SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn

pdf 21 trang sklop6 19/08/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn

SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn
 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
 MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Phần mở đầu 2 
I/ Lí do chọn đề tài 2 
II/ Giới hạn vấn đề 3 
Phần nội dung 4 
I/ Cơ sở lí luận thực tế 4 
II/ Quá trình thực hiện 6 
III/ Kết quả 14 
Phần kết luận 16 
Danh mục sách tham khảo 18 
Phụ lục 19 
 1 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
với đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và 
chương trình địa phương trong môn Ngữ văn” 
 Là một giáo viên trẻ, tôi luôn cố gắng tìm tòi, khám phá ra một 
hình thức giảng dạy, cách tiếp cận tác phẩm, cách truyền đạt tác phẩm 
văn học hiệu quả phù hợp với bản thân, với học sinh và đáp ứng yêu cầu 
của thời đại mới. Tất cả những việc làm đó của tôi xuất phát từ mong 
muốn những tiết dạy học của mình không đơn điệu, nhàm chàn, đánh 
thức được tiềm năng học Ngữ văn của học sinh thân yêu, giúp các em có 
thể học tốt môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, góp phần hình thành 
nhân cách con người phát triển toàn diện của thời đại mới. 
II/ Giới hạn vấn đề: 
 Với đề tài này, tôi xin được giới hạn vấn đề như sau: 
 • Đối tượng khảo sát, ứng dụng: Học sinh các lớp 6, 7 
 • Phạm vi nghiên cứu: môn Ngữ văn cấp THCS - phân môn Văn. 
 • Thời gian thực hiện: năm học 2017 - 2018 
 3 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
học dân tộc và văn học thế giới; xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm 
túc; chú ý giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một 
cách có văn hoá; yêu quý những giá trị chân, thiện, mĩ, và khinh ghét 
những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các văn bản đã 
học, đã đọc. 
 Đặc biệt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát 
triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. 
 Bên cạnh đó, trước thực tế học sinh học Văn hiện nay, các nhà GV 
không khỏi lo ngại. Đó là tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả quá 
nhiều, không phân biệt nổi l và n, không viết hoa tên riêng, ngay cả tên 
tác giả, tên nhân vật; dấu câu thì sử dụng tuỳ tiện, có khi cả trang giấy 
không có dấu chấm hay dấu phẩy, cách hành văn lủng củng. Còn về 
nội dung thì cụt lủn về ý tưởng và tư duy. Ít học sinh biết rung động trước 
một bài thơ hay, một câu văn đẹp, học sinh chưa có ý thức tự khám phá 
ra vẻ đẹp của tác phẩm mà chủ yếu là dựa trên sự cảm thụ của thầy cô 
giáo và phụ thuộc vào sách hướng dẫn, sách học tốt. Việc chuẩn bị bài 
soạn văn ở nhà của nhiều em vẫn còn sơ sài, chưa thật tự giác và thường 
ỷ vào các sách tham khảo. Học sinh học văn vẫn quan niệm rất sai lầm 
Ngữ văn là môn học thuộc lòng thuần tuý. Vì vậy có em đã học thuộc cả 
một bài phân tích tác phẩm không sai một từ, một câu và cả dấu câu theo 
sách văn mẫu để chuẩn bị trả bài kiểm tra . 
 Để khắc phục tình trạng đó đã có nhiều phương pháp đổi mới dạy 
học nhưng có lẽ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh là phương pháp mới mẻ và mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Tuy 
nhiên, để hướng tới tốt nhất sự phát triển các năng lực trên, tôi nhận thấy 
điều quan trọng là giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động cho học sinh 
qua các tiết học đặc biệt là các tiết ngoại khóa và chương trình địa 
phương. Và chính vì vậy, tôi đã tiến hành xây dựng các tiết ngoại khóa và 
 5 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
 Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có thể phân chia nội dung 
các tiết ngoại khóa thành các nhóm chủ đề sau: 
 1. Ngoại khóa về truyện cổ dân gian: 
 Theo phân phối chương trình, học sinh THCS được học các văn bản 
truyện cổ dân gian ở khối lớp 6 với hàng loạt truyện. Bao gồm: truyền 
thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; 
truyện cổ tích như: Thạch Sanh, Em bé thông minh; truyện cười như 
Treo biển; truyện ngụ ngôn như: Ếch ngồi đáy giếng. 
