SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

docx 25 trang sklop6 03/08/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh
 Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn Quảng Phú 
là một ngôi trường có bề dày về chất lượng mũi nhọn. Khi chưa có trường THCS 
Nguyễn Tất Thành thì chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu trong toàn 
huyện về số lượng cũng như về các giải của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kể từ khi 
trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì nguồn học sinh giỏi, chất lượng 
đầu vào của nhà trường không cao, số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút. Từ năm 
học 2012 – 2013 cho đến nay Bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công 
tác Bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Qua các năm thực hiện nhiệm vụ nay 
tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng 
học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh” để đưa ra một số kinh nghiệm chỉ 
đạo nhằm duy trì độ ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp 
trong nhà trường.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh 
giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 
2013 – 2014 đến năm học 2015-2016. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công 
tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường từ 
năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019, nâng cao chất lượng mũi nhọn, duy trì 
và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các môn văn 
hóa các cấp. 
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Về học sinh: Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh của trường THCS Lương 
 Thế Vinh từ năm học 2013 -2014 đến năm học 2018 – 2019.
 - Về giáo viên: Các thầy cô giáo trong tập thể trường THCS Lương Thế Vinh.
 4. Giới hạn của đề tài.
 Đề tài nghiên cứu trong giới hạn phạm vi các hoạt động của tập thể hội đồng sư 
phạm nhà trường và các học sinh khá, giỏi của trường THCS Lương Thế Vinh qua đó 
áp dụng trực tiếp đề tài để làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà 
trường và có thể áp dụng triển khai đối với một số trường THCS trong huyện.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
 + Phương pháp quan sát, đánh giá nhận xét.
 1
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
giám hiệu nhà trường đã suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
mũi nhọn, nâng cao tỉ lệ học sinh đạt giải đồng đều trên tất cả các môn trong các kỳ 
thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số 
kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các môn đã được áp dụng 
thành công tại trường THCS Lương Thế Vinh.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 3.1. Mục tiêu của giải pháp.
 Mục tiêu của các giải pháp đưa ra trong đề tài này là làm thế nào để nâng cao 
cả về chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp, duy trì tính ổn định về số lượng 
học sinh đạt giải hằng năm đồng đều cho các môn tham gia dự thi. 
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 3.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm.
 Đầu các năm học, ngay từ tháng 8 sau khi được hiệu trưởng nhà trường phân 
công giao trách nhiệm chỉ đạo quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi bắt tay 
vào xây dựng kế hoạch chung đó là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học 
sinh yếu của tất cả các khối lớp. Kế hoạch lập ra phải đảm bảo tính khả thi và vạch ra 
các vấn đề cụ thể như sau:
 - Lựa chọn đội ngủ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
 - Khung thời gian bồi dưỡng, số tiết bồi dưỡng trong năm.
 - Phương án bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao.
 - Trách nhiệm của ban quản lý chỉ đạo, trách nhiệm của các tổ chuyên môn, 
 trách nhiệm của giáo viên bồi dưỡng, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các 
 lớp. 
 - Kinh phí chi hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng, chế độ khen thưởng cho học sinh 
 và giáo viên có học sinh giỏi.
 - Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng học sinh giỏi các bộ môn của các tổ.
 - Thời gian kiểm tra việc ôn tập, thời gian kiểm tra dành cho học sinh.
 3.2.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi.
 Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa 
 3
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 Việc lựa chọn được học sinh tham gia bồi dưỡng môn nào phần lớn phụ thuộc 
vào giáo viên bộ môn trức tiếp giảng dạy. Tuy nhiên để có được kết quả đồng đều 
giữa các môn, không để tình trạng môn này thừa đội tuyển môn kia thiếu đội tuyển thì 
người quản lý cần có các định hướng, chỉ đạo nhằm cân đối lực lượng giữa các môn, 
chất lượng đội tuyển của từng môn sẽ cao hơn. Trong khâu lựa chọn học sinh vào đội 
tuyển các môn người quảng lý và các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cần chú ý một số 
kinh nghiệm sau: 
 - Đối với các môn Xã hội.
 Đây là các môn nặng về lý thuyết học thuộc vì vậy phải chọn đối tượng học 
sinh cần cù chịu khó, có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
 + Môn Văn: 
 Lựa chọn các em học sinh có khả năng ứng xử giao tiếp tốt, có kỷ năng viết bài 
tốt, trình bày bài sạch sẽ rỏ ràng.
