SKKN Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn Giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm

pdf 19 trang sklop6 11/08/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn Giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn Giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm

SKKN Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn Giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm
 1 
 MỤC LỤC 
1. MỞ ĐẦU................................................................................................3 
1.1 . Lý do chọn đề 
 tài:..................................................................................3 
1.2. Mục đích nghiên cứu:............................................................................7 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: :........................................................................8 
1.4 Phương pháp nghiên cứu :......................................................................8 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: :.............................................................8 
2.. NỘI DUNG:...........................................................................................9 
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề: :.....................................................................9 
2.2. Thực trạng của vấn đề. :........................................................................9 
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:................................11 
2.4. Kết quả đạt được:................................................................................17 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:............................................................18 
3.1. Kết luận :.............................................................................................18 
3.2.Kiến nghị: :...........................................................................................18 
 3 
 1. MỞ ĐẦU 
 1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, 
thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã 
thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển 
có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta 
chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế 
chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân 
tố để phát triển nhanh và bền vững. 
 Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi 
mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức 
phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra 
những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang 
phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng 
cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những 
biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. 
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo 
dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai 
nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động 
của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và 
xu thế mang tính toàn cầu. 
 Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW 
ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban 
hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, 
 5 
tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị 
bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học 
tập và sinh hoạt. 
 Chương trình giáo dục THCS giúp học sinh phát triển các phẩm chất, 
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản 
thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp 
học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu 
biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên 
trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. 
 Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát 
triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và 
nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa 
chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh 
của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao 
động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và 
cách mạng công nghiệp mới. 
 Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh 
những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm. 
 Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh 
những năng lực cốt lõi sau: 
 Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp 
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
 Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua 
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng 
lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng 
lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. 
 7 
nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh 
hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy 
định của pháp luật. 
 *Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 
 Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn 
học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề 
Giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính và pháp luật,... 
hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn 
học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, 
thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ 
thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, 
giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm 
công dân. 
 Là giáo viên giảng dạy môn GDCD, đứng trước yêu cầu đổi mới của 
ngành giáo dục tôi luôn cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp để giúp các em 
học tốt bộ môn này và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành đề ra. Tôi 
mạnh dạn trình bày qua sáng kiến “phát huy năng lực, phẩm chất của học 
sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Sử dụng tranh, ảnh trong giờ dạy nhằm từng bước hình thành cho học 
sinh các phẩm chất và năng lực cụ thể: 
 * Vê phẩm chất: 
 Bước đầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất như: 
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Có ý thức tự điều chỉnh, 
tự hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật 
dựa trên nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, tích cực về quyền, bổn phận, 
nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong quan hệ với gia đình, xã hội, với công 
việc, với môi trường thiên nhiên, với đất nước và nhân loại. 
 * Về năng lực: 
 9 
 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 
 Việc nhàm chán học tập bộ môn, không ham thích học tập bộ môn một 
phần là do người dạy chưa đầu tư đúng mức. Giảng dạy môn Giáo dục công 
dân (GDCD) giáo viên vẫn còn một số ít người coi thường, chất lượng giờ 
giảng chủ yếu dừng lại ở những hoạt động đơn điệu khai thác nội dung 
truyện, tìm hiểu nội dung bài học, luyện tập giải các bài tập có trong Sách 
giáo khoa (SGK). Chất lượng hiệu quả môn học này người dạy ít quan tâm. 
Học sinh sa sút về đạo đức, người dạy GDCD chủ yếu cho là do tác động môi 
trường xã hội và gia đình thiếu giáo dục, học sinh hư hỏng do cơ chế 
thị trường, do xã hội tác động nên các em bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, tụ 
điểm tội phạm Cho nên điều quan trọng làm sao giúp các em một phần nào 
ý thức trong việc học tập, tiếp thu những nội dung trong bộ môn, giúp những 
học sinh chưa ngoan rèn luện qua từng tiết học. Đặc điểm môn GDCD là môn 
học các chuẩn mực đạo đức cũng như pháp luật, kỉ năng thực hành, rèn luyện 
hành vi đều gắn chặt với hoạt động của con người, những sự kiện và chất liệu 
cuộc sống hiện tại đang diễn ra hàng ngày, xung quanh các em. Những sự 
kiện, hình ảnh đó được các nhà báo, nhà giáo dục ghi lại chụp lại hình ảnh và 
được đăng tải qua báo chí, sách giáo khoa, sách tham khảo, hoặc các cuộc 
triển lãm các tờ rơi phục vụ công tác tuyên truyền về các vấn đề xã hội, giao 
thông. Một nguồn ảnh hết sức phong phú phản ảnh thực trạng quan hệ giữa 
con người với con người và giữa con người với các thể chế xã hội có sẵn 
trong từng gia đình, nhà trường, đây là nguồn tranh, ảnh có giá trị để người 
dạy GDCD giáo dục đạo đức, pháp luật rất bổ ích phần nào đáp ứng được yêu 
cầu đổi mới giáo dục. 
 Con đường dạy học đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” 
đã được các nhà tâm lí giáo dục học xác định. Từ những hình ảnh cho học 
 11 
 Thời gian thu gom còn hạn chế, chưa mở rộng chủ đề sưu tầm tranh 
ảnh. 
* Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. 
 Khi dạy bài 7 lớp 6: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 
SGK chỉ đăng tải chỉ duy nhất một ảnh về cảnh mây, núi Tam Đảo lại in đen 
trắng rất mờ trong cảnh mây núi, không đủ sức thu hút sự chú ý tò mò của HS 
để khai thác cảnh đẹp ở Tam Đảo, giáo viên khi cho HS khai thác truyện 
đọc và quan sát ảnh này gặp không ít khó khăn. Từ đó, tôi đã suy nghĩ làm thế 
nào để ảnh đến được học sinh, ảnh đóng vai trò như phương tiện cung cấp 
kiến thức và giáo dục hành vi. Ảnh phải là phương tiện dạy học thay cho ngôn 
ngữ dùng lời có hình ảnh, ảnh phải là phương tiện dùng kết hợp bổ trợ cho lời 
giảng cho sự miêu tả các hoạt động con người, trẻ em để kích thích tư duy học 
sinh. Cho học sinh sưu tầm khi chuẩn bị dạy các bài GDCD. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 
 Qua tiết học trên lớp khi sử dụng tranh ảnh trực quan, ví dụ (VD): 
Quan sát các bức ảnh sau em hãy cho biết nói về chủ đề gì hoặc mô tả hoạt 
động gì. Sau khi học sinh trao đổi làm việc tiếp cận với ảnh và trình bày kết 
quả ý kiến của nhóm mình (học sinh có thể nói đúng hay chưa đúng) Giáo 
viên (GV) qua đó giáo dục học sinh những vấn đề nên và không nên trong 
tranh đó. 
* Biện pháp để học sinh tư duy tốt hơn. 
- Học sinh tư duy trừu tượng qua kênh hình. 
- Tạo hứng thú học tập của bộ môn 
- Phân biệt nội dung bài học qua tranh ảnh phù hợp. 
* Phương pháp tổng quan. 
 Để những bài dạy trên lớp phong phú về nội dung, hình ảnh tôi đã cho 
các lớp thực hiện những qui trình sưu tầm tranh ảnh bổ sung bài dạy. 
2.4. Dạy bài 2 lớp 6: Siêng năng kiên trì: Sau khi kiểm tra bài trước .Cho học 
sinh (HS) quan sát các bức ảnh: quét dọn vệ sinh khuôn viên nhà trường, 
 13 
hiện một hành vi, một thói quen có đạo đức. 
 GV rất dễ đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để khai thác chủ 
đề bằng cách đặt các câu hỏi khai thác nội dung bức ảnh, tìm những họat 
động, biểu hiện của tính lễ độ, tính lịch sự tế nhị giống như các ảnh mà các 
em vừa được xem  
 “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, “trời” ở đây là yếu tố môi 
trường trong đó có môi trường giáo dục. Trẻ em nhất là lứa tuổi 11-14 rất 
hiếu động và hết sức nhạy cảm trước những hình ảnh đẹp, mới lạ, để chiêm 
ngưỡng, nhất là những tranh ảnh, chân dung chưa được nhìn thấy hoặc đã 
nhìn thấy mà cá nhân chưa hiểu hết ý nghĩa nội dung của từng bức ảnh. 
 Cùng với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan giúp học sinh 
tìm tòi, phát hiện kiến thức chính là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động chiếm lĩnh kiến thức là hết sức cần thiết. Tức là GV kết hợp cả hai yếu 
tố giảng cùng với tìm hiểu nội dung ảnh trên cơ sở câu hỏi định hướng, đặt 
vấn đề cho các em cùng động não suy nghĩ trong cách học lấy học sinh làm 
trung tâm. 
 VD: Quan sát ảnh hai em bé dắt nhau qua đường tại điểm đường giao 
nhau. GV đưa HS vào tình huống: Em suy nghĩ gì về bức ảnh trên? HS có thể 
phát biểu theo nhiều phương án khác nhau như: đi đúng luật, biết giúp đỡ 
bạn, đi đúng phần đường dành riêng cho người đi bộ, .GV tiếp tục cho HS 
suy nghĩ tiếp: đó là chuyện trong ảnh, còn bây giờ các em thử cho gv biết các 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_nang_luc_pham_chat_cua_hoc_sinh_o_mon_giao_duc.pdf