tu_trong_giao_tiep_va_tao_lap_van_ban.doc