 + Môn Sử: 
 Lựa chọn các em học sinh có trí nhớ tốt, đam mê tìm hiểu, ngoài việc học 
thuộc, học sinh phải có sự hứng thú cách nắm bắt thông tin, nhớ chính xác các sự 
kiện, các mốc lịch sử đặc biệt là năng lực nhận xét đánh giá so sánh đối chiếu.
 + Môn Địa: 
 Đòi hỏi các em phải có kỹ năng tư duy tổng hợp khả năng nắm bắt dữ liệu, kỹ 
năng thu thập thông tin, kỹ năng đối chiếu so sánh giữa các vùng miền.
 + Môn Ngoại Ngữ :
 Đây là bộ môn rất khó. Để đạt được kết quả tốt các em phải có sự hứng thú 
nắm bắt kiến thức diễn đạt đúng từ, câu, có khả năng thực hành nghe nói đọc viết tốt. 
Muốn đạt được kết quả cao học sinh phải thực sự đam mê học tập bằng nhiều kênh. 
Riêng môn Tiếng Anh đội tuyển phải được lựa chọn và xây dựng từ những năm đầu 
lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng sàng lọc đến năm lớp 9 để có được đội tuyển chất lượng.
 5
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 Môn học này phải chọn được những học sinh có lòng đam mê học tập, chăm 
chỉ cần cù và chịu khó, ngoài việc siêng năng học lý thuyết phải có kiến thức tốt để xử 
lý các bài tâp.
 + Môn tin học.
 Đây là môn học mà trường chúng tôi luôn luôn dẫn đầu về kết quả trong các kỳ 
thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm. Có được thành tích đó là nhờ sự lựa chon 
đội tuyển hợp lý. Riêng môn học này nên lựa chọn chủ yếu học sinh lớp 8 để tham gia 
thi. Lợi thế của sự lựa chọn này là ở chổ lớp 8 không tham gia thi cấp huyên do đó sẽ 
lựa chọn được những học sinh giỏi, ưu tú để tham gia thi trong đội tuyển lớp 9.
 3.2.3. Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng.
 a) Chọn giáo viên.
 Việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng là một việc hết sức quan trọng. Có 
một người thầy tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công 
tác bồi dưỡng thì mới có được những em học sinh đạt giải cao trong các kì thi. Tuy 
nhiên việc lựa chọn không nên chú trọng vào một cá nhân mà cần phải lựa chọn làm 
sao phải có tính chiến lược ổn định, phải duy trì được kết quả hằng năm, không để 
năm được năm mất, người quản lý phải biết khơi dậy lòng đam mê, niềm tự hào của 
các giáo viên bồi dưỡng để họ dốc lòng mang hết trí tuệ tài năng kiến thức của mình 
để bồi dưỡng cho các em học sinh đạt kết quả cao. Căn cứ vào tình hình đội ngũ 
chúng tôi phân công lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ngay từ cuối 
năm học trước (chẳng hạn cuối tháng 5/2018 năm học 2017-2018 chúng tôi sẽ tiến 
hành phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học 2018-2019). Trong 
phân công cần chú ý các tiêu chí sau :
 Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn : Đây là yếu tố quan trọng vì thầy 
có vững về chuyên môn thì mới có khả năng tư duy tìm tòi phát hiện các đơn vị kiến 
thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Có thầy giáo giỏi mới đào tạo được trò 
 7
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và các giáo viên bồi dưỡng. Mục đích là giao 
trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng và giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn.
Giáo viên dạy môn nào thì trực tiếp bồi dưỡng môn đó. Dựa vào kết quả thi các cấp 
của năm này và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 để giao chỉ tiêu 
phấn đấu cho năm tới cho từng môn : Nếu môn nào có đội tuyển các em học sinh là 
mũi nhọn của trường thì giao chỉ tiêu cao, môn nào học sinh chỉ ở mức độ khá giỏi thì 
giao chỉ tiêu thấp hơn. Cho giáo viên thảo luận và đi đến nhất trí thực hiện .
