SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết ôn tập môn Ngữ văn Bậc THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết ôn tập môn Ngữ văn Bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết ôn tập môn Ngữ văn Bậc THCS
Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ --------&-------- CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS Báo cáo lí thuyết: Nguyễn Thị Hiệp Thực hành: Đặng Thị Thúy Tổ chuyên môn: KHXH Trường THCS ĐẠI TỰ Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc Đại Tự, tháng 12 năm 2020 Năm học: 2020-2021 Trang 1 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HỆ THỐNG VIẾT TĂT CỤ THỂ THCS Trung học cơ sở HS Học sinh GV Giáo viên NV Ngữ văn VB Văn bản CNTT Công nghệ thông tin Năm học: 2020-2021 Trang 3 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm giáo viên dạy văn mỗi lúc tới tiết ôn tập tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh trong tiết học này và rèn cho học sinh được một số kĩ năng trong quá trình học cũng như trong giao tiếp. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những đổi mới tiết ôn tập và thấy được tác dụng của nó đối với HS nên tôi quyết định đúc kết thành kinh nghiệm và chia sẻ cùng với đồng nghiệp để phần nào bớt đi tâm lí nặng nề khi dạy tiết ôn tập. II/ Mục đích của đề tài Trong dạy học Ngữ Văn ở trường THCS ngoài việc dạy kiến thức mới cho học sinh thì giáo viên còn phải giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản thông qua các bài ôn tập. Vì đây là bài tổng kết của một phần, một chương hay một giai đoạn văn học. cho nên có một vị trí hết sức quan trọng nhằm giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học đồng thời vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết một số bài tập mà sách giáo khoa đề ra. Ở chương trình Ngữ Văn lớp 6 số bài ôn tập ít ( 2 bài) nhưng lượng kiến thức ôn tập rất nhiều mà học sinh lại tiếp thu trong một thời gian ngắn, cho nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Thực tế khi giảng dạy bài ôn tập, qua việc dự giờ của một số giáo viên tôi nhận thấy dạy bài ôn tập còn mang tính truyền thống, giáo viên đàm thoại và thuyết giảng là chủ yếu. Họ cho rằng những kiến thức đã học chỉ cần nhắc lại cho học sinh nhớ là được, chứ chưa thật sự chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, chưa kể đến việc trình bày hệ thống những kiến thức nằm rải rác ở các bài học trước, dẫn đến giờ học khô khan, nặng nề mà vẫn cháy giáo án. Với học sinh lớp 6, các em ở bậc tiểu học mới chuyển lên rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc nhiều giáo viên trong một buổi học, các em chưa xác định được mục đích của việc học tập: học là do cha mẹ, thầy cô ép buộc, học để được bố mẹ, thầy cô khen ngợi và thậm chí có những em xem việc đi học như một phong trào “ giải trí” nhất là những em ở vùng sâu vùng xa. Các em chưa thực sự hứng thú học tập các tiết ôn tập vì tâm lí tiết ôn tập vừa khô khan, vừa khó. Trước thực tế đó, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để đảm bảo yêu cầu của một tiết ôn tập gây sự hứng thú cho học Năm học: 2020-2021 Trang 5 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm - Chưa tạo cho HS nhu cầu sáng tạo , muốn được bộc lộ - Chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức tiết học - Làm giảm giá trị và sức hấp dẫn của môn học. II/ Mô tả giải pháp của đề tài: Xuất phất từ thực trạng trên bản thân tôi đã đưa ra những giải pháp: Môn Ngữ văn có những đặc thù riêng, dạy văn vừa dạy người vừa truyền tải vào thế hệ trẻ tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, dạy cho các em những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống. Đặc biệt dạy cho các em kĩ năng : nghe- nói- đọc- viết. Đồng thời giải tỏa được tâm lí nhàm chán trong việc chuẩn bị, hoạt động của giáo viên mỗi khi tới tiết ôn tập. Cách đổi mới này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị bài thật kĩ lưỡng trước khi thực hiện tiết học. Có thể nói việc thay đổi cách dạy trong tiết ôn tập có những điểm mới, điểm sáng tạo riêng: - Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của chủ thể HS. - Phát huy thế mạnh của hoạt động nhóm/tổ. - Phát huy các kĩ năng khác trong bộ tứ NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT. - Chú trọng quan tâm cả ba đối tượng học sinh (giỏi, khá – trung bình – yếu). - Tạo được không khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung hấp dẫn để lôi cuốn các em vào hoạt động học tập. - Thể hiện thái độ khích lệ, động viên, nâng đỡ để tránh cho em cảm