SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm

doc 16 trang sklop6 10/06/2024 2261
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm
 1/15
 A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
 Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô 
cảm, thiếu trách nhiệm với trường lớp gia đình, bản thân, bạn bè xã hội đang là 
những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc 
cha mẹ thầy cô phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động 
như hiện nay. 
 Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn 
tỏ ra rụt rè để khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không 
biết cách xử lý tình huống dù thật đơn giản như chào hỏi, ứng xử với bạn bè, kêu 
gọi sự giúp đỡ từ người khác, hỏi bài, tìm đường, ...
 Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ 
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức 
mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các em hiền, ngoan, ít nói, ...
 Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại đắm chìm trong thế 
giới ảo của internet của game, ... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, 
lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
 Trong những năm gần đây chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT 
có nội dung “... Giáo dục đạo đức lối sống kỹ năng sống cho học sinh gắn với 
việc đưa nội dung các cuộc vận động phong trào thi đua của ngành thành hoạt 
động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục”. Tuy nhiên chương trình 
giáo dục kỹ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp 
vào các môn học, hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi 
môn học kỹ năng sống chưa được đưa vào chương trình như một môn học chính 
khóa.
 Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh THCS - lứa tuổi đang hình thành và 
phát triển những giá trị nhân cách, có nhiều mơ ước và khát vọng, tò mò thích 
khám phá nhưng còn thiếu hiểu biết về xã hội, còn thiếu kỹ năng sống nên trước 
những thử thách và những tình huống khó khăn trong cuộc sống dễ nhận thức và 
ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình làm chủ 
được chính bản thân. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là 
thật sự cần thiết, giúp các em rèn luyện bản thân để có những hành vi đúng đắn 
phù hợp có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
 Với cương vị là Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động GDNGLL, tôi 
mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” với mong muốn góp phần nâng cao 
hiệu quả giáo dục ký năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm 
đồng thời chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng được nâng cao. 3/15
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, sách báo.
 - Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời.
 - Phương pháp quan sát: Cách tổ chức, hoạt động của GV và HS qua các 
hoạt động.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả một số hoạt động 
ngoại khóa của nhà trường.
 - Phương pháp xử lí số liệu.
 B. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khảo sát thực tế:
Thực trạng trước khi nghiên cứu và áp dụng đề tài:
1. Thực trạng vấn đề nhận thức của cán bộ giáo viên đối với công tác giáo 
dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm.
 Đa số giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đã phần nào 
quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy 
theo phương pháp tích hợp vào các môn học tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng 
sống thông qua các hoạt động trải nghiệm chưa được giáo viên tổ chức một cách 
thường xuyên và có bài bản. Một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, khi lên lớp chỉ chú trọng truyền thụ kiến 
thức ở sách giáo khoa.
 Tôi nhận thấy KNS của học sinh trường THCS nơi tôi công tác hiện nay còn 
thiếu khá nhiều các kỹ năng cơ bản đặc biệt kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng 
ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nhưng để làm tốt công 
tác giáo dục KNS cho học sinh nhất là thông qua các HĐTN rất cần sự phối hợp 
chặt chẽ của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Có như vậy công 
tác GDKNS cho HS mới đem lại hiệu quả.
 Về phía giáo viên, tỉ lệ nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa vào nội dung 
giáo dục KNS thông qua HĐTN và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
được thể hiện trong biểu đồ sau:
 5/15
 Và qua hoạt động trải nghiệm, nội dung GDKNS cần chú trọng các kỹ năng 
tiêu biểu: kỹ năng giao triếp, kỹ năng đồng cảm chia sẻ, kỹ năng xử lý các tình 
huống trong cuộc sống.
 Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình 
triển khai các hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm hiện nay vẫn còn 
chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số GV có năng lực thiết 
kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo dục của nhà 
trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình GDKNS theo kế 
hoạch đề ra.
 Nhưng bên cạnh đó, còn không ít GVCN xác định đúng mục tiêu nhưng 
chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội dung GDKNS thông qua HĐTN của nhà 
trường. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng 
dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục. 
Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các HĐTN” song chưa có yêu 
cầu cụ thể đối với từng bộ môn, từng kỹ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo 
cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ khâu xây dựng 
kế hoạch, nội dung chương trình GDKNS thông qua HĐTN đến khâu kiểm tra 
đánh giá chưa cụ thể và thường xuyên, chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa 
đề ra quy định về đánh giá thi đua đối với nhiệm vụ giáo dục này.
 Theo đó, các HĐTN đã có nhưng chưa lồng ghép được nhiều nội dung giáo 
dục KNS cho học sinh, chưa phát huy được hiệu quả đối với các hoạt động được 
triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động đó được coi là hoạt động tập 
thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ thể để đánh giá xếp loại học 
sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được tất cả học sinh tham gia.
4. Thực trạng hình thức, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường:
 Về giáo dục KNS thông qua các HĐTN, theo kết quả khảo sát hình thức 
được tổ chức chủ yếu tại nhà trường gồm trò chơi, hội thi – cuộc thi và sinh hoạt 
dưới cờ theo chủ điểm. Các hình thức sinh hoạt theo chủ điểm và sinh hoạt 
tập thể được tổ chức thường xuyên hơn cả. Các hình thức khác chủ yếu ở mức 
độ thỉnh thoảng.
5. Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt 
động trải nghiệm ở nhà trường:
 Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà 
trường có sự biến chuyển nhất định. Riêng năm 2018-2019, CB, GV nhà trường 
đã tham gia một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện hoạt động 
GDKNS như phòng chống tai nạn thương tích (tai nạn đuối nước), công tác tư 
vấn tâm lý học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
 Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các 
tiết dạy. Công tác giáo dục kỹ năng sống được chú trọng và triển khai có hiệu 
quả qua từng năm học. Một số đồng chí giáo viên đã chủ động tham gia các 7/15
GDKNS được hiểu là hoạt động giáo dục giúp người học hình thành và phát 
triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử 
các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn 
thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các 
giá trị sống.
 Hoạt động trải nghiệm: là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức 
được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường được phát triển nâng cao tố chất và 
tiềm năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, 
chia sẻ tới những người xung quanh.
 Giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN trong nhà trường: cần được 
hiểu là những hoạt động được tổ chức bằng các việc làm cụ thể để HS tham gia, 
được thực hiện trong thực tế, có sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Qua 
trải nghiệm thực tiễn, HS có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất 
định. Bản thân HS nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự xảy ra 
trong cuộc sống, độc lập giải quyết chúng một cách hiệu quả.
1.2. Tại sao phải giáo dục KNS thông qua các hoạt động trải nghiệm:
 Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh THCS, đặc biệt các hoạt động 
mang tính trải nghiệm là điều rất cần thiết, qua đó học sinh nắm được các nội 
dung mang tính tổng quát, đồng thời các em được tiếp xúc, bắt gặp nhiều tình 
huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, qua các buổi sinh hoạt tập trung 
thường mang lại cho các em nhiều hứng thú, nhiều tình huống phải hoạt động 
theo nhóm nên qua đó, các kỹ năng tổng hợp, tinh thần tương thân, tương ái có 
tính lan tỏa rất mạnh trong toàn thể nhóm học sinh.
 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua 
hoạt động trải nghiệm:
2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân 
viên, CMHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
thông qua hoạt động trải nghiệm
 * Mục tiêu của biện pháp
 Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và CMHS hiểu rõ vai trò của việc 
GDKNS thông qua các HĐTN trong nhà trường, tầm quan trọng của KNS đối 
với học sinh, lợi ích của trải nghiệm đối với việc rèn luyện kĩ năng sống cho học 
sinh.
 Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động 
GDKNS cho học sinh của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Giúp 
việc đưa nội dung GDKNS vào nhà trường thuận lợi hơn.
 * Nội dung và cách thức thực hiện
 Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của 
Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành về GDKNS trong các 
cuộc họp HĐSP, họp PHHS,. Thông qua đó làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của 9/15
huấn do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, hỗ trợ các nội dung nghiên cứu 
mang tính sáng tạo của giáo viên.
 Các hoạt động lớn tổ chức toàn trường như cắm trại, tổ chức các hoạt động 
nhân ngày 20/11, tham quan trải nghiệm hay các chuyên đề yêu cầu các thành 
viên cốt cán trong Ban chỉ đạo thảo luận, xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công 
nhiệm vụ cụ thể đến các bộ phận liên quan. Nghe thông tin phản hồi từ GV nếu 
hợp lý điều chỉnh rồi trình BGH duyệt kế hoạch chính thức.
 Với các HĐTN tổ chức ngoài nhà trường cần lên kế hoạch chi tiết, dài hơi, 
tính phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS, thống nhất ý kiến trong Hội 
đồng và thông báo cho phụ huynh rồi mới tiến hành tổ chức hoạt động. Riêng 
hoạt động tham quan dã ngoại cần trình phương án tổ chức, xin ý kiến phê duyệt 
của Phòng Giáo dục và Ủy ban nhân dân Huyện.
 Giáo viên: chủ động tham khảo nghiên cứu các tài liệu liên quan đến 
GDKNS thông qua HĐTN cho HS THCS từ các văn bản Bộ GD&ĐT, Sở 
GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT hướng dẫn, chỉ đạo cung cấp; căn cứ sự chỉ đạo 
của Ban giám hiệu và Ban chỉ đạo cùng với hiểu biết và năng lực của bản thân 
để chủ động, tích cực trao đổi, thảo luận để mạnh dạn đề xuất các ý kiến đóng 
góp, xây dựng hoàn thiện chương trình, nội dung giáo dục KNS mang tính sáng 
tạo, phù hợp với lứa tuổi học sinh áp dụng giáo dục.
 Một số GV của nhà trường biết thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp 
với đặc điểm tâm lý của học sinh, phù hợp với lứa tuổi như: hoạt động xã hội, 
học tập, văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi giải trí...
2.3. Biện pháp 3: Phân công đội ngũ giáo viên có năng lực phụ trách công tác 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
 * Mục tiêu của biện pháp
 Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo nhà trường lựa chọn các 
giáo viên có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các HĐTN để giáo dục 
KNS cho học sinh. Việc lựa chọn đúng giáo viên có năng lực sẽ là điều kiện 
quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục.
 * Nội dung và cách thực hiện
 Trên cơ sở kết quả theo dõi, quản lí hằng năm để lựa chọn những giáo viên 
có năng lực trong hoạt động này và kiên quyết không cử những giáo viên không 
có năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm
 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về giáo dục kỹ năng song thông qua các 
HĐTN. Ngoài ra, khuyến khích sự tham gia của các thành phần khác như: tổng 
phụ trách Đội, GV chủ nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cử đội ngũ giáo viên 
tham gia giáo dục KNS cho học sinh.
 Xây dựng đội ngũ GV, cán bộ công tác Đội, các tổ chức đoàn thể có năng 
lực, phẩm chất, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục 
rèn luyện KNS cho học sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực 

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh.doc