 Căn cứ vào điều kiện biên chế giáo viên, biên chế lớp trong nhà trường. Người 
quản lý phân cho giáo viên bồi dưỡng giảm mỗi tuần từ 3 đến 4 tiết để họ có điều kiện 
nghiên cứu và có thời gian bồi dưỡng hiệu quả hơn. Tạo được sự công bằng trong 
chuyên môn giúp cho giáo viên bồi dưỡng cảm thấy thoải mái và an tâm giảng dạy.
 Các đồng chí tham gia bồi dưỡng phải sưu tầm và biên soạn các đề cương, các 
chủ đề ôn luyện. Thường xuyên trao đổi kiến thức với những đồng chí có thâm niên 
bồi dưỡng, kịp thời báo cáo những khó khăn trong công tác bồi dưỡng với ban giám 
hiệu nhà trường để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình bồi dưỡng.
 c) Giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn.
 Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng thì cá nhân giáo viên được 
phân công phải dày công tìm tòi, sưu tầm tài liệu giảng dạy và phải chịu trách nhiệm 
chính. Tuy nhiên tổ nhóm chuyên môn cũng phải cùng với họ xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng, gom các chuyên đề, hệ thống các kiến thức để giúp cho họ bồi dưỡng có chất 
lượng và hiệu quả hơn. 
 Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ bồi 
dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự phản hồi của 
học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn.
 Yêu cầu tất cả các thành viên trong tổ cùng với giáo viên bồi dưỡng trao đổi 
kinh nghiệm với nhau và tìm tòi xây dựng các kiến thức trọng tâm của các đề thi hằng 
 9
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
xuyên theo lịch hoặc kiểm tra đột xuất giáo viên. Ban giám hiệu nên giao trách nhiệm 
cho họ và tin tưởng vào sự nỗ lực tự giác cống hiến của giáo viên của mình.
 Thầy cô bồi dưỡng có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể đưa học sinh đến 
trường hoặc bồi dưỡng ở nhà. Ở trên lớp giáo viên có thể giao thêm bài cho yêu cầu 
các em làm hoàn thành hôm sau cô giáo chữa với học sinh. Kiểm tra trực tiếp hoặc ra 
câu hỏi, bài tập cho học sinh về nhà tự học, tự làm với gian ấn định sau đó giáo viên 
kiểm tra.
 Hướng dẫn giáo viên ôn tập tăng cường sưu tầm tài liệu biên soạn lại và phô tô 
từng tài liệu, bộ đề, đề cương phát đến tận tay các em học sinh. Nhà trường tạo điều 
kiện hỗ trợ tối đa chi phí phô tô tài liệu để cung cấp cho giáo viên và học sinh, tổ chức 
cấp phát giấy thi trong các đợt kiểm tra do giáo viên bồi dưỡng tự tổ chức.
 Việc được phân công bồi dưỡng vào cuối các năm học nên tất cả các thầy cô 
đêu xác định nhiệm vụ ngay từ trong hè đã chọn học sinh và bồi dưỡng trong suốt ba 
tháng hè. Chính vì vậy rất nhiều môn học đạt được kết quả đậu rất cao, có những môn 
năm nào cũng đạt giải nhất như môn Tin học, môn Lịch sử và một số bộ môn khác.
 Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đạt giải cao trong kỳ thi cấp huyện. Từ kết 
quả đó để nhiều em được lọt vào đội tuyển ôn luyện bồi dưỡng dự thi cấp tỉnh. Những 
em được Phòng Giáo Dục chọn vào đội tuyển mặc dụ được Phòng Giáo dục tập trung 
bồi dưỡng theo kế hoạch nhưng nhà trường vẫn tiếp tục chỉ đạo các thầy cô vẫn bám 
sát bồi dưỡng cho các em mọi lúc mọi các em có thể đến nhà trao đổi học hỏi thầy cô 
mình, nhờ giáo viên hướng dẫn các bài khó. Ở trên lớp, thầy cô, Ban giám hiệu 
thường xuyên hỏi về tình hình học của các em để giúp đỡ tháo gỡ các vướng mắc mà 
các em gặp phải.
 Trong quá trình bồi dưỡng nhiệm vụ của người giáo viên là đầu tư thời gian, 
nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua những năm bồi dưỡng đội tuyển để đạt kết quả cao 
nhất.
 11
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_boi_duong_hoc.docx