SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS Cổ Bi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS Cổ Bi
1/19 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. ..........................................................................................2 I. Lý do chọn đề tài. ..............................................................................................2 II. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................3 III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu................................................................3 1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 2. Thời gian nghiên cứu. ....................................................................................3 IV. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................4 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn. .................................................................................4 1. Cơ sở lí luận. ...................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn. ...............................................................................................5 II. Thực trạng của vấn đề.....................................................................................5 III. Các biện pháp đã tiến hành...........................................................................7 1. Thành lập đội tuyển........................................................................................7 2. Xây dựng kế hoạch, chương trình. ................................................................8 3. Phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng.................................................................9 4. Tăng cường kiểm tra, luyện đề, rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. ...........16 IV. Kết quả. .........................................................................................................17 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................18 I. Kết luận. ...........................................................................................................18 II. Khuyến nghị. ..................................................................................................18 Tài liệu tham khảo Minh chứng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Giáo dục công dân GDCD Trung học cơ sở THCS Học sinh HS 3/19 Trong những năm gần đây, tôi thường được giao nhiệm vụ phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở nhà trường. Nhận thấy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng chưa đạt kết quả như mong muốn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS Cổ Bi”. II. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cũng là góp một tiếng nói giúp học sinh và phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD nói riêng. III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Với đề tài này, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Cổ Bi. 2. Thời gian nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu trong 02 năm 2021 – 2022 và 2022 – 2023. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh nghiệm, bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn. IV. Phương pháp nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi chọn một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Phương pháp tìm hiểu đối tượng qua thực tiễn. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp phân tích ví dụ điển hình. 5/19 2. Cơ sở thực tiễn. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lí. Mặt khác, các em đang sống trong thời đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự “ăn sâu” của mạng xã hội Tất cả đều có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển tâm sinh lí của các em. Các em rất tò mò, ham hiểu biết, ham hoạt động và khám phá những điều mới lạ quanh mình. Các em muốn tự khẳng định mình, muốn chứng minh mình là người lớn: làm theo ý mình, sống theo ý mình Vì vậy, các em dần tách khỏi ảnh hưởng của bố mẹ, các thầy cô giáo; không muốn nghe những lời dạy bảo của người lớn. Thậm chí, những lời khuyên nhủ, răn dạy của gia đình, thầy cô khiến các em bực tức, khó chịu. Vì thế, việc giảng dạy bộ môn GDCD trở nên khó khăn hơn, vì nhiều em cho rằng đó là những lí thuyết, sáo rỗng, giáo điều “khó nghe”. Thực tế còn cho thấy, nhiều học sinh và cha mẹ học sinh thường coi nhẹ môn học này, coi đây là môn phụ vì nó không phục vụ cho các kì thi chuyển cấp. Các em giành rất ít thời gian cho học môn GDCD đặc biệt việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế lại càng hạn chế. Chính vì vậy, công tác thành lập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD có nhiều khó khăn. Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thường mất nhiều thời gian để phân tích, động viên học sinh tham gia đội tuyển. Thực tế, đã có em định tham gia đội tuyển nhưng bố mẹ không đồng ý vì cho rằng: học và thi để làm gì, chỉ mất thời gian vô ích. Mong muốn của bố mẹ và các em là được ôn luyện các môn như Văn, Toán, Ngoại ngữ để hỗ trợ nhiều hơn cho các kì thi cuối kì, cuối năm và chuyển cấp. Tất cả những điều trên không những làm giảm lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự đam mê của giáo viên dạy GDCD nói chung và giáo viên bồi dưỡng đội tuyển nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin của một số rất ít học sinh sẽ tham gia vào đội tuyển. Các em ngại vì phải thi môn GDCD, sợ xấu mặt với bạn bè. Để vượt qua tất cả những khó khăn trên nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, người giáo viên phải thực sự tận tâm, trách nhiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp, kĩ thuật dạy học tốt nhất, hấp dẫn học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, chăm lo cho công tác dạy và học, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 7/19 - Việc sử dụng sách giáo khoa của học sinh cũng còn bất cập ở chỗ: nhiều em dùng sách cũ tái bản từ nhiều năm trước nên thông tin giáo viên đưa ra các em còn bỡ ngỡ. Việc thực hiện học nhóm đôi lúc thiếu thống nhất vì thông tin giữa sách cũ và sách mới có nhiều điểm khác biệt nhất là phần tư liệu tham khảo có liên quan đến các văn bản luật có trong nội dung chương trình của sách giáo khoa lớp 8 và lớp 9. Qua một số năm được phân công giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD của trường THCS Cổ Bi, tôi nhận thấy còn nhiều lúng túng, vì vậy mà kết quả chưa được cao. Khảo sát kết quả của hai năm học trước, cụ thể như sau: Năm học Số HS dự thi Số HS giỏi cấp Số HS dự thi và đạt Olimpic cấp Huyện Huyện giải cấp Thành phố 2019 – 2020 03 01 0 2020 – 2021 02 01 0 III. Các biện pháp đã tiến hành. Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt các năm học từ lớp 6 đến lớp 9. Bởi lẽ, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ bản, cốt lõi thì rèn cho học sinh kĩ năng làm bài là yếu tố rất quan trọng. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm để giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi có hiệu quả. 1. Thành lập đội tuyển. Châm ngôn có câu: “Có bột mới gột nên hồ”. Quả đúng như vậy, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưng học sinh là yếu tố quyết định sự thành công. Thông thường những em có tố chất thông minh, học lực khá – giỏi bao giờ cũng đăng kí vào đội tuyển các môn học như Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh – những môn sẽ thi vào lớp 10 rồi cuối cùng mới đến môn GDCD. Đây cũng là một điều dễ hiểu. Theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường, đội tuyển học sinh giỏi chính thức được thành lập và ôn tập bồi dưỡng vào năm học lớp 8. Vì thế, trước năm học này, tôi thường trao đổi với GVCN lớp 8 để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, đồng thời nhờ GVCN tư vấn cho học sinh đăng kí môn ôn thi phù hợp với khả năng, năng lực. Tôi cho học sinh tự đăng kí vì tôi quan niệm rằng chỉ khi các em thích thì mới thực sự dần nhen nhóm, khơi dậy lòng đam mê học tập. Trong các tiết học và qua các bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phát hiện những học sinh có khả năng trình bày bài, khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống. Thông qua GVCN, giáo viên bộ môn giới thiệu để lựa chọn, động viên (trên cơ sở các em đăng kí) các em tham gia vào đội tuyển. Tuy nhiên, cũng cần có những tiêu chí nhất định: 9/19 - Đọc kĩ công văn hướng dẫn chuyên môn của PGD để xác định các kì thi này sẽ diễn ra vào khoảng thời gian nào để giới hạn nội dung ôn cho phù hợp. - Tham khảo khung kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của PGD để xây dựng kế hoạch ôn tập tại trường, tạo sự thống nhất, giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống. - Có thể xây dựng kế hoạch theo bài, theo chủ đề với các chuẩn mực đạo đức và các chuẩn mực pháp luật trong cấu trúc tổng thể của chương trình. - Căn cứ vào yêu cầu, quy định của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để xác định nội dung cụ thể cho từng tiết dạy ôn tập. 2.2. Xác định các mức độ kiến thức. Nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi không giống như các tiết dạy bình thường ở lớp, mà là những kiến thức dự thi học sinh giỏi các cấp. Để học sinh có đủ kiến thức, tự tin và có sự sáng tạo khi giải quyết bất kì một kì thi nào thì việc xác định các mức độ kiến thức cần cung cấp cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông và các tài liệu liên quan để xác định lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh đối với từng bài, từng chủ đề cụ thể Các mức độ cần đạt được về kiến thức trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD gồm 3 mức độ tư duy là: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Giáo viên tham khảo cách ra đề ở các đề thi học sinh giỏi để tìm hiểu cách đặt câu hỏi, các dạng bài cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. 3. Phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng. 3.1. Bồi dưỡng kiến thức bộ môn cho học sinh. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD nói riêng, việc bồi dưỡng kiến thức bộ môn cho học sinh là vấn đề quan trọng. Với phương châm: dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao, mở rộng. Trước hết giáo viên cần củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản của từng bài, từng chủ đề của chương trình. Học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Kiến thức cơ bản đối với các chuẩn mực đạo đức trong chương trình GDCD cấp THCS được xác định bao gồm: - Khái niệm một phẩm chất đạo đức. - Biểu hiện của phẩm chất đạo đức đó (Biểu hiện đúng và biểu hiện trái). - Ý nghĩa của các phẩm chất. - Cách rèn luyện của học sinh để có được phẩm chất ấy. 11/19 giấy mà học sinh có thể thiết kế sơ đồ tư duy dưới dạng đồ hoạ thông tin trên phần mềm canva. Giáo viên giới thiệu cho học sinh đường link canva để học sinh tham khảo đề lập sơ đồ tư duy: https://www.canva.com/vi-vn/infographic/mau. Các em sẽ sử dụng hình ảnh, màu sắc để thiết kế. Chính điều này sẽ tạo cho các em hứng thú học tập, dễ khơi gợi niềm yêu thích học tập hơn là những con chữ dày chi chít. Đồng thời, phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh. Khi thiết kế, các em được tự do thoải mái sáng tạo theo ý mình, thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em. Thay vì phải ghi chép các câu văn rất dài, học sinh chỉ cần tóm tắt các từ khóa chính một cách cô đọng, xúc tích mà vẫn đảm bảo kiến thức cần ghi nhớ. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh sẽ có cái nhìn tổng quá về những kiến thức mình cần ghi nhớ, đâu là trọng tâm, đâu là các ý chính, đâu là các ý phụ. Từ đó giúp các em ghi nhớ tốt hơn, không bỏ sót các chi tiết khi học. Có thể nói, đây là phương pháp tự học cực kì hiệu quả đối với các em khi ôn thi học sinh giỏi. 3.3. Bồi dưỡng các kĩ năng làm bài. * Kĩ năng phân tích đề. - Phân tích đề là một bước rất cần thiết đối với học sinh trước khi làm bài, nó giúp cho các em xác định được yêu cầu của đề một cách chính xác, tránh tình trạng hiểu nhầm đề hoặc lạc đề trong quá trình làm bài. - Yêu cầu khi phân tích đề, học sinh cần phải đọc hết, đọc kĩ, phải hiểu chính xác từng từ, từng chữ trong câu hỏi. - Tôi thường hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau khi phân tích đề: + Bước 1: Đọc đề lần thứ nhất – đọc lướt để nhận biết đề bài. + Bước 2: Đọc lần hai kết hợp với gạch chân những từ khoá trong câu hỏi. + Bước 3: Lập dàn ý sơ lược nhưng đảm bảo đủ ý, có hệ thống, đáp ứng yêu cầu câu hỏi. Như vậy, bài làm sẽ không bị sót ý. * Kĩ năng làm bài. Kĩ năng làm bài rất quan trọng trong quá trình làm bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn luyện, tôi luôn chú ý đến việc rèn kĩ nnăg làm bài thông qua việc chấm, chữa bài cho học sinh. Mỗi bài viết của học sinh cần được chấm, sửa chữa một cách chi tiết, cụ thể cả về nội dung và hình thức. - Yêu cầu về hình thức: + Bài viết rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, đúng câu, đúng chính tả, không viết tắt. Câu văn hiểu theo nghĩa tường minh. + Trình bày bài khoa học, logic. Vì môn GDCD cũng là một môn khoa học xã hội nên phải trình bày bài một cách có hệ thống, ý lớn, ý nhỏ. Hết mỗi ý nên xuống
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gi.docx