SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt Lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu

doc 25 trang sklop6 30/06/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt Lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt Lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu

SKKN Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt Lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu
 PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp 
 dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt 
 lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) 
 ởtrường THCSTô Hiệu.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Lành
 Đơn vị công tác: Trường THCS Tô Hiệu, EaBông,
 Krông ANa -Đăk Lăk.
 Trình độ đào tạo: Đại học – Môn đào tạo Ngữ văn.
 Krông Ana, tháng 3 năm 2016 ĐỀ TÀI:
 Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào 
 dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) 
 ở trường THCS Tô Hiệu.
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
I.1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề dạy và học có hiệu quả là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong giáo 
dục.Đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay,đất nước ta đã và đang hội nhập với 
thế giới, đòi hỏi người học phải có tri thức thực sự mới đáp ứng được yêu cầu xã 
hội. Chính vì thế nên theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, toàn ngành giáo 
dục đã và đang đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học theo hướng 
phát huy tính tích cực của người học, tập trung vào hoạt động học của học 
sinh.Từ năm học 2014 - 2015, Bộ giáo dục đang thực hiện thí điểm về mô hình 
trường học mớiViệt Nam (VNEN)đối với cấp THCS. Theo sách hướng dẫn học 
Ngữ văn VNEN so với chương trình hiện hành thì chương trình sách hướng dẫn 
học Ngữ văn VNEN có nhiều thay đổi về phương pháp dạy học. Do đó đòi hỏi 
giáo viên phải có phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với yêu cầu của chương 
trình mới mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đang thí điểm. Phân môn tiếng Việt trong 
sách hướng dẫn học Ngữ văn 6(VNEN) được sắp xếp và giảng dạy không quá 
khó đối với sự lĩnh hội tri thức của học sinh. Thế nhưng làm sao khi lên lớp giáo 
viên phải truyền thụ kiến thức để học sinh nắm được một cách chắc chắn, đầy đủ 
kiến thức cần thiết thì đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều.Làm được 
điều này,được xem là thành công đối với người giáo viên. Từ thực tiễn đó, để 
hướng dẫn học sinh học tập tốt từng tiết học ở phân môn tiếng Việt trong sách 
hướng dẫn học Ngữ văn 6(V NEN), giáo viên phải sử dụng phương pháp nào, 
phải tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ tri thức ra sao để truyền thụ cho học sinh đạt 
hiệu quả cao thì không phải là vấn đề đơn giản đối với từng giáo viên. Chính vì lý 
do trên tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy 
học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt 
Nam) ở trường THCS Tô Hiệu”.Trong phạm vi nghiên cứu khoa học này, tôi đi 
sâu tìm hiểu phương pháp đổi mới cách dạy học phân môn tiếng Việt lớp 6 
(VNEN) trong môn Ngữ văn cho học sinh THCS theo hướng tích cực. Tôi đã 
quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều kiện khái quát nâng 
 Trang 1 hoạch dạy học mà bản thân đã và đang giảng dạy thực nghiệm tại lớp 6a1(VNEN) 
trường THCS Tô Hiệu, năm học 2015 - 2016.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương 
pháp chủ yếu:
1. Phương pháp thống kê: Qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học 
sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên thống kê kết quả thu được và so 
sánh.
2. Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy: Thông qua các tiết dạy của bản thân 
để xem xét, đánh giá.
3. Phương pháp đối chiếu, so sánh để thấy được kết quả trong thực tiễn.
4. Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua tiết dạy 
của bản thân kết hợp với việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
5. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
II. PHẦN NỘI DUNG: 
II.1.Cơ sở lý luận:
 Để đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, trước hết ta tìm hiểu về khái niệm 
“Tích cực”.Khái niệm này có các cách hiểu như sau:
 “1. Có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển; Nhân tố tích cực, mặt 
tích cực của vấn đề.
 2. Tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo hướng phát 
triển.
 3. Tỏ ra nhiệt tình, đem hết khả năng, tâm trí vào công việc.” [Hoàng Phê 
(chủ biên) ( 2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1217]
 Như vậy, nội hàm khái niệm “tích cực” đã chỉ rõ bản chất của chủ thể - 
hoạt động; chỉ tính chất, thái độ tham gia vào hoạt động, nhấn mạnh tính chủ 
động, tự giác, nhu cầu, tính phát triển; sự nhiệt tình, dấn thân của chủ thể. Do đó, 
thước đo của tính tích cực không chỉ thể hiện ở những hoạt động bề nổi mà quan 
trọng chính là sự vận động của tâm lí nhận thức bên trong tạo nên sự vận động, 
phát triển. 
