SKKN Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh Lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm

docx 26 trang sklop6 22/07/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh Lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh Lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm

SKKN Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh Lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm
 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
 MỤC LỤC
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................2
 PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................5
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................5
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..............................................................................5
 2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ..................................................................6
 2.4. Loại câu ghép đôi (Matching).......................................................................8
2.4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...........................................20
 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN............................................................................22
 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.............................................................................24
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................25
 1/25 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
học sinh không phải ghi chép nhiều.... nên thời gian dành cho dạng bài tập này 
thường không nhiều.
 Thực tế cho thấy hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, mặc dù 
mục tiêu giao dục đã thay đổi do yêu cầu của xã hội, phương pháp dạy học đã 
được nâng cao, nhưng cách thức và công cụ đánh giá kết quả học tập của học 
sinh chưa được cải tiến cho phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Khi cuốn 
sách giáo khoa mới được đưa vào trong nhà trường trung học cơ sở cùng với 
những thay đổi trong phương pháp dạy học thì loại bài tập trắc nghiệm cũng 
được sử dụng nhiều hơn. Trong một công văn của Sở GD & ĐT Hà Nội hướng 
dẫn công tác chuyên môn của bộ môn Tiếng Anh cấp THCS có yêu cầu giáo 
viên cần “cải tiến nội dung các bài kiểm tra bằng cách có thể đưa thêm các hình 
thức trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.” Điều đó khẳng định giá trị 
của việc đánh giá bằng loại bài tập trắc nghiệm đã được quan tâm.
 Một điều hiển nhiên là, không có một biện pháp đánh giá nào lại không 
tồn tại những điểm yếu của nó. Cho nên sự lựa chọn, xây dựng và sử dụng 
chúng như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, trong một 
hoàn cảnh dạy học cụ thể, để tận dụng được những ưu điểm của nó và đem lại 
hiệu quả cao trong việc đánh giá việc học tập của học sinh, mà qua đó người 
giáo viên có thể rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình chính là điều tôi 
luôn trăn trở, quan tâm.
 Trong phạm vi của bài viết này tôi cũng chỉ mong muốn đưa ra một số ý 
kiến nhằm trao đổi, xây dựng bộ môn Tiếng Anh ngày càng vững mạnh, phát 
huy được vị thế quan trọng của mình trong nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, 
trong quá trình viết bài chắc cũng không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong Hội 
Đồng Khoa Học các cấp và các bạn đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm.
 Những năm gần đây, các phụ huynh trẻ tuổi cũng có những suy nghĩ tiến 
bộ hơn, họ bắt đầu biết quan tâm đến con em mình nhưng lại không biết phương 
pháp nên đa phần là nhờ nhà trường quyết định. Nhưng nhìn chung các em đều 
thuần, dễ bảo, và cũng ham mê những điều mới lạ, cũng thích được tìm tòi, 
khám phá. Với sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, cũng như những 
cuốn sách giáo khoa mới với nhiều hình ảnh màu minh hoạ, nội dung phong 
phú, gần gũi với các em, học sinh của tôi cũng rất thích thú, nhiệt tình hưởng 
ứng những hoạt động dạy - học do tôi và các giáo viên khác trong nhóm Tiếng 
Anh cùng nhau dựng lên.
 Khi tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi cũng xác định rõ, những đối 
tượng nghiên cứu của mình là những học sinh khối 6 trong trường ở mức độ đại
 3/25 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
 PHẦN THỨ HAI: 
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, chỉ thị số 
14/2001/CT – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục 
phổ thông và quyết định số 14/2004/QĐ – BGD&ĐT ngày 17/5/2004 về việc 
ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ 3 
(2004 – 2007).
 Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngày nay là “lấy học sinh làm trung 
tâm”. Thầy chỉ là người gợi mở vấn đề, hướng dẫn học sinh làm việc. Học sinh 
tự tìm tòi nắm bắt kiến thức cho bản thân mình.
 Đặc biệt, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới được dùng làm 
phương tiện giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau. Cùng với việc nước ta đã 
gia nhập WTO và xu thế hội nhập hiện nay thì học tiếng Anh sẽ giúp học sinh có 
thể giao tiếp với bạn bè thế giới và làm chủ kho tàng kiến thức của nhân loại. 
