SKKN Phương pháp dạy kiểu bài văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS tại trường THCS Khương Đình

doc 16 trang sklop6 30/06/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy kiểu bài văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS tại trường THCS Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp dạy kiểu bài văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS tại trường THCS Khương Đình

SKKN Phương pháp dạy kiểu bài văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS tại trường THCS Khương Đình
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan 
trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời 
cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan 
hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn 
học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. 
 Nếu như trong môn Ngữ văn người dạy không biết cách khai thác các 
phương pháp, các hình thức cho từng kiểu văn bản, từng kiểu tiết dạy thì khó đạt 
được kết quả cao, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc. Từ đó gây nhàm chán 
cho học sinh. Khi đó óc sáng tạo của học sinh kém phát triển, trí tưởng tượng 
của các em thiếu sự bay bổng.
 Những văn bản Hướng dẫn đọc thêm là một mảng không thể thiếu trong 
văn học nói chung và trong văn học cấp THCS nói riêng. Vì vậy việc cần thiết là 
phải hướng cho học sinh nắm được toàn diện tác phẩm, có cái nhìn bao quát về 
cả nội dung và nghệ thuật, từ đó hiểu và nắm được dụng ý mà tác phẩm muốn 
truyền đạt đến người đọc. Mặt khác còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ, biết tưởng 
tượng, biết phân biệt đẹp - xấu, thiện - ác và hình thành nhân cách.
 Văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS chiếm 
một số lượng khá nhiều. Việc dạy bài Hướng dẫn đọc thêm là vô cùng cần thiết. 
Thế nhưng qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận 
thấy giáo viên khi dạy các tiết học này vẫn không khỏi lúng túng trong việc thiết 
kế giáo án và phương pháp lên lớp. Bên cạnh đó tôi cũng tham khảo đồng 
nghiệp thì có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Do đó hiệu quả đạt được trong 
các tiết dạy bài Hướng dẫn đọc thêm chưa cao. 
 Vậy phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm như thế nào để rèn được kỹ năng 
đọc - hiểu cho các em học sinh, vừa đảm bảo các em nắm được toàn bộ kiến 
thức về cả mặt nội dung và nghệ thuật một cách cơ bản nhất, vừa tạo được tinh 
thần của giờ học với không khí nhẹ nhàng, hứng thú đó chính là lí do mà tôi đã 
chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy kiểu bài văn bản đọc thêm trong 
chương trình Ngữ văn THCS tại Trường THCS Khương Đình”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Với bản thân tôi khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp 
dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS” chính là để giúp giáo 
viên định hướng dạy tiết đọc thêm phù hợp với chương trình giảm tải từ đó 
giảng dạy tốt hơn đối với các văn bản Hướng dẫn đọc thêm. Đồng thời thực hiện 
 1/16 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Luật giáo dục nêu rõ: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục 
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học"; 
"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy 
sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên "(1) . 
 Điều này rất đúng trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay nhất là Ngữ văn 
THCS. Môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn THCS nói riêng có tầm quan trọng 
trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh, nó còn thể hiện 
rõ mối quan hệ với các môn học. Cũng như các bộ môn khoa học khác Ngữ văn 
có vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người. 
 Trong chương trình Ngữ văn THCS bên cạnh hệ thống các văn bản học 
chính thức thì loại văn bản Hướng dẫn đọc thêm cũng góp phần làm giàu kiến 
thức cho học sinh. Nó còn có một vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, 
phương pháp tự học, tự nghiên cứu một văn bản văn chương cho học sinh góp 
phần hình thành cho các em một "văn hóa đọc" đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi 
mới dạy học văn.
 Theo lí luận văn học đọc - hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy- 
học Ngữ văn đổi mới. Bản chất của đọc - hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm 
lĩnh văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học, trong đó biện pháp dạy 
học được thực hiện bằng hình thức đối thoại, thảo luận thông qua hệ thống câu 
hỏi tích hợp chọn lọc là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “Hướng dẫn 
đọc thêm văn bản”(2).