 Trang 3 II.2.Thực trạng:
a. Thuận lợi- khó khăn: 
 * Thuận lợi:
 - Được Sở giáo dục& Đào tạo Đăk Lăk,Phòng giáo dục& Đào tạo Krông Ana cử 
 đi tập huấn, lĩnh hội phương pháp tổ chức, dạy học theo mô hình trường học mới 
 ngay từ đầu năm học 2015 – 2016.
 - Được nhà trường trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ 
 thông tin vào dạy học.
 - Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở 
 nhà.
 - Bản thân tôi đã trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn lớp 6 (VNEN) nên rút ra 
 được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
 * Khó khăn:
 Đối với giáo viên: Việc áp dụng phương pháp dạy học mới theoMô hình 
 trường học mới còn nhiều bỡ ngỡ.
 Đối với học sinh: Học sinh của trường THCS Tô Hiệu đa phần là con em đồng 
 bào dân tộc thiếu số nên có học lực không đồng đều, số học sinh có học lực yếu 
 khá cao. Do khả năng tiếp thu kiến thức của các em chậm và đa số là lười học, về 
 nhà không học bài cũ, không soạn bài mới trước khi đến lớp; Do nhiều em còn rụt 
 rè, thiếu tự tin khi giao tiếp và học tập. Những học sinh học ở trường Tiểu học Võ 
 Thị Sáu và trường tiểu học Ea Bông các em chưa được học chương trình VNEN 
 nên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giúp đỡ các em làm quen với 
 phương pháp mới.
 b.Thành công- hạn chế: 
 Với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn tiếng Việt ở 
 chương trình Ngữ văn 6 (VNEN) đối với bản thân tôi đã có một số thành công 
 nhất định đó là:
- Giáo viên khi đứng lớp tự tin hơn vì đã thiết kế được kế được kế hoạc dạy học 
 phù hợp với chuẩn kiến thức, phù hợp đối tượng học sinh. Hình thức tổ chức dạy 
 học phong phú, thuận tiện trong giảng dạy, kiến thức được củng cố, mở rộng.
 Trang 5 Tuy biên soạn đã có sự đổi mới, thay đổi, chính lí, bổ sung nhưng cũng không 
kém phần khó hiểu vì đã có sự cắt xén, giảm bớt nội dung kiến thức so với 
chương trình hiện hành. Nếu giáo viên lên lớp mà không nghiên cứu kĩ tài liệu thì 
khi giảng dạy nếu cứ rập khuôn theo câu hỏi của sách tài liệu hướng dẫn học đôi 
khi sẽ gặp một số trở ngại trong dạy học. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, 
tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, với 
tình trạng học sinh chây lười trong việc học các môn, trong đó có bộ môn Ngữ 
văn sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng giờ dạy.
Bước vào đầu năm học tôi đã điều tra thu thập số liệu cụ thể về kết quả xếp loại 
học lực môn tiếng Việt năm học 2014 – 2015 của học sinh lớp này năm lớp 5 
như sau:
 Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
 36 2 7 19 8 0
Sau khi vào đầu năm học 2015 – 2016 trong tháng đầu tiên của năm học, tôi đã 
tiến hành khảo sát thực nghiệm kết quả học tập của học sinh về kiến thức phân 
môn tiếng Việt thì tôi thu được kết quả như sau:
 Tổng số học Kết quả
 sinh
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
36 SL TL SL TL SL TL SL TL
 2 5,6% 5 13,8% 18 50% 11 30,6%
 Như vậy với kết quả trên cùng với sựtheo dõi học sinh trong từng tiết dạy,
tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài của học sinh rất chậm, lớp học trầm, không 
khí lớp học nặng nề, học sinh thụ động, ít phát biểu tham gia xây dựng bài, nhiều 
em có vẻ chán nản không thích học, kĩ năng hoạt động nhóm không có
Theo tôi thực trạng học sinh học tập thiếu tập trung như vậy đó là do những 
nguyên nhân sau: 
+ Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, không chuẩn bị 
bài mới, không hứng thú khi đến tiết học.
+ Giáo viên chưa có hệ thống những câu hỏi gợi mở, tích cực;chưa có những 
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng tiết học cụ thể nhằm thu 
hút, lôi cuốn học sinh. Ví thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết học để 
 Trang 7 Bốn là, phải biết khơi dậy ở học sinh lòng say mê môn học bằng việc không 
 ngừng trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức 
 kiểm tra, đánh giá.
