SKKN Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh Lớp 6
Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường THCS Thái Thịnh, những người đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài của mình. Xin chân thành cám ơn các anh/chị/em đồng nghiệp, đặc biệt các đồng chí giáo viên trong tổ Ngoại ngữ của trường THCS Thái Thịnh và các em học sinh đã giúp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Đây là sáng kiến kinh nghiệm bắt nguồn và đúc kết từ thực tế giảng dạy của tôi trong 16 năm qua. Các nội dung được dùng để minh họa trong sáng kiến kinh nghiệm này đều mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong công tác giảng dạy và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Tôi rất tâm huyết với đề tài: “Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6” và dự định hoàn thiện kinh nghiệm này trong những năm học tiếp theo. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng đây chỉ là ý kiến của cá nhân nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được sớm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2020 Người viết Nguyễn Nguyệt Ngư 1 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 − Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thống kê và phân tích số liệu. − Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những sáng kiến kinh nghiệm khác, những bài viết có liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học Ngoại Ngữ. − Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển để hoàn thiện. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS Thái Thịnh. 2. Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho việc hoạt động nhóm của HS và đánh giá quá trình học tập của HS lớp 6A6 trường THCS Thái Thịnh năm học 2019 – 2020. 3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2019 đến hết tháng 5 /2020. 3 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 phòng ban. Do vậy, việc ứng dụng các công cụ trực tuyến vào việc dạy học rất tiện lợi và nhanh chóng. Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh của trường là những giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, khả năng ứng dụng CNTT thành thạo và rất thích tìm hiểu các công cụ trực tuyến để nâng cao việc dạy học và đánh giá học sinh. Học sinh trường THCS Thái Thịnh nhìn chung nhanh nhẹn, thông minh, các em nắm bắt công nghệ nhanh và ứng dụng hiệu quả vào việc tìm tòi thông tin, tự học và trao đổi kiến thức trực tuyến. Các em cũng rất hứng thú với việc thầy/cô sử dụng những công cụ trên mạng để ghi nhận và đánh giá đúng quá trình học tập của mình. III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN SỰ VÀ ỨNG DỤNG CLASSDOJO TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH, QUẬN ĐỐNG ĐA Hầu hết tất cả các lớp tại trường THCS Thái Thịnh đều có đội ngũ cán sự, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bài tập về nhà của các bạn hoặc tham gia vào hoạt động nhóm trên lớp. Các thành viên trong ban cán sự đều là những học sinh có học lực và ý thức tốt, lại có khả năng làm việc độc lập và tổ chức công việc. Tuy nhiên phần lớn các thầy cô lại chưa thực sự tin tưởng để giao cho các em những trọng trách lớn hơn như giảng bài cho các bạn trong nhóm, hoặc đôn đốc các bạn khác hoàn thành bài nhanh và đúng hạn. Do đó, mặc dù các em có năng lực tốt, nhưng lại chưa có điều kiện và môi trường để phát huy. Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh của trường THCS Thái Thịnh đều là những giáo viên trẻ, tâm huyết, sáng tạo, thường xuyên ứng dụng CNTT vào trong các bài giảng. Nhờ đó, các tiết học Tiếng Anh trở nên sôi động hơn, các con tích cực hơn trong việc xây dựng bài. Tuy nhiên để có thể quản lí và hỗ trợ việc làm bài tập về nhà của học sinh, hoặc trong các hoạt động học tập theo dự án thì vẫn chưa có một giải pháp thực sự hiệu quả. 5 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 Kết quả điều tra cho thấy, cả lớp chỉ có 3 bạn đã từng làm cán sự. Thực tế là các con là cán bộ lớp, lớp trưởng hoặc lớp phó và kiêm luôn cán sự các bộ môn. Chỉ có 6 học sinh là thường xuyên tham gia hoạt động nhóm và chủ yếu các con học cùng một trường tiểu học. Phần lớn các con (67,9%) ít tham gia vào hoạt động nhóm học Tiếng Anh do môn Tiếng Anh ở cấp độ tiểu học chỉ là môn năng khiếu nên chưa thực sự được chú trọng như môn Toán và Tiếng Việt, do vậy hoạt động nhóm có phần hạn chế. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH 1. Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự môn Tiếng Anh Việc đầu tiên, GV xây dựng đội ngũ cán sự căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình. Số lượng trợ giảng phụ thuộc vào số lượng HS học lực Giỏi và khả năng trình bày tốt. Tiếp theo, GV lập kế hoạch đào tạo, tập huấn đội trợ giảng một số kĩ năng cơ bản như thuyết trình, làm việc nhóm, tự lập kế hoạch cho bản thân và kĩ năng xử lí tình huống. Sau đó, hướng dẫn các con tập trình bày một vấn đề trong khoảng thời gian ngắn. Các bạn trong nhóm cùng góp ý, rút kinh nghiệm cho bạn mình. Giai đoạn đầu khi thực hiện giải pháp, GV duyệt trước phần trình bày của HS trước khi HS đó lên trình bày trên lớp. Sau buổi trình bày của HS, GV gặp riêng và rút kinh nghiệm cho chính HS đó. Thực tế, khi HS lên trình bày, học sinh phía dưới rất chăm chú lắng nghe. Các con được khuyến khích đặt câu hỏi. Bạn nào có câu hỏi hay, bổ sung tốt, phản biện tích cực sẽ được cộng thêm điểm hăng hái. Cuối bài, cô giáo vẫn chốt lại kiến thức các con cần nắm được qua giờ học đó và giao bài tập về nhà. Ngoài việc trình bày trên lớp, nhóm trợ giảng còn có nhiệm vụ đốc thúc và hỗ trợ các thành viên trong nhóm trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Ưu điểm của phương pháp này là một nhóm HS được tích cực làm việc và được học nhiều kĩ năng khác. Các con tự học, tự tìm tòi, tự trình bày nên sẽ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn là việc ngồi nghe giảng thụ động. HS khác cũng tích cực hơn trên lớp thông qua phần đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi, phản biện. Lớp học vì thế mà sôi nổi hơn, phát huy hơn vai trò và năng lực của HS trên lớp. 2. Ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 6A6 trường THCS Thái Thịnh Bước đầu tiên, GV truy cập vào trang: , chọn đăng kí với tư cách là Giáo viên. Sau đó tạo một tài khoản trên ứng dụng. 7 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 HS tích điểm hàng tháng để đổi lấy điểm miệng. Số điểm quy đổi tuỳ thuộc vào GV, HS và tình hình thực tế trên lớp, có thể 20 – 40 điểm đổi lấy một điểm 10. Hết một tháng mà HS không đổi được được điểm thì sang tháng mới toàn bộ số điểm tích lũy từ tháng trước sẽ bị mất đi. Chính vì vậy, bạn nào cũng nỗ lực để có thể quy đổi điểm. Nhiều bạn gần hết tháng rồi mà vẫn thiếu một vài điểm đã chủ động xin thêm bài để làm thêm hoặc tích cực giơ tay phát biểu nhiều hơn trong giờ học. Rõ ràng là, công cụ này đã khích lệ rất lớn tinh thần học tập