SKKN Một số phương pháp tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6

docx 21 trang sklop6 13/06/2024 2672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6

SKKN Một số phương pháp tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC
 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRONG 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 6”
 Giáo viên: Phạm Văn Tá 
 Trường: THCS Trung Kiên
 Yên Lạc, tháng 11 năm 2022 của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng 
sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới có giá trị cho cá nhân và cộng đồng".
 Chính vì các lí do trên, và để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giảng dạy 
trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, nhóm giáo viên chủ nhiệm trường 
THCS Trung Kiên đã chọn chuyên đề: “Một số phương pháp tổ chức 
trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6”.
 II. Phạm vi đối tượng:
- Trường THCS Trung kiên.
- Học sinh lớp 6.
 Phần II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
 Môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 là các hoạt động mang 
tính chất trải nghiệm. Bản thân môn học là cuộc sống được mô phỏng và phản 
ánh vào nội dung học tập. Từ đặc điểm cơ bản đó để thấy việc huy động tổng 
hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau từ mỗi 
học sinh để trải nghiệm thực tiễn đời sống, gia đình nhà trường, cộng đồng ... 
được thể hiện qua các hoạt động trải nghiệm là điều khả thi. Hơn nữa các hình 
thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong 
và ngoài trường học được thực hiện theo qui mô nhóm, lớp học, khối lớp học 
hoặc qui mô trường, các hình thức tổ chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, 
sinh hoạt tập thể, trò chơi, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, cắm trại, tham quan, thực 
địa, thực hành lao động, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ công đồng cũng rất đa 
dạng, có thể giúp thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Hoạt 
động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 trở thành các hoạt động hữu ích, thú vị 
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.
 Thực tế học sinh THCS đang ở vào giai đoạn phát triển, thiếu sự hoàn 
chỉnh và chưa ổn định, nhưng các nghiên cứu về phát triển nhận thức lại khẳng 
định "những kĩ năng nhận thức đều có nguồn gốc từ những mối quan hệ xã hội
... sự phát triển của trẻ không thể tách rời những hoạt động văn hóa xã hội", do 
vậy các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo không 
những cần thiết mà nó là cơ sở nền tảng giúp nhận thức của học sinh trở nên bền 
vững, trưởng thành hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, trở thành người công dân 
hữu ích trong tương lai.
 Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập cho việc tổ chức hoạt động 
trải nghiệm như năng lực tổ chức, thiết kế và thực thi hoạt động, kinh phí ... 
khiến cho hoạt động này vẫn chỉ dừng lại ở tính hình thức và không khuyến 
khích được tâm lí học sinh.
 2 thông qua việc GQVĐ giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương 
pháp. Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
 Bước 1: Nhận biết vấn đề
 Trong bước này giáo viên cần phân tích tình huống đặt ra giúp học sinh 
nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần 
được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với học sinh.
 Bước 2: Tìm phương án giải quyết
 Để tìm ra các phương án GQVĐ, học sinh cần so sánh, liên hệ với cách 
GQVĐ tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. 
Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở 
giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết 
thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
 Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
 Giáo viên cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, 
so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều 
phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các 
phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án 
giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc 
GQVĐ.
 2. Phương pháp sắm vai:
 Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, 
bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng 
và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà 
học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp học 
sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể 
mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của 
phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
 Mục đích của phương pháp trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu 
cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai 
nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu 
người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận. Phương pháp 
sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:
 Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình 
huống mở; phù hợp với trình độ học sinh).
 Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họat 
động): Yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho 
sinh động, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay
 4 - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi. Thông thường, trò chơi 
nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với 
loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng 
và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.
 - Cử người hướng dẫn chơi (GV, HS).
 - Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh.
 - Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều 
kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ, còi, phần 
thưởng) cho cuộc chơi.
 Bước 2: Tiến hành trò chơi
 - Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số 
lượng người chơi mà giáo viên bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể 
theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U, ....
 - Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các 
em đều nghe thấy, các động tác học sinh quan sát, thực hiện được, ngược lại bản 
thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi.
 - Giáo viên giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp 
thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề 
chơi; nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi; nói rõ cách chơi và luật chơi. 
Cho học sinh chơi nháp/chơi thử 1-2 lần, sau đó học sinh bắt đầu chơi thật.
 - Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc
chơi.
 - Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để
đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm....
 Bước 3: Kết thúc trò chơi
 - Đánh giá kết quả trò chơi: giáo viên công bố kết quả cuộc chơi khách 
quan, công bằng, chính xác giúp học sinh nhận thức được ưu điểm và tồn tại để 
cố gắng ởn hững trò chơi tiếp theo.
 - Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, 
khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để 
lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.
 - Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi 
chơi,)
 4. Phương pháp làm việc nhóm:
 Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, 
trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra 
sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp
 6 - Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên 
trong nhóm, thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm;
 - Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, 
chú trọng phân tích những kĩ năng làm việc nhóm mà HS đã thể hiện;
 - Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng 
làm việc nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào?).
 5. Tổ chức diễn đàn:
 Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự 
tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến 
của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người 
lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại 
hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy 
nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào 
đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là 
dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một 
sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực 
tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức 
rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù 
hợp với từng lứa tuổi học sinh.
 Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học 
sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng 
định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để 
khẳng định vai trò và tiếng nói của mình. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ 
học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo 
lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình, tăng 
cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc 
đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ 
ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,  đồng thời giúp các 
nhà quản lí giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những 
vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng 
chính sách phù hợp hơn với các em.
 6. Tham quan, dã ngoại:
 Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối 
với học sinh.
 Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi tham quan, 
tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công 
trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được
 8 gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu 
được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng 
phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức 
trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ 
chúc mừng, ; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn 
nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học 
sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, 
du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn 
hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa 
nước ngoài
 9. Hoạt động giao lưu:
 Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần 
thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những 
nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có 
tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên 
trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số 
đặc trưng sau:
 - Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển 
hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự 
là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học 
sinh.
 - Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh 
quan tâm và hào hứng.
 - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và 
sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết 
thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các 
em.
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức 
trong mọi điều kiện của lớp, của trường.
III. Bài giảng minh họa
 Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức: Sau chủ đề này, HS cần:
 - Thiết lập và gìn giữ được tình bạn, tình thầy trò.
 - Xác định và giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
 2. Về năng lực:
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_to_chuc_trong_hoat_dong_trai_nghiem.docx
  • pdfSKKN Một số phương pháp tổ chức trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6.pdf