SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS
Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN CẤP THCS Họ và tên: Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm Môn đào tạo: Ngữ văn Buôn Trấp, tháng 3 năm 2016 MỤC LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016 Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu. Những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều ( chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. Chuyển từ hình thức đồng loạt cả lớp sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề. Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay. Đối với môn Ngữ văn là môn học nghiên cứu các kiến thức về đất nước, con người... liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế xã hội nên trong quá trình học tập chúng ta cần phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như Toán, Sinh, Hóa, Lí, Sử, Địa, GDCD, Âm nhạcđể giải quyết một vấn đề nào đó. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016 Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp trải nghiệm thực tế - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp - Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học liên môn giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức. Theo các nhà nghiên cứu thì: “Học sinh giỏi môn Ngữ văn chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Ngữ văn là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Chính vì vậy, người dạy và học Ngữ văn cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán theo quan điểm hệ thống”. Phương pháp dạy học liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016 Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhiều em học sinh xem môn Ngữ văn là môn học khó, học thuộc nhiều đặc biệt nhiều phụ huynh học sinh còn định hướng cho con em mình học thiên về các môn tự nhiên nên còn sao nhãng trong việc học tập. Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa có kinh nghiệm lồng ghép các môn học trong tiết dạy để làm cho tiết dạy hứng thú hơn. Lượng kiến thức trong một bài dạy nhiều song thời gian cho mỗi tiết học thì ít, đời sống giáo viên còn thấp, học sinh ít hứng thú với các môn xã hội... b. Thành công, hạn chế * Thành công Sau mỗi tiết dạy, khi vận dụng các phương pháp này thì chúng tôi cảm thấy rất tự tin và thỏa mãn hơn, các em vận dụng được nhiều môn học trong một tiết học, giáo viên truyền đạt được cho học sinh hệ thống kiến thức mở rộng và nâng cao khá phong phú, đa dạng, các em học tập say mê hơn, thích thú hơn. Khơi dậy trong các em niềm đam mê khám phá, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở học sinh chính vì thế chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. * Hạn chế Vận dụng phương pháp này sẽ gặp không ít khó khăn đối với những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vì ở những vùng này điều kiện về cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Giáo viên chủ động về phương pháp và kiến thức trong mỗi bài dạy. Học sinh nắm chắc kiến thức, có hệ thống, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. * Mặt yếu. Phương pháp dạy học trên sẽ khó khăn cho những giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, vì ngoài nắm chắc kiến thức bộ môn còn phải ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016 Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy mà giáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Môn Ngữ văn là môn học nghiên cứu nhiều vấn đề về đời sống con người và xã hội vì thế vấn đề cập nhật kiến thức qua mạng, qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng. Các kiến thức, số liệu luôn thay đổi nên học sinh càng hứng thú hơn, quan tâm nhiều hơn đến môn học. Mặt khác nhiều em học sinh đã có hứng thú và đam mê với môn học vì vậy trong các tiết học các em rất say mê học tập. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, thiết bị dạy học ngày càng phong phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học của giáo viên và học sinh. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng - Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh - Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mỗi học sinh, rèn luyện cho các em thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và có niềm vui trong học tập. - Việc vận dụng tốt kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một tình huống nào đó góp phần bổ sung cho các em kiến thức các môn học khác, giúp học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016 Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. Để vận dụng các môn học vào tiết dạy đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị một số dụng cụ, ... Đối với các bài có liên quan đến nhiều môn học thì giáo viên phải xác định nội dung liên môn cho phù hợp, cách liên môn như thế nào? Vì môn học có liên quan cả kiến thức tự nhiên và xã hội. Giáo viên phải biết chọn lọc môn học để thực hiện liên môn để các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học và các môn liên quan. Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Lớp 9), ta cần vận dụng vào nhiều môn học: - Lịch sử : Lịch sử hình thành của chiến tranh và các sự kiện, mốc thời gian xảy ra chiến tranh. - Địa lí : Các quốc gia, địa điểm bị chiến tranh tàn phá và hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế, dân cư, xã hội, chính trị của các quốc gia đó. - Hoá học : Thành phần của chất độc hoá học sử dụng trong các cuộc chiến tranh. - Sinh học : Bệnh, tật di truyền xảy ra do hậu quả của chiến tranh. - Giáo dục công dân : Bài học về lòng yêu hoà bình và thái độ chống lại chiến tranh, chạy đua vũ trang... - Toán : Thống kê số liệu về hậu quả của chiến tranh. - Ngữ văn : Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 Thái Thị Hường - Nguyễn Thị Thi Năm học: : 2015 - 2016
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_d.doc