 Trong thực tế học sinh muốn học tốt các truyện cổ này có nhiều cách 
thức và biện pháp. Một trong những điều đó là tổ chức hoạt động ngoại 
khóa về truyện cổ. Công việc này được tiến hành như sau: 
- Sau khi học sinh đã được học bài khái quát về văn học dân gian, tổ 
chuyên môn phân công giáo viên hướng dẫn học sinh viết về một số đề 
tài tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyên cổ dân gian. 
- Giáo viên chọn những bài viết tốt của học sinh để trình bày trong Câu 
lạc bộ (Bài viết tốt có thể lấy điểm thay thể cho một bài kiểm tra), sau đó 
đưa ra tổ, nhóm góp ý và thống nhất chung. 
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm những truyện cổ dân gian ngoài chương 
trình để chọn dựng hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian. 
Ví dụ: Truyện cổ về các thầy đồ, thầy bói, thi nói khoác 
 Đi thực tế cũng là một cách học hay, bổ ích, lý thú và có hiệu quả. 
Vì vậy trường, lớp có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế để 
giúp các em hiểu hơn các nhân vật truyền thuyêt. Bởi vì nói đến truyền 
thuyết là nói đến sự gắn kết giữa cốt truyện, nhân vậtvới các di tích lịch 
sử. 
 Ví dụ, để học sinh hiểu sâu sắc hơn về truyện Thánh Gióng, giáo 
viên có thể phối hợp với Đoàn – Đội cho học sinh đi tham quan làng 
Gióng, thuộc huyện Gia Lâm- Hà Nội hoặc tham dự lễ Hội Gióng tại 
 7 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
 Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm 
tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái 
tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 
 + Truyện ngụ ngôn: 
 Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần, mượn chuyện về 
loài vật hoặc đồ vật hoặc vè chính con người để nói bóng gió, kín đáo 
chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó 
trong cuộc sống. 
 + Truyện cười: 
 Là loài truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc những thói hư tật xấu trong xã hội. 
 * Tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật trong truyện dân gian để 
kể lại truyện. Học sinh có thể chon đóng vai Sơn Tinh để kể lại truyền 
thuyết “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” bằng lời kế của mình. 
Chú ý học sinh phải tái hiện được không khí lịch sử của câu chuyện. 
 * Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ: 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí ẩn” đối với 
văn bản “Thánh Gióng”. Qua trò chơi này, giúp học sinh ôn tập, nhớ kiến 
thức về nội dung và thể loại của văn bản “Thánh Gióng”. Đồng thời tạo 
sự thoải mái, vui vẻ trong tiết ngoại khoá. 
 Chuẩn bị: 
 - 10 ô chữ làm bằng giấy . 
 - Dán băng dính chồng lên đáp án 10 ô chữ ấy. 
 - Chuẩn bị 10 câu hỏi tương ứng với 10 ô chữ ấy, xoay 
quanh kiến thức của bài học 
 - Phần thưởng: vở học sinh. 
 Câu 1: Đây là thể loại của truyện “Thánh Gióng”? 
 Câu 2: Truyện “Thánh Gióng” ra đời trong thời vua nào? 
 9 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
Thân em  
Hỡi cô 
Hôm qua 
Đêm qua  
- Thi bình ca dao: 
 Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ bài ca dao nào mà mình yêu thích có 
trong sách giáo khoa và ngoài chương trình để bình. Giáo viên sẽ chấm 
điểm các bài bình của học sinh. 
