SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS

docx 28 trang sklop6 18/05/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS

SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS
 “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới 
 nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS”
 PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lí luận
 Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế hiện nay thì 
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng 
được đặt ra đối với các bậc học trong toàn ngành giáo dục. Có rất nhiều nội 
dung, hình thức dạy và học để phát triển năng lực cho học sinh trong đó tổ chức 
giờ sinh hoạt lớp cuối tuần là việc làm thường xuyên, có kế hoạch, có mục đích 
và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển phẩm 
chất, năng lực cho các em đồng thời góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ 
năm học của nhà trường. 
 2. Cơ sở thực tiễn :
 Sinh hoạt lớp cuối tuần giúp thầy và trò đánh giá tình hình hoạt động của lớp 
trong một tuần qua : những công việc đã làm được và những mặt còn tồn tại cần 
khắc phục từ đó đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo đồng thời 
biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những cá nhân có thành tích 
cao trong học tập-rèn luyện cũng như nhắc nhở, phê bình những cá nhân vi 
phạm nội quy của trường, lớp. 
 Thế nhưng nếu giờ sinh hoạt lớp chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Phải làm thế 
nào để các em thấy hào hứng, phấn khởi đón nhận giờ sinh hoạt lớp, để mỗi giờ 
sinh hoạt lớp là một giờ học vui, để các thành viên trong lớp được kết nối yêu 
thương,để các em được phát triển các kĩ năng như thuyết trình, hợp tác, giải 
quyết vấn đề, biết đồng cảm, sẻ chia lại là trăn trở của nhiều GVCN.
 Năm học 2019-2020 là năm học thực hiện nhiều đổi mới : “Tăng cường giữ 
vững kỉ cương nền nếp trường,lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kĩ 
năng sống, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo và học sinh; chuẩn bị tốt các 
điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông”. Chính vì lẽ đó mà đổi mới nội dung và 
hình thức giờ sinh hoạt lớp là vô cùng cần thiết ở các cấp học nói chung và ở bậc 
THCS nói riêng . Đây là bậc học mà đối tượng là các em học sinh đang trong 
giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lí hay nói cách khác là lứa tuổi nổi loạn nên 
việc giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh để hình thành phẩm 
chất, năng lực cho các em là việc làm không hề đơn giản.
 Hơn ai hết với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm liền, là 
người luôn đồng hành cùng với các con trong suốt chặng đường học tập và rèn 
luyện, cùng với kinh nghiệm của bản thân trong việc tổ chức hoạt động trong 
giờ sinh hoạt lớp, tôi đã mạnh dạn viết đề tài: Phát triển phẩm chất và năng lực 
cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc 
THCS 
 1 “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới 
 nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS”
 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
1. Yêu cầu của giờ sinh hoạt lớp :
-Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt.
-Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn 
của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh.
-Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung 
của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh.
-Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại. 
2.Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp :
*Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. 
- Đánh giá các hoat động trong tuần: 
+Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng 
+Giáo viên tuyên dương, phê bình,nhắc nhở HS. 
- Lập kế họach tuần tiếp theo, phân công thực hiện một cách cụ thể phù hợp: 
Lớp trưởng điều khiển cả lớp thống nhất kế hoạch và giải pháp, GVCN bổ sung 
và nhắc nhở thêm.
* Hình thức hỗn hợp: Tổng kết thi đua và sinh họat theo chủ đề. 
- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau 
khi có sự thống nhất của các tổ. GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết. 
- Thông báo những công việc chính trong tuần tới. (Hai nội dung trên tiến hành 
nhanh gọn khoảng 10 đến 15 phút) 
- Sinh họat theo chủ đề : Nội dung sinh hoạt nên gắn với các họat động chủ điểm 
của tháng , gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với sự kiện chính trị, kinh tế , 
văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương , trong nước và trên thế giới,Hình thức 
sinh họat cần đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, thi hái hoa dân chủ,có 
thể là đố vui khoa học, có thể là sự giao lưu với người trong cuộc.. ( thời gian 
khoảng 30 đến 35 phút) 
* Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm : Lớp trưởng hay người điều khiển chương 
trình cho cả lớp thảo luận chủ đề nào đó gắn với chủ điểm của tháng, phù hợp 
nhu cầu và nhận thức chung của HS. Qua đó rút ra quan điểm đúng, thái độ và 
hành động đúng. Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt, khêu gợi sự 
mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi HS trong lớp để thảo luận sôi nổi và có hiệu 
quả. Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận 
 3 “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới 
 nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS”
bõm, qua loa. Dẫn đến phần lớn các em học sinh không mấy hứng thú thậm chí 
còn sợ đến tiết sinh hoạt.