 Văn bản đọc thêm nói chung có một tác dụng lớn trong giờ học Ngữ văn, 
giúp cho việc phân tích thơ văn trở nên sống động có tính truyền cảm, giúp cho 
giáo viên cũng như các em học sinh có được niềm vui trong lao động sáng tạo. 
Giờ đọc thêm còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, làm cho các em thêm yêu thích 
văn học, nảy sinh ý muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật để 
khám phá cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của cuộc sống mà các tác phẩm mang lại.
Xuất phát từ cơ sở đó, việc hướng dẫn đọc tác phẩm không chỉ diễn ra ở các tiết 
học đọc - hiểu văn bản chính thức mà còn được chú trọng trong các tiết học 
hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS. Vậy cần dạy kiểu bài đọc 
thêm như thế nào để đạt hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho các em 
học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp riêng cho mình. 
 Chính vì vậy để học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, tình 
cảm mà tác giả muốn truyền đạt đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, 
 3/16 61 Muốn làm thằng Cuội 
 69 Hai chữ nước nhà
 21 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
 56 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
 Lớp 9 87 Những đứa trẻ 
 110 Con cò
 139 Bến quê 
 Với 31 văn bản đọc thêm thuộc các thể loại điều này cho thấy việc dạy 
văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn là vô cùng cần thiết.
2. Thực trạng dạy học kiểu bài văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ 
văn THCS tại Trường THCS Khương Đình:
a. Thuận lợi, khó khăn: 
 Việc dạy văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS thuận lợi 
vì nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, có thể tổ chức cho học sinh nhiều hoạt 
động dạy-học. Đồng thời, các giáo viên trong tổ xã hội luôn có sự trao đổi các 
bài dạy văn bản đọc thêm qua các giờ sinh hoạt chuyên môn của nhóm, tổ.
 Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu khảo sát, tôi nhận thấy giáo 
viên còn lúng túng trong dạy văn bản đọc thêm, học sinh chưa có ý thức tìm 
hiểu các kiến thức có liên quan đến văn bản đọc thêm, chưa nắm được đặc điểm 
của kiểu bài đọc thêm. Đặc biệt nhiều em còn chưa xác định được vai trò của 
những tác phẩm này trong phần văn học. Chưa thấy được giá trị, ý nghĩa cần 
thiết của các văn bản trong việc góp phần định hướng tốt hơn khi học các văn 
bản chính cùng thể loại. Chính vì vậy mà các em bị hổng kiến thức, kiến thức 
còn hạn chế. Một số em khó tiếp thu một văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa, 
nhiều triết lí như : Con hổ có nghĩa (lớp 6), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (lớp 
7), Hai chữ nước nhà (lớp 8), Bến quê (lớp 9)...
b. Thành công – hạn chế:
 Năm 2018– 2019 khi dự giờ đồng nghiệp dạy kiểu bài đọc thêm ở lớp 
6A1 tiết 35 bài Ông lão đánh cá và con cá vàng đây là một văn bản thuộc thể 
loại truyện cổ tích, thể loại này không còn xa lạ với các em vì các em đã được 
tìm hiểu ở bài Thạch Sanh, Em bé thông minh và Cây bút thần. Trong giờ dạy, 
đa số học sinh sôi nổi và một vài học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài. 
Tuy nhiên giáo viên cũng chưa định hình rõ sự khác biệt giữa dạy một tiết đọc 
thêm với một tiết văn bản chính thức nên tiết dạy giống như tiết tìm hiểu một tác 
phẩm mới, còn nặng kiến thức, chưa thể hiện được sự giảm tải làm cho học sinh 
mệt mỏi mà hiệu quả giờ học lại không cao. Còn học sinh chuẩn bị bài cũng 
chưa kỹ nên khi giáo viên hỏi những chi tiết đơn giản trong văn bản thì một số 
 5/16 3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu cho 
các bài dạy-học văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS tại Trường 
THCS Khương Đình, để các giáo viên và học sinh không còn lúng túng trong 
việc dạy và học các văn bản đọc thêm đó.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1. Định hướng chung về cách dạy văn bản đọc thêm:
- Thời gian dạy 1/3 hoặc 1/2 giờ dạy
+ Cách 1: Gom tất cả các văn bản cùng thể loại (2 đến 4 văn bản)
+ Cách 2: dạy riêng từng tác phẩm theo phân phối chương trình.
