SKKN Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán Lớp 6

docx 13 trang sklop6 02/08/2024 730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán Lớp 6

SKKN Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán Lớp 6
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................................1
a. Cơ sở lý luận: .........................................................................................................................1
b. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................................2
2. Mục đích của viết sáng kiến kinh nghiệm...........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
5. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.....................................................................................3
2. Các giải pháp..........................................................................................................................4
a) Về phía giáo viên:...................................................................................................................4
b) Về phía học sinh: ....................................................................................................................4
NỘI DUNG ÁP DỤNG CỤ THỂ:............................................................................................5
1. Khắc phục lỗi thường gặp khi dùng kí hiệu trong tập hợp: .............................................5
2. Khắc phục lỗi thường gặp khi giải bài toán tìm x...................................................................6
3. Khắc phục lỗi thường gặp trong bài toán về lũy thừa.............................................................6
4. Khắc phục lỗi thường gặp khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố:...................................8
5. Khắc phục lỗi trong tìm: “Bội và ước của một số nguyên” ....................................................8
6. Trong bài: “Rút gọn phân số” .................................................................................................9
7. Khắc phục lỗi sai khi đổi hỗn số âm ra phân số....................................................................10
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................10
1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài............................................................................................10
2. Khuyến nghị và đề xuất. .......................................................................................................11
 Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 6
 b. Cơ sở thực tiễn
 Qua thời gian giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng học sinh hay mắc lỗi 
 sai trong tính toán hoặc trình bày một bài toán số học.
 Nguyên nhân chủ yếu là :
• Trong quá trình học toán, học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn 
 hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thứcnên thường 
 dẫn đến sai khi làm bài tập.
• Có những dạng bài tập, nếu học sinh không chú tâm để ý hay chủ quan xem nhẹ 
 hoặc làm theo cảm nhận tương tự là có thể vấp phải lỗi sai .
• Bản thân học sinh lại không tích cực đọc - hiểu các định nghĩa, khái niệm, nên 
 trong quá trình giải bài tập gặp rất nhiều khó khăn và hay dễ mắc phải những lỗi 
 sai .
• Về nhà thì không chịu học bài và làm bài tập, không xem bài trước khi đến lớp 
 nên dẫn đến tình trạng các em bị hổng kiến thức
• Một phần gia đình chưa thực sự quan tâm, nhắc nhở con em mình trong việc học 
 tập
• Việc học online kéo dài nên một bộ phận học sinh chưa tự giác học hoặc do lỗi 
 đường truyền kém học sinh không nghe được đầy đủ bài giảng của thầy cô; hoặc 
 do thiết bị học còn thiếu thốn nên việc tương tác với giáo viên kém.
• Chính vì vậy, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích hợp để truyền thụ 
 hết cho học sinh kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và còn dạy cho các em 
 cách giải và trình bày bài giải của mình một cách chuẩn xác. Khuyến khích các 
 em tìm tòi các cách giải khác của bài toán để phát huy khả năng tư duy, suy luận 
 logic tạo được lòng say mê học tập của các em. Với tâm huyết của một giáo viên 
 dạy môn Toán, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng cho học sinh 
 qua một số dạng bài toán 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”. 
 Bài viết là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy bộ 
 môn Toán lớp 6A1 năm học 2021 – 2022.
 2. Mục đích của viết sáng kiến kinh nghiệm
 Do nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên nên để nâng cao chất lượng môn 
 Toán, trong phạm vi đề tài này tôi mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm 
 thực tế chỉ mong qua mỗi tiết học, tiết luyện tập sẽ giúp học sinh làm tốt được 
 các dạng toán cơ bản ở lớp 6 tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo cho học sinh 
 học tập môn Toán được thuận lợi.
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp khảo sát thực tiễn
 2/12 Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 6
Đầu năm học 2021 - 2022, qua học bạ của học sinh tôi đã điều tra kết quả môn 
Toán ở lớp 5 của học sinh lớp 6A1, cụ thể như sau: 
 KẾT QUẢ XẾP LOẠI
 Tổng 
 Khối Trung 
 số học Giỏi Khá Yếu
 lớp bình
 sinh
 TS % TS % TS % TS %
 6A1 41 13 28,3 22 47,8 7 15,2 4 8,7
Với kết quả thông qua học bạ của học sinh cũng chưa thể đánh giá được cụ thể 
lực học một cách chính xác nhưng tuy nhiên đó cũng là một căn cứ để tôi có 
những đánh giá bước đầu. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao 
chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
2. Các giải pháp
a) Về phía giáo viên:
 Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn 
Toán nói riêng.
 Nghiên cứu sách giáo khoa môn Toán gồm 3 bộ: Cánh Diều, Chân trời 
sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống.
 Cùng tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trước khi năm học 
bắt đầu.
 Nghiên cứu bài học để soạn giáo án, làm phiếu chuẩn bị bài cho học sinh.
 Trang bị các thiết bị dạy học như: bảng điện tử GAOMON, phần mềm 
viết bảng như scble lnk; phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến: classpoint, OLM, 
azota...
b) Về phía học sinh:
 Sau khi học sinh nắm được lý thuyết thì việc rèn luyện kĩ năng vận dụng 
lý thuyết vào bài tập là vô cùng quan trọng, vì vậy người giáo viên không chỉ 
đơn thuần cung cấp lời giải mà quan trọng hơn là dạy cho các em biết suy nghĩ 
tìm ra con đường hợp lí để giải bài toán, tránh những lỗi sai trong trình bày bài 
giải.
 Tư duy sáng tạo luôn bắt nguồn từ tình huống có vấn đề, nêu tình huống 
có vấn đề để gợi cho các em nhu cầu nhận thức, đôi lúc làm bộc lộ sự thiếu sót 
về kiến thức và kĩ năng của học sinh để học sinh thấy cần thiết phải bổ sung, 
điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy 
sinh. Để tạo hứng thú trong học tập của học sinh, các em được phản biện, được 
tương tác với bạn bè và thầy cô nhiều hơn, giúp các em tham gia trực tiếp vào 
 4/12 Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 6
2. Khắc phục lỗi thường gặp khi giải bài toán tìm x.
Lỗi hay gặp trong bài toán tìm x là rất đa dạng, tuy nhiên có những lỗi mà nhiều 
em mắc phải và giống nhau là bài tìm x trong bài toán phối hợp các phép tính: 
cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa. Nguyên nhân đầu tiên là các em chưa 
nắm được thứ tự thực hiện các phép tính. Nguyên nhân thứ hai là các em chưa 
xác định được vai trò của số x trong thành phần nào của phép tính
 Ví dụ: Học sinh thường mắc lỗi sai khi giải bài tập tìm x sau:
 5x – 36 : 18 = 13
 5x – 36 = 13 . 18
 5x – 36 = 234
 5x = 234 + 36
 x = 270 : 5
 x = 54
*Nguyên nhân sai:
 Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị 
chia nên dẫn đến sai.
* Biện pháp khắc phục:
 Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài:
 5x - 36 : 18 = 13 và (5x - 36):18 = 13
 Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài .
 GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh.
 5x – 36 : 18 = 13 (5x-36):18 = 13
 5x – 2 = 13 5x – 36 = 13 . 18 
 5x = 13 + 2 5x – 36 = 234
 x = 15 : 5 5x = 234 + 36
 x = 3 x = 270 : 5
 x = 54
 Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài, giữa hai kết quả và kết 
hợp chỉ ra cho học sinh thấy lỗi sai trên để học sinh rút kinh nghiệm. 
 Giáo viên soạn phiếu bài tập liên quan đến dạng bài, tạo đường link bài tập 
trên AZOTA để học sinh làm bài rồi chụp gửi lại qua đó giáo viên sẽ đánh giá 
được mức độ hiểu bài và những khó khăn học sinh vẫn còn vướng mắc để tiếp 
tục rèn thêm.
3. Khắc phục lỗi thường gặp trong bài toán về lũy thừa.
* Học sinh thường mắc lỗi sai khi tính luỹ thừa:
 Ví dụ học sinh tính 23= 2.3 = 6, 52.55 = 510
 6/12 Một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 6
 Vậy biểu thức a2 b2 có giá trị bằng -65 khi a = -7; b = 4.
Ở đây rõ ràng chỉ vì không đóng ngoặc số âm dẫn đến kết quả sai bởi :
 Với a = -7 thì a2 7 2 và 72 7 2 
Để khắc phục lỗi này giáo viên nên chú ý cho học sinh khi viết lũy thừa với cơ 
số âm thì phải đóng ngoặc cơ số âm. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh tham 
gia trò chơi thông qua nội dung như sau:
+ Hình thức: nhóm 1 gồm tổ 1 và tổ 2; nhóm 2 gồm tổ 3 và tổ 4
Mỗi nhóm chuẩn bị 20 câu hỏi về chủ đề lũy thừa nguồn lấy ở SGK, SBT, 
internet. 
(Trong đó mỗi tổ chuẩn bị 10 câu, tổ trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên 
chuẩn bị và gửi lại về cho tổ trưởng rồi đến nhóm trưởng. Nhóm trưởng gửi lại 
giáo viên để kiểm tra tính chính xác của câu hỏi và đáp án; sau đó tổ trưởng sẽ 
làm trên phần mềm Quizizz rồi gửi lại giáo viên.)
+ Luật chơi: Nhóm 1 sẽ chơi trên sản phẩm của nhóm 2 và ngược lại 
Những bạn đứng thứ 1,2,3 sẽ được thưởng điểm
Mục đích qua trò chơi này để học sinh được ôn tập lại lần nữa nhằm khắc sâu 
kiến thức về lũy thừa.
4. Khắc phục lỗi thường gặp khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
Học sinh dễ mắc lỗi sai khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
 Ví dụ: Có học sinh thực hiện phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố:
 120 = 2 . 3 . 4 . 5 
* Nguyên nhân sai:
Do học sinh chưa nhớ được hết các số nguyên tố bé hơn 100 hoặc chưa hiểu 
được định nghĩa thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, nên không thể 
xác định tích (2 .3 . 4 . 5) trong đó có thừa số 4 là hợp số.
* Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm khi phân tích số 120 ra TSNT
 Cách 1: 120 = 2.3.4.5 Cách 2: 120 = 2.2.2.3.5.
Yêu cầu học sinh xác định :
 Xét các tích trên xem có còn thừa số nào là hợp số không ?
 Cách nào làm sai ? Vì sao sai ?
Từ đó giáo viên chỉ ra nguyên nhân của cách làm sai, để học sinh rút kinh 
nghiệm. Yêu cầu học sinh ghi nhớ các số nguyên tố nhỏ hơn 100 
Sau đó giáo viên kết hợp cho học sinh làm bài trên OLM để giúp học sinh ôn 
luyện thêm
5. Khắc phục lỗi trong tìm: “Bội và ước của một số nguyên”
 Ví dụ : Tìm tất cả các ước của 6.
 8/12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_mo.docx