môn Tiếng Anh của các em. Ngoài việc đánh giá kịp thời tình hình học tập của học sinh, Classdojo còn cho phép GV đăng ảnh, file và thông báo các sự kiện trong mục “Chuyện của lớp”. Đây không khác nào một “facebook thu nhỏ” của lớp, nơi mà GV và HS có thể trao đổi những nội dung liên quan đến bài học. 9 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 Ưu điểm của Classdojo là đánh giá được cụ thể, chi tiết, kịp thời mức độ tích cực của HS. Quan trọng là nó kích thích được hứng thú và động viên khích lệ HS yếu, khi mà các em luôn luôn có một suy nghĩ trong đầu là không thể đạt được điểm 10, thì bây giờ khi sử dụng ứng dụng này, các em chỉ cần tích cực trên lớp, chăm chỉ thêm một chút, tích luỹ sự chăm chỉ và cố gắng đó là các em có thể có được điểm 10 mơ ước. Classdojo còn là cầu nối giữa GV-HS-PHHS, tất cả nhằm nâng cao hiệu quả học tập của chính các con. Và đặc biệt, Classdojo là công cụ hoàn toàn MIỄN PHÍ. Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa điểm số của học sinh lớp 6A6 đầu tháng 2/2020. Cụ thể: − GV giao bài tập về nhà cho HS; − HS làm bài, sau đó nộp bài cho Nhóm trưởng; − Mỗi một phiếu hoàn thành, HS được thưởng 2 điểm ‘Chăm chỉ’ (Hard- working); HS nộp muộn chỉ được thưởng 1 điểm ‘Chăm chỉ’; HS không nộp hoặc không hoàn thành bài bị trừ 1 điểm ‘Chưa xong bài’ (Unfínished homework) 11 / 15 Phát huy năng lực của đội ngũ cán sự và ứng dụng Classdojo trong việc nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của học sinh lớp 6 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát trên, tôi có bảng sau: Trước khi Sau khi Tiêu chí thực hiện thực hiện giải pháp giải pháp Hứng thú học Tiếng Anh Rất thích 18,9% 30,2% Không thích 20,7% 7,5% Học lực môn Tiếng Anh Giỏi 20,7% 35,8% Kém 15,2% 0% Hoạt động nhóm Thường xuyên 11,3% 96,2% Chưa bao giờ 15,2% 0% Hứng thú học tập môn tiếng Anh của HS có sự thay rõ rệt. Trước khi thực hiện giải pháp, tỉ lệ HS rất thích học là 18,9%, không thích là 20,7%. Sau khi thực hiện giải pháp trên, số lượng các em rất thích học tăng lên 30,2%, và không thích giảm xuống còn 7,5%. Rõ ràng là khi có đội ngũ cán sự hỗ trợ việc làm bài tập về nhà, các em không còn sợ môn tiếng Anh nữa. Thêm vào đó, trên lớp được cộng điểm tích lũy cho mỗi lần giơ tay phát biểu khiến các em hứng thú hơn nhiều vào bài học. Nhờ đó mà ngày càng nhiều các em yêu thích bộ môn Tiếng Anh. Hứng thú thay đổi theo chiều hướng tích cực kéo theo học lực cũng có sự tiến bộ vượt bậc. So với bài kiểm tra 15 phút đầu tiên với kết quả tổng kết cuối học kì I, học lực Giỏi môn Tiếng Anh tăng từ 20,7% lên 35,8% và đặc biệt không còn học sinh học lực kém. Điều này cho thấy, khi các em có hứng thú với môn học, các em sẽ học tập chủ động hơn và tiến bộ nhanh hơn. Việc tham gia hoạt động nhóm cũng thay đổi nhanh chóng. Từ việc rất ít các em được làm cán sự thì bây giờ đã có 9 HS (chiếm 17%HS cả lớp) đứng trong đội ngũ cán sự. Các em hoạt động rất tích cực và chủ động, giúp cho phong trào học tiếng Anh của lớp đi lên. Sau khi áp dụng giải pháp, có tới 51/53 HS thường xuyên tham gia vào hoạt động nhóm trên lớp hoặc sau giờ học. Chỉ còn 2HS ít tham gia hoạt động nhóm do đặc thù về tâm lí. Việc phát huy năng lực của đội ngũ cán sự môn Tiếng Anh và ứng dụng Classdojo đã mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực về phong trào học tập và 13 / 15
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_nang_luc_cua_doi_ngu_can_su_va_ung_dung_classd.pdf