SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học âm nhạc thường thức tại trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học âm nhạc thường thức tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học âm nhạc thường thức tại trường THCS
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS Mục lục Tên đề mục Trang A. MỞ ĐẦU 03- 05 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 06- 37 B. NỘI DUNG * CHƯƠNG I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY- HỌC ÂM 06- 09 NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS. 1.Tìm hiểu về âm nhạc nói chung và âm nhạc thường thức nói riêng. 2. Khái quát về âm nhạc thường thức. 3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của âm nhạc thường thức trong nhà trường THCS. * CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG DẠY- HỌC ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở 09- 13 TRƯỜNG THCS. * CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY 13- 30 PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC TẠI TRƯỜNG THCS. 1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. 2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em. 3. Những yêu cầu đối với học sinh. * CHƯƠNG IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31- 36 TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY. 1. Kết quả đạt được. 2. Bài học kinh nghiệm. - 1 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu tầm quan trọng của môn học âm nhạc nói riêng. Âm nhạc có từ ngàn xưa, Âm nhạc là một phần của cuộc sống con người. Ngày nay, Âm nhạc hiện hữu cùng chúng ta đến mức quá đỗi “phổ biến” nhưng không phải ai trong chúng ta đều hiểu và thưởng thức, cảm thụ âm nhạc một cách có chủ định, đặc biệt là tuổi nhỏ học đường. Nhưng hiện nay các em coi môn Âm nhạc là môn học phụ, thị hiếu âm nhạc thiếu sự định hướng dẫn đến tình trạng các em thích hát những bài hát người lớn hơn những ca khúc thiếu nhi dành cho lứa tuổi học trò làm cho việc dạy và học Âm nhạc trong nhà trường gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của bộ môn. Lâu nay việc dạy – học Âm nhạc thường thức trong nhà trường THCS cũng là vấn đề rất được giáo viên Âm nhạc quan tâm, đa số đều cho rằng: so với các phân môn khác, dạy Âm nhạc thường thức khó hơn và hiệu quả chưa cao. Và thực tế, tôi cũng đã dự giờ khá nhiều tiết dạy của những giáo viên âm nhạc ở địa phương và nhận thấy rằng đa số giáo viên đều lúng túng, khó khăn trong việc truyền thụ, chuyển tải những kiến thức, kỹ năng trong quá trình giảng dạy Âm nhạc thường thức. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo, sâu sắc tôi đã quan sát, tìm hiểu, rút kinh nghiệm thông qua quá trình dạy học Âm nhạc ở nhà trường để nhằm tìm ra những giải pháp, phương pháp dạy học tích cực, phù hợp để từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Bên cạnh việc dạy Hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc, dạy - học Âm nhạc thường thức nhằm trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về “Văn hóa Âm nhạc” để từ đó giúp các em có thêm hiểu biết về Âm nhạc, biết - 3 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS 4. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp tổng hợp khái quát. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp khảo sát, điều tra. - Phương pháp thống kê. - 5 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS một cách khoa học, thấu đáo, sâu sắc hơn; giúp ta tìm được khoái cảm thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng như người ta đã khẳng định: “Âm nhạc là cội nguồn của cảm xúc”. Đối với học sinh THCS những kiến thức Văn hóa Âm nhạc nhằm giúp các em khả năng cảm thụ, hiểu biết và thể hiện nghệ thuật âm nhạc. Khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt dộng âm nhạc, tình cảm đạo đức và niềm tin , thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc ở học sinh.Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh nhằm giúp các em phát triển thẩm mỹ toàn vẹn của nhân cách học sinh, gắn với: + Làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ nghệ thuật nói chung, trong đó có âm nhạc, ở việc cảm thụ, hiểu biết tác phẩm âm nhạc. + Với sự hỗ trợ của giờ học âm nhạc nói chung âm nhạc thường thức nói riêng phát triển những đặc trưng tâm lý của nhân cách: tai nghe âm nhạc tinh tế, sự nhạy cảm với nghệ thuật, trí tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc đáo. 2. Khái quát về Âm nhạc thường thức Âm nhạc thường thức là một trong ba phân môn (Hát, Nhạc lý – Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức) của bộ môn Âm nhạc trong nhà trường trung học cơ sở. Vì vậy, Âm nhạc thường thức trong trường trung học cơ sở bao gồm cả phần nghe nhạc và những kiến thức âm nhạc phổ thông đan xen trong quá trình dạy và học và gọi chung là Âm nhạc thường thức. Âm nhạc thường thức trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Văn hoá Âm nhạc cho học sinh – những chủ nhân tương lai của nước nhà. Các nội dung Âm nhạc thường thức rất rộng lớn và phong phú nhưng ở nhà trường THCS chỉ đề cập đến những vấn đề sau: - 7 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS âm nhạc, sự phong phú của các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn âm nhạc, các lĩnh vực âm nhạc dân gian... Dạy – học Âm nhạc thường thức phải đem đế cho học sinh những kiến thức âm nhạc phổ thông, dễ hiểu nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà phải được nghe – nhìn cụ thể. Dạy – học Âm nhạc thường thức phải chuyển tải được tất cả những nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ được quy định trong chương trình – sách giáo khoa. Mặc dù thời lượng dành cho nghe nhạc và những bài học về âm nhạc thường thức rất hạn hẹp nhưng nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc dạy – học âm nhạc ở nhà trường phổ thông trung học cơ sở. CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG DẠY – HỌC ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS nói chung và dạy phân môn âm nhạc thường thức nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm - 9 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS 1.Thuận lợi. a. Về giáo viên: Được đào tạo chính quy về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm âm nhạc; nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác được giao, thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới để bổ sung, tích lũy, trau dồi và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục hiện đại. b. Về học sinh: Âm nhạc là môn học được các em yêu thích. Do đó, thái độ, ý thức học tập âm nhạc của đa số học sinh rất nhiệt tình, hứng thú, say mê tạo điều kiện tốt để thu được kết quả cao trong quá trình giảng dạy âm nhạc. c.Về cơ sở vật chất. Nhà trường đã có phòng học nhạc riêng, có một số phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học âm nhạc như sau: - Nhạc cụ: đàn organ, guitar. - Máy cat-set, đĩa nhạc giáo khoa. - Bảng phụ kẽ sẵn khuông nhạc. - Một số văn bản bài hát phóng to (cỡ A0). Ngoài ra, nhà trường còn có phòng máy với trang bị khá hiện đại phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, là công cụ, phương tiện rất hữu dụng, hỗ trợ đắc lực trong việc dạy – học âm nhạc nói chung, âm nhạc thường thức nói riêng. 2. Khó khăn. a.Về giáo viên. - 11 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS - Thiếu những tranh ảnh về tác giả, nhạc cụ, về các lễ hội dân gian... - Tài liệu tham khảo còn quá ít. CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC TẠI TRƯỜNG THCS. 1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới: Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. VD: Tiết học giới thiệu về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến (Tiết 14- lớp 6) Tránh việc giới thiệu bài học một cách khô khan: GV gọi học sinh đọc SGK, thì giáo viên có thể gây hứng thú cho học sinh bằng cách: Cho học sinh nghe một số trích đoạn nhạc do các nhạc cụ dân tộc hòa tấu (hoặc độc tấu), kết hợp cho học sinh xem ảnh hoặc mô hình các nhạc cụ đó ( Sáo, Đàn bầu, Đàn tranh, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Trống). Khi các em được nghe bằng tai, được nhìn tận mắt các loại nhạc cụ này thì việc nhận thức về cấu tạo, về âm thanh của các nhạc cụ trong bài học sẽ sâu hơn (VD: Sáo được làm từ Trúc, nứa...; Đàn bầu chỉ có một dây, dùng que để gẩy và có âm sắc rất đặc biệt...) ; qua đó các em nhớ bài lâu hơn, để từ đó các em sẽ chủ động hơn trong tiết học và thoát khỏi cách học thụ động mà trước kia các em vẫn mắc phải. - 13 - Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học âm nhạc thường thức tại trường THCS 2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Thực chất của việc học tập là chuổi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực tế cho thấy nêu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt. 2.1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: Bản thân âm nhạc và các hoạt động âm nhạc là một hình thái thuộc thượng tầng kiến trúc mang tính sang tạo và tính thẩm mỹ cao. Phát hiện cái hay, cái đẹp của âm nhạc là nội dung chủ yếu của giáo dục âm nhạc. Âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật của cái hay, cái đẹp qua âm thanh của giọng hát và tiếng đàn trên những bài ca, bản nhạc cụ thể. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm thanh mà âm nhạc đã đem đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ, làm cho con người ta thoải mái, thích thú, tâm hồn và tình cảm được nâng cao, trí tuệ được mở rộng, con người trỏ nên tốt đẹp, cao thượng và hướng thiện. Bản thân một giờ dạy âm nhạc ở trường THCS đã là một hoạt động mang tính giáo dục thẩm mỹ cao vì trong mỗi giờ học, các em học sinh được nghe hát, nghe nhạc, được tập đọc nhạc, tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc chọn lọc hoặc những làn điệu dân ca giàu sức truyền cảm. Vì vậy trong giờ học âm nhạc, để tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt, giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - vui học . Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. - 15 -
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_am.doc