- Thiết kế, tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, 
mất nhiều thời gian; đòi hỏi kĩ năng tổ chức,điều hành, tinh thần trách nhiệm của 
ban cán sự lớp;sự nhiệt tình, khéo léo, tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm khiến 
nhiều giáo viên ngại tổ chức sinh hoạt lớp theo hình thức hỗn hợp ( tổng kết thi 
đua và sinh hoạt theo chủ đề) mà chỉ sinh hoạt theo kiểu truyền thống. 
 2. Số liệu điều tra
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát phiếu điều tra về hứng thú của học sinh 
lớp 6B- lớp tôi chủ nhiệm ( gồm 44 học sinh) và thu được kết quả như sau:
 Không thích Bình thường Thích Rất thích
 SL % SL % SL % SL %
 27 61,36 15 34,09 2 4,55 0 0
 Phần lớn các em không thích giờ sinh hoạt vì cho rằng :
 • giờ sinh hoạt khô cứng, nhàm chán, lặp đi lặp lại.
 • sinh hoạt phần lớn là phê bình, nhắc nhở gây căng thẳng.
 • giáo viên quá nghiêm khắc không gần gũi ,thân thiện , đặt mình vào vị trí của 
 học sinh để hiểu các em.
 • giờ sinh hoạt không thực sự gắn với nhu cầu, sở thích của học sinh. 
 Với kết quả như trên, tôi thực sự suy nghĩ : Làm thế nào để tiết sinh hoạt lớp trở 
nên mềm dẻo, tích hợp nhiều nội dung giáo dục đem lại niềm vui, sự hứng khởi 
cho các em từ đó giúp các em học tốt các môn học khác, phát huy năng lực, 
phẩm chất cho các em để các em vững tin trong cuộc sống ? Đó chính là lí do mà 
tôi viết đề tài này.
III. GIẢI PHÁP
 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- GVCN phải biết lập kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình, lớp mình chủ nhiệm: 
kế hoạch căn cứ vào kế hoạch chung của sở giáo dục , của nhà trường, đặc điểm 
của lớp, của địa phương. Giáo viên cần rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của 
tuần, nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần. Đồng thời, 
trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn 
bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ điểm tháng). Từ đó lựa 
chọn nội dung và hình thức sinh hoạt theo chủ điểm phù hợp, kích thích học sinh 
tham gia. GVCN cùng cán bộ lớp phân công học sinh đảm nhận từng công việc 
cụ thể và cùng thiết kế câu hỏi, trò chơi, hướng dẫn HS làm MC, đóng tiểu 
phẩm, 
 5 “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới 
 nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS”
Luật chơi: Ô chữ gồm 9 ô hàng ngang. Mỗi ô chữ là đáp án của một câu hỏi mà 
chúng tôi đưa ra. Mỗi câu trả lời đúng, các bạn sẽ nhận được một phần quà từ 
chương trình đồng thời ô chữ hàng ngang sẽ được mở ra với một hoặc nhiều từ 
chìa khoá tạo nên câu chủ đề. Bạn nào tìm được câu chủ đề khi chưa lật hết các 
ô chữ hàng ngang sẽ giành được phần thưởng là 1 quyển sổ viết nhật kí từ ban tổ 
chức còn tìm được câu chủ đề khi đã biết hết các từ chìa khoá sẽ nhận được 1 
quyển vở.