- Nội dung:
+ Tìm hiểu văn bản.
+ Thời gian còn lại tìm hiểu tác phẩm khác không liên quan.
- Cách dạy:
+ Phần chú thích, tác giả, tác phẩm giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học.
+ Kể tên một vài tác phẩm khác cùng thể loại.
+ Cần tìm hiểu kĩ phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ là gì? (đặc điểm 
sáng tác của tác giả).
 • Ví dụ 1: Tìm hiểu về tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
- Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Minh Châu, giáo viên cần cho học sinh nắm được 
ông là người mở đường tinh anh cho văn học Việt Nam sau năm 1975. Xu 
hướng văn học của ông đổi mới ngay từ khi mọi người chưa đổi mới. Sau năm 
1975 xu hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (đề tài lớn lao, tầm vóc kì vĩ, con 
người của thời đại, không khai thác con người cá nhân riêng tư, thiên về khuynh 
hướng ngợi ca, giọng điệu tráng ca sử thi). Nguyễn Minh Châu nhìn thấy những 
mất mát của con người sau chiến tranh, khai thác con người ở cuộc sống thường 
nhật với những dằn vặt. 
- Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm và nội dung và 
nghệ thuật của văn bản, để học sinh nắm được nội dung văn bản chủ yếu khám 
phá con người ở góc độ đời thường. Còn nghệ thuật tiêu biểu của văn bản là tính 
trùng điệp của những biểu tượng kép. Giáo viên có thể minh họa cho nội dung, 
nghệ thuật đó thông qua một hoặc hai dẫn chứng tiêu biểu.
- Giáo viên có thể khai thác một số chi tiết tiêu biểu trong văn bản với các dạng 
câu hỏi như: 
+ Vì sao nhân vật Nhĩ cuộc đời có xu hướng quay về quê hương?
+ Hình ảnh cánh hoa bằng lăng mỏng manh, sớm tàn từ đó giúp học sinh hiểu 
được nhận thức giá trị của cuộc đời mỗi con người.
 7/16 - Đọc diễn cảm và giải nghĩa các từ ngữ cần thiết: giáo viên có thể cho học sinh 
đọc văn bản ngay từ đầu tiết học không nhất thiết phải đi theo trình tự như ở 
giáo án chính. Mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học sinh, 
làm sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong đó. 
- Tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ (sơ lược ).
- Nhìn tổng quát bài thơ: nhan đề, bố cục và hình tượng thơ.
- Phân tích nội dung bài thơ chú ý khai thác nội dung trọng tâm nhất về: 
+ Bức tranh thiên nhiên hoặc cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của nhà 
thơ.
+ Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ được bộc 
lộ trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
 Cần đọc - hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen 
nhau trong bài thơ.
- Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm gì, của ai?
+ Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ?
+ Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ?
* Ví dụ khi Hướng dẫn đọc thêm tiết 57 văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông 
cảm tác (lớp 8) giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được bốn ý trọng tâm sau: 
 Diễn tả cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió, bất trắc của người tù. 
 Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, khí phách hiên ngang tự chủ của 
người tù yêu nước Phan Bội Châu.
 Thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng: cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, vẫn 
giữ được hoài bão lớn lao, khí phác hiên ngang, vẫn cười ngạo nghễ trước kẻ 
thù.
 Khẳng định cái ý chí gang thép: còn sống là còn chiến đấu vì thế mà 
không sợ bất kì một khó khăn thử thách nào.
 => Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục 
Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí 
phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ 
yêu nước Phan Bội Châu.
* Hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện.
 Giáo viên cần định hướng những vấn đề sau:
- Phần giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm có thể cho học sinh tự tìm hiểu. 
Giáo viên chỉ cần hỏi một đến hai nét đáng chú ý nhất trong cuộc đời, sự nghiệp 
hay phong cách của nhà văn; vị trí của tác phẩm trong nền văn học (nếu chiếm 
vị trí mở đường cho một trào lưu hay một vị trí cao trong dòng văn học đó).
 9/16

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_kieu_bai_van_ban_doc_them_trong_chuong.doc