giác tự ti, xấu hổ. - Đầu tư thật kỹ cho khâu chuẩn bị ở nhà của HS. Như vậy, việc đổi mới cách dạy trong tiết ôn tập và đặc biệt trong việc đổi mới cách tổ chức dạy học của giáo viên và học sinh đã kích thích được hứng thú học tập, đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học theo hướng chủ động, tích cực, chống lại thói quen học tập thụ Năm học: 2020-2021 Trang 7 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm Nhưng ở đây giáo viên vẫn là người bao quát, chỉ đạo linh hoạt để đảm bảo cho hoạt động của các em đúng hướng và đạt hiệu quả cao. 4 Thực hiện khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tiết ôn tập : Khâu chuẩn bị trước khi ôn tập trên lớp có tầm quan trọng rất lớn tới việc quyết định thành công của tiết học, vì thế nên giáo viên cần định hướng cho các em trong việc chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng cả nội dung và cách thức ( Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị như thế nào, bằng cách nào ?) Cũng cần phân công cụ thể cho các đối tượng học sinh, nhưng chủ yếu là chỉ đạo thông qua đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng, cán sự bộ môn. VI/- Một số cách phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết ôn tập: 1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghe - nhìn giúp học sinh tiếp cận văn bản hứng thú hơn: - Mỗi một loại truyện dân dân đều có hình ảnh minh họa nên việc cho học sinh nghe - nhìn truyện đọc trước khi vào bài là vô cùng lí thú kích thích sự tò mò ham học ở học sinh. Giáo viên nhờ hỗ trợ phương tiện kênh hình dùng hình ảnh trực quan sinh động chiếu tranh về các nhân vật, sự việc để học sinh quan sát và dùng lời văn giới thiệu các truyện. 2. Phương pháp tích hợp liên môn: Việc tích hợp liên môn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút các em không gây nhà chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.Những nội dung tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác mà các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nữa. Từ đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú. 3. Phương pháp thực hiện theo hướng tích cực có trải nghiệm sáng tạo: Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nổ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo Năm học: 2020-2021 Trang 9 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm - Kể lại các truyện dân gian đã học. - Viết được đoạn, bài văn cảm nhận về nhân vật và những chi tiết đặc sắc nghệ thuật trong truyện 2. Kĩ năng : - Tổng hợp kiến thức đã học. - Kể chuyện đã học. 3. Thái độ: -GD ý thức tự giác chủ động trong học tập. - Giữ gìn và phát huy giá trị của văn học dân gian. 4. Năng lực phát triển: - Trình bày trước đám đông. - Góp ý, xây dựng bài, thuyết trình - Biết lắng nghe phần trình bày của người khác B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, Tài liệu tham khảo. Máy chiếu - HS: Đọc lại những truyện đã học. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong phần bài mới. 3. Bài mới: I. Đặc điểm các thể loại truyện dân gian. - Sử dụng phương pháp làm việc nhóm: GV chia 3 nhóm cho HS thảo luận : Nêu đặc điểm của từng thể loại truyên dân gian đã học ? II. Một số truyện dân gian đã học và đọc thêm. - Sử dụng sơ đồ (Bản đồ tư duy): Thống kê các truyện dân gian đã học và đọc thêm? - Ứng dụng CNTT: ( Ứng dụng CNTT cho cả giờ dạy, tuy nhiên phát huy tối đa Năm học: 2020-2021 Trang 11 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm - Có nhiều em bày tỏ ý muốn có nhiều hình thức sinh động hơn nữa . Điều đó cho thấy các em đòi hỏi ở GV sự tìm tòi, sáng tạo hơn nữa để làm tốt hơn nữa vai trò tư vấn, gợi ý, chỉ dẫn HS hoạt động. III/ Một số đề xuất, kiến nghị: *Đối với nhà trường - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp giảng dạy cả về vật chất và tinh thần. - Tăng cường thêm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho giáo viên để phục vụ cho tiết ôn tập ngày càng sinh động. * Đối với phòng giáo dục - Có những chuyên đề phù hợp thiết thực đổi mới về phương pháp trong việc bồi dưỡng giáo viên. Trên đây là một chuyên đề nhỏ chắc chắn nội dung còn mang tính chủ quan . Vì thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy bản thân tôi và tổ Ngữ Văn rất mong được sự đóng góp từ các quý thầy cô về dự chuyên đề. Đại Tự, ngày 15 tháng 12 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Hiệp Năm học: 2020-2021 Trang 13 Trường THCS Đại Tự Chuyên đề cụm Năm học: 2020-2021 Trang 15
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_trong_tiet_on_tap_m.doc