Có thể chọn bình bài ca dao : 
 Công cha như núi Thái Sơn, 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
 Một lòng thờ mẹ kính cha, 
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 
 Gợi ý: 
 Với nghệ thuật so sánh qua từ “như”,bài ca dao dã nói lên công lao 
trời biển của cha mẹ với con cái và nêu trách nhiệm của con cái với cha 
mẹ 
 + Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất Trung Quốc được ví với công 
cha lớn lao, mạnh mẽ và vững chắc. 
 + Nước trong nguồn là dòng nước vừa trong vừa mát, mênh mông 
và vô tận, chảy mãi không bao giờ cạn, được ví với tình yêu của mẹ đối 
với con dịu dàng, êm ái và bao la. 
 + Qua đó ta có thể cảm nhận được tình cảm bao la, rộng lớn của 
cha mẹ dành cho con cái. 
 + Vì vậy con cái phải hiếu thảo với cha mẹ . 
- Thi hát dân ca giữa các học sinh: 
 Học sinh trong lớp có thể chọn một số bài dân ca tiêu biểu của 3 miền 
để hát. 
 11 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
 Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người 
sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một nữ ca tài ba trong hoàng cung nhà 
Đinh vào thế kỷ X , sau đó phát triển rộng ra Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn 
phổ biến từ Nghệ Tĩnh trở ra. 
 Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại thế kỷ 
XV. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo 
dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. 
 Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một 
binh sĩ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ XIV. Binh sĩ 
này đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Vì thế, 
chèo trước kia chỉ có phần nói và ngâm nay có thêm phần hát. 
 Vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn 
chèo trong cung đình do có ảnh hưởng của đạo Khổng. Vì không được 
triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người nông dân. 
 Tới thế kỷ XVIII, hình thức chèo đã phát triển mạnh ở vùng nông 
thôn Việt Nam. 
 Đến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng và đầu thế kỷ XX chèo 
đựoc đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. 
 - Đặc trưng của chèo: 
 Không giống tuồng, ca tụng hành động anh hùng của các giới 
quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân. Khát 
vọng sống công bằng dưới xã hội phong kiến bất công, nhiều vở chèo còn 
thể hiện cuộc sống vất vả của con người với những phẩm chất tốt đẹp. 
 Nhân vật chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hoá, rập khuôn. 
 Các nhạc cụ sử dụng trong chèo thường là: Đàn nguyệt. đàn nhị, 
sáo, trống, chũm choẹ... 
 *Thi kể tên các vở chèo mà các em biết: 
 13 Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
 địa phương trong môn Ngữ văn 
 - Kĩ năng đóng kịch, viết kịch bản, dẫn chương trình ... 
2/ Về kiến thức: 
 - Học sinh hiểu bài, nắm bài một cách tự nhiên, nhớ lâu, không còn 
 máy móc, dập khuôn. 
 - Tỉ lệ học sinh nắm chắc kiến thức văn bản cao hơn hẳn trước đây 
 (từ 50 – 60% khi chưa áp dụng đề tài đến 8% khi áp dụng đề tài) 
3/ Về tư tưởng, tình cảm: 
 - Thông qua các bài học, học sinh có tình cảm đạo đức, lối sống 
 tốt đẹp, lành mạnh hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, gia 
 đình và cộng đồng. 
 - Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với quê hương, đất nước, với 
 truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
 - Trân trọng các thành quả văn hóa của cha ông qua các tác phẩm 
 văn học dân gian. 
 Và cuối cùng kết quả chung đáng kể nhất, tổng hợp từ kĩ năng, 
kiến thức và tư tưởng, tình cảm chính là học sinh có thể phát triển các 
năng lực cơ bản như năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp Tiếng 
Việt, năng lực tư duy sáng tạo ... 
 15 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_qua_cac_tiet_ngoai_kho.pdf