 Để làm được các vấn đề trên thì khi thiết kế giáo án giáo viên phải thực sự chú 
 ý khai thác nội dung bài dạy bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi và hình thức 
 dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, làm thâu tóm được kiến thức bài học. 
 Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp người học hứng thú hơn, 
 chiếm lĩnh tri thức dễ dàng hơn từ đó sẽ có kết quả học tập cao hơn. 
 II.3. Giải pháp, biện pháp: 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 -Tổ chức lớp học sinh động, tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng.
 - Có những phương pháp phù hợp trong việc dạy học phân môn Tiếng Việt theo 
 hướng tích cực, phát triển các kĩ năng học môn Ngữ văn. 
 - Giáo viên củng cố kiến thức kịp thời cho học sinh, giúp các em năng động hơn, 
 có sự hứng thú hơn trong tiết học, chủ động lĩnh hội kiến thức từ đó kết quả học 
 tập sẽ được nâng cao.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Để tiết dạy sinh động và giúp học sinh hứng thú với tiết học, giáo viên có thể 
 thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào mỗi bài học. Tùy thuộc 
 vào những kĩ năng, kiến thức truyền đạt cho các em mà giáo viên sẽ chọn phương 
 pháp phù hợp, nhằm khảo sát được hiệu quả dạy của bản thân và chất lượng học 
 của các em học sinh.
 Để việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính cần thiết và 
 đạt hiệu quả cao, giáo viên cần đảm bảo những nội dung quan trọng sau.
 b.1. Những việc cần chuẩn bị cho bài giảng:
 - Sau mỗi tiết dạy, giáo viên phải nắm bắt được mức độ chiếm lĩnh tri thức của 
 từng học sinh (tức là những em đã hoàn thành bài học và những em chưa hoàn 
 thành bài) để từ đó giáo viên có những định hướng cụ thể khi xây dựng kế hoạch 
 bài dạy tiếp theo cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Với từng bài và từng nội dung truyền đạt mới, giáo viên chuẩn bị kĩ những việc 
 cần làm, xác định nội dung cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực, xây dựng 
 được mức độ kiến thức cần phải nhớ cũng như kĩ năng mà học sinh có thể vận 
 dụng kiến thức.
 Trang 9 Em hãy tìm những câu hỏi và câu trả lời về các loài “quả” được nhắc đến trong 
bài hát.
 (Học sinh sẽ tìm được: - Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế.
 - Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng.
- Quả gì mặc bao nhiêu áo? Xin thưa rằng quả pháo.
- Quả gì mà gai chin chít? Xin thưa rằng quả mít.
 - Quả gì mà to to nhất? Xin thưa rằng quả đất)
Giáo viên hỏi tiếp: 
- Trong các từ “quả” trên, từ “quả” nào là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa 
phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt ? (HS: quả khế, quả mít)
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây ?(HS: quả trứng; quả 
pháo, quả đất). Học sinh trả lời xong, giáo viên dẫn dắt: 
- Vậy từ “quả” trong “quả khế”, “quả trứng”, “quả pháo”, “quả mít”, “quả 
đất” từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển cô mời các 
em tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bằng cách này, tôi đã gây được sự chú ý tập trung của học sinh, ôn lại được kiến 
thức về nghĩa của từ đã học ở bài trước. Đồng thời còn tích hợp được với môn âm 
nhạc, rèn kĩ năng hát tập thể, tạo không khí học tập vui vẻ và kết hợp dẫn dắt để 
giới thiệu vào bài mới một cách hấp dẫn.
Phương pháp 2:Vận dụng câu hỏi tìm tòi(vấn đáp, phát hiện), câu hỏi nêu 
vấn đề để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức:
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình tài liệu hướng dẫn 
học để xem bài dạy đó cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thế 
nào để học sinh dễ tiếp thu kiến thức nhất. Giáo viên bám chắc vào mục tiêu bài 
học và nội dung trọng tâm của bài để có thể xây dựng câu hỏi một cách lôgíc, hệ 
thống. Chính hệ thống câu hỏi này sẽ có tác dụng phát huy được tính chủ động, 
sáng tạo ở học sinh.Mọi đối tượng học sinh đều trả lời được.
 Với Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện): Đây là loại câu hỏi trọng tâm 
nhất trong một giờ học tiếng Việt. Để học sinh nắm bắt chính xác nội dung kiến 
thức bài dạy, giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Cần tổ 
chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa cô với cả lớp, giữa trò với trò, 
thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình tìm tòi phát hiện. Hệ 
 Trang 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_ve_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tic.doc