Hơn nữa, xu thế và chủ trương của nghành giáo dục ngày nay là mở rộng việc 
thi cử, kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm. Chính vì vậy mà 
việc tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh bằng các dạng bài tập trắc nghiệm 
ngay từ khi mới bước chân vào ngưỡng của trường THCS là vô cùng quan trọng 
nhằm giúp học sinh vững vàng, tự tin và đạt được kết quả tốt hơn khi làm các 
bài kiểm tra.
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
 Theo thực tế, khi chưa áp dụng giải pháp này thì học sinh khá giỏi là nhân 
lực chủ yếu trong lớp. Riêng học sinh trung bình, yếu kém rất hiếm khi phát biểu 
xây dựng bài và luyện tập bài học ở lớp.
 Số học sinh đạt điểm trên trung bình trong mỗi lần kiểm tra đánh giá của 
giáo viên chỉ khoảng 50%. Hơn nữa, các dạng bài tập trắc nghiệm là một phạm 
trù khá mới đối với học sinh lớp 6. Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ không biết phải 
làm các dạng bài tập trắc nghiệm mà cô giáo ra như thế nào.
 Qua quá trình giảng dạy, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi cũng 
đã tích lũy được một số vốn kiến thức từ các lớp tập huấn, các chuyên đề của Sở 
giáo dục, Phòng giáo dục và tổ bộ môn. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng 
giải pháp “Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các 
dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh” nhằm mong muốn cải thiện kết quả học
 5/25 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
 Thông thường, bài trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều câu, mỗi câu 
thường có thể trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay là một từ. Chính vì có 
nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm khách quan nên nó có thể bao quát nội 
dung, chương trình giảng dạy, do đó làm tăng thêm giá trị của việc kiểm tra, 
đánh giá. Những bài trắc nghiệm này có thể đo được những khả năng suy luận 
như: sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt, có thể đánh giá kiến thức 
của học sinh một cách hữu hiệu.
 Trắc nghiệm khách quan bao gồm những loại sau:
 2.1 Loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice) : đây là loại bài 
tập thông dụng nhất, còn gọi là trắc nghiệm đa phương án. Loại câu này bao 
gồm hai phần: Phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hoặc 
là một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất). Phần lựa chọn là những từ, cụm từ, hay 
là những câu trả lời. Tuỳ theo yêu cầu của đề bài mà người học Tiếng Anh sẽ 
chọn một đáp án đúng nhất, hoặc sai, hoặc không có liên quan. Những câu còn 
lại được soạn để làm nhiễu, gây lúng túng cho học sinh.
 Loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có những ưu điểm sau:
 + Độ tin cậy tăng lên do số phương án lựa chọn nhiều, buộc học sinh 
phải nắm chắc kiến thức. Các yếu tố may rủi, đoán mò giảm đi.
 + Tính giá trị được nâng cao vì với nhiều lựa chọn cho sẵn, giáo viên có 
thể đo được các khả năng của học sinh như: nhớ, hiểu, suy diễn, tổng hợp......
 Nhược điểm của loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
 + Khó soạn những câu, từ, cụm từ làm nhiễu. Những câu, từ hoặc cụm từ 
làm nhiễu nên ít nhiều có liên quan đến phần kiến thức đang được kiểm tra. VD 
như trong một câu bỏ lửng, học sinh cần phải điền thêm một động từ, thì đáp án 
nên dùng vẫn động từ ấy nhưng được chia ở các dạng (nếu mục đích của giáo 
viên muốn kiểm tra dạng đúng của động từ), hay các từ loại khác như danh từ, 
tính từ, trạng từ
 (khi mục đích của giáo viên là kiểm tra về từ loại) .......... chứ không nên 
cho một đáp án đúng, rồi những câu nhiễu muốn là gì cũng được.
 + Đối với học sinh thông minh, có nhiều sáng kiến thì một đáp án đúng 
chưa chắc đã khiến các em thoả mãn, nếu các em tìm thấy cách trả lời khác
 tương đương, hoặc thậm chí còn hay hơn.
 Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội so với các loại câu trắc nghiệm 
khác nên đây vẫn là loại được dụng nhiều nhất.
 2.2. Loại câu hỏi đúng sai (True or False?): Câu trắc nghiệm loại này 
thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng – sai.
 7/25 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
câu được đưa ra có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Nhiệm vụ của học 
sinh là ghép chúng lại với nhau một cách thích hợp.
 Loại bài tập trắc nghiệm này có những ưu điểm sau:
 + Kiểm tra được nhiều loại thông tin, kiến thức của học sinh.
 + Giáo viên không mất nhiều thời gian để soạn thảo.
 + Học sinh rất hứng thú khi sử dụng loại bài tập trắc nghiệm này do dễ 
định hướng, dễ sử dụng.
 + Yếu tố đoán mò ở học sinh giảm đi nhiều.
 Những nhược điểm còn lại:
 + Nếu soạn thảo những câu để đo mức độ kiến thức cao thì giáo viên 
phải soạn thảo rất công phu, mất rất nhiều thời gian.
 + Nếu bài tập loại này được soạn thảo quá dài thì học sinh phải mất 
nhiều thời gian để đọc, lựa chọn và tìm câu ghép. Học sinh cũng dễ bị rối mắt 
khi phải nhìn hết cột này sang cột kia.
 Nói tóm lại mỗi loại câu trắc nghiệm đều có những ưu điểm và nhược 
điểm của chúng. Nhưng chúng ta cần nắm rõ đặc điểm của chúng để có thể hạn 
chế nhược điểm và tận dụng những ưu điểm để việc dùng câu trắc nghiệm đạt 
được hiệu quả cao.
 3. Nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm.
 Các chuyên gia đã đưa ra những kỹ thuật khác nhau để soạn thảo 
câu trắc nghiệm. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ giáo viên chúng ta 
nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
 a. Mô tả tổng quát về nội dung cần trắc nghiệm. Giáo viên cần định hình 
trong đầu những nội dung chi tiết mà mình sẽ chuẩn bị kiểm tra học sinh.
 b. Lựa chọn dạng bài tập trắc nghiệm phù hợp, sao cho đảm bảo tính 
thuận tiện khi sử dụng.
 c. Chú ý đến các đặc điểm của kích thước và đáp ứng.
 d. Các cách sắp xếp để thay đổi (giúp cho người soạn thảo tạo ra nhiều 
câu trắc nghiệm khác nhau trong một lĩnh vực.)
 4. Các bước xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 Để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, giáo viên cần tiến hành 
theo các bước sau:
 ￿ Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá.
 Để xác định được mục tiêu đánh giá, giáo viên cần căn cứ vào:
 + Mục đích, yêu cầu của môn học.
 + Chương trình giảng dạy.
 9/25 Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua
 các dạng bài tập trắc nghiệm
 Để hoàn thiện câu trắc nghiệm giáo viên cần đánh giá chỉ số của bài trắc 
nghiệm theo độ khó của bài trắc nghiệm, độ tin cậy của bài trắc nghiệm, độ phân 
biệt của bài trắc nghiệm, và mức độ lôi cuốn của các câu trả lời.
 5. Hệ thống câu trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập 
 môn Tiếng Anh của học sinh lớp 6 ( Unit 1, 2, 3, 4)
 Trong phạm vi của bài viết này tôi chỉ xin được nêu ra một số ví dụ 
về cách viết bài tập trắc nghiệm dùng cho bài 1,2,3,4 Sách Giáo Khoa lớp 6 mà 
tôi đã làm và áp dụng.
 EXERCISES for Unit 1
 I. Choose the correct answers to fill in the gaps . 
 ( am, is, are)
 1. This .Lan. 4. How..............you ?
 2. My nameLinda. 5. I.................fine, thanks.
 3. How oldyou ? 6.She.................my teacher.
 II. Write the right words after the times. 
 (morning, afternoon, evening or night)
 1. 8.00 a.m .
 2. 14.00 p.m.
 3. 18.00 p.m.
 4. 22.00 p.m .
 III. Fill in the blanks.
 1. A __ TE N N
 2. O __ N ING
 3. E __ E __ ING
 4. E __ LO
 5. R ETING
 6. NI H __
 IV. Put the sentences below in the correct order to make a complete 
dialogue.
 - Hello, Mai.
 - Fine, thank. And you?
 - Hello, Linh.
 - How are you?
 - I’m fine, thank you.
 V. Choose and fill in the gaps with suitable words.
 ( years, thanks, this, are, good, old, how, hello, am )
 11/25

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_kinh_nghiem_kiem_tra_va_danh_gia_hoc_sinh_lop_6.docx
  • pdfSKKN Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh Lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm.pdf