Nội dung câu hỏi:
*Ô hàng ngang số 1: Gồm 6 chữ cái: Đây là làng hoa nổi tiếng của Hà Nội
(NGỌC HÀ)
*Ô hàng ngang số 2: Gồm 7 chữ cái:Đây là niềm tự hào của người dân Hà Nội
(VĂN HIẾN)
*Ô hàng ngang số 3: Gồm 9 chữ cái: Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập ở phố 
nào của Hà Nội ? (HÀNG NGANG)
*Ô hàng ngang số 4: Gồm 5 chữ cái:Đây là một từ còn thiếu trong câu hát sau: 
“Quê hương là chùm khê ngọt, Mẹ về nghiêng che”
(NÓN LÁ)
*Ô hàng ngang số 5: Gồm 8 chữ cái: Đây là tên một thành phố giáp với thành 
phố Hà Nội nổi tiếng về bánh đậu xanh và bánh gai (HẢI DƯƠNG)
*Ô hàng ngang số 6: Gồm 10 chữ cái: Đây là trường đại học đầu tiên ở nước ta
(QUỐC TỬ GIÁM)
*Ô hàng ngang số 7: Gồm 17 chữ cái: Đây là danh hiệu cao quý mà thành phố 
Hà Nội được UNESCO phong tặng (THÀNH PHỐ VÌ HOÀ BÌNH)
*Ô hàng ngang số 8: Gồm 10 chữ cái: Đây là tên bài hát quốc ca của nước ta do 
nhạc sĩ Văn Cao sáng tác (TIẾN QUÂN CA)
*Ô hàng ngang số 9: Gồm 20 chữ cái: Đây là chiến dịch diễn ra ở Hà Nội kéo 
dài suốt 12 ngày đêm (ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG)
Các từ chìa khoá: HIHGGÓẢINTĐPỦÔ
Sắp xếp các từ chìa khoá để tìm từ chủ đề là: GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ
 *KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 
 22/12
Luật chơi: Ô chữ gồm 10 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc.Trả lời đúng ô 
chữ hàng ngang, các bạn sẽ nhận được quà từ chương trình còn tìm được ô chữ 
hàng dọc khi chưa lật hết các ô chữ hàng ngang, các bạn sẽ được một phần 
thưởng có giá trị.
Nội dung câu hỏi:
 7 “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới 
 nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS”
 KỈ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
 1.Bác Hồ phong tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng. Bạn hãy cho biết 8 chữ 
 vàng ấy. ( “ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”)
 2.Câu nói bất hủ: “Còn cái đai quần cũng đánh” là của ai ? (CHỊ ÚT TỊCH)
 3.Bạn hãy cho biết hiện nay ai là chủ tịch quốc hội của nước Cộng hoà xã hội 
 chủ nghĩa Việt Nam ? ( BÀ NGUYỄN THỊ KIM NGÂN)
 4.Bạn hãy cho biết tên người con gái gắn liền với hoa Lêkima. Hãy hát bài hát 
 đó. (CHỊ VÕ THỊ SÁU)
 5.Hiện nay, ai là chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam?
 (BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ)
 6.Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống chung thuỷ, sắc son. Bạn hãy cho 
 biết câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính đó.
 (“ CHỒNG EM ÁO RÁCH EM THƯƠNG
 CHỒNG NGƯỜI ÁO GẤM SÔNG HƯƠNG MẶC NGƯỜI ”)
 7.Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực là ai?
 (CHỊ HOÀNG THỊ MINH HỒNG được mệnh danh là “anh hùng môi trường”)
 8. Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt 
 Nam. Đó là ai? (TRƯNG TRẮC và TRƯNG NHỊ )
 9.Bạn hãy cho biết nơi khởi nguồn của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”?
 (HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI )
 10.Tượng đài “ Phụ nữ ba đảm đang” được đặt ở đâu?
 (TRUNG TÂM THỊ TRẤN PHÙNG, ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI )
 KỈ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
 Chủ điểm “Khéo tay hay làm”
1.Cách chữa cơm khê: 2.Khi nấu canh xương muốn cho nước 
a.Cho vào nồi cơm một cục than củi sạch canh trong:
và xốp, đậy nắp vung lại khoảng 15 phút. a.Khi nấu canh không đậy vung và vớt bọt 
b.Đặt ngay nồi cơm đậy nắp kín vào chậu thường xuyên
nước lạnh b.Cho lòng trắng trứng đã đánh kĩ thành 
c. Đặt ngay nồi cơm không đậy nắp vào bọt vào nước canh
chậu nước lạnh. c.Cả 2 cách trên đều đúng.
3.Muốn khử mùi hôi trong tủ lạnh: 4.Muốn luộc rau được xanh:
a.Để một ít bột cà phê đặt trong tủ. a.Cho rau vào nồi từ khi nước còn lạnh
b.Đặt trong tủ một ít chè mạn b.Cho rau vào nồi khi nước đã sôi kĩ, đậy 
c.Để quả chanh vào tủ. vung đun đến khi rau chín.
 c.Cho rau vào nồi khi nước đã sôi kĩ, mở 
 vung đun đến khi rau chín.
 9

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_pham_chat_va_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_qua.docx