SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh Lớp 6 trường THCS

doc 37 trang sklop6 18/05/2024 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh Lớp 6 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh Lớp 6 trường THCS

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh Lớp 6 trường THCS
 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 TỔ CHỨC TIẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 NĂM HỌC 2016 - 2017
 1 /37 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
không qua tâm tới con, có phụ huynh chỉ quan tâm tới việc học tập của con, nhiều 
mặt khác trong đời sống các em hiểu biết rắt ít, do vậy các em ngại hoạt động, 
thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người... Vì vậy, HĐGDNGLL lại càng 
trở nên cần thiết đối với các em. HĐGDNGLL vừa giúp các em tích lũy được kinh 
nghiệm thực tiễn đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp lại vừa là con đường phát triển 
hài hoà cân đối về mọi mặt trong quá trình phát triển nhân cách.
 Trong thực tiễn, chất lượng tổ chức và thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở 
trường THCS nói chung còn nhiều bất cập. Trong quá trình dạy học và đánh giá 
phần lớn giáo viên chú trọng trang bị cho học sinh những tri thức các môn học cơ 
bản, ít chú trọng tới môn học HĐGDNGLL. Do vậy, việc thực hiện chương trình 
môn học này còn mang tính hình thức, thiếu sinh động, sáng tạo, không gắn kết với 
chương trình các môn học cơ bản cho nên chưa phát huy được hết vai trò bổ trợ, 
củng cố và mở rộng tri thức cho các môn học cơ bản nhằm hình thành những phẩm 
chất nhân cách toàn diện cho học sinh của con người mới. Xuất phát từ những lý 
do trên chúng tôi chọn vấn đề “ Tổ chức tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức tiết HĐGDNGLL của lớp 6 trường 
THCS. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình 
HĐGDNGLL ở lớp 6A3 nhằm phát huy năng lực của học sinh góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục của trường THCS.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 3.1. Khách thể nghiên cứu
 - Chương trình, kế hoạch tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh lớp 6 trường 
THCS.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu
 - Những biện pháp tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở lớp 6 trường 
THCS 
 4. Giới hạn - Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu: Sáng kiến này đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số biện 
pháp Tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh lớp 6 trường THCS.
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan công tác tổ chức thực hiện 
chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS.
 5.2. Xác định thực trạng của việc tổ chức các HĐGDNGLL ở trường THCS.
 5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL ở lớp 6A3 trường THCS
 - Nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
 - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong xây dựng và tổ chức tiết 
HĐGDNGLL.
 3 /37 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
 PHẦN II:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
HĐGDNGLL CHO HỌC SINH THCS
 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 
 1.1.1. Hoạt động giáo dục
 Hoạt động giáo dục là hoạt động của nhà giáo dục được tổ chức theo kế hoạch 
chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi 
dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác 
động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của học sinh cùng kết hợp với các 
biện pháp giáo dục gia đình và xã hội phát huy mặt tốt khắc phục mặt hạn chế, tiêu 
cực trong suy nghĩ và hành động của các em.
 Trong nhà trường hoạt động giáo dục được phân ra làm hai bộ phận chủ yếu:
 - Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập 
khác.
 - Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và các lĩnh vực học tập, có thể kể 
đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường như: hoạt động giáo dục thể chất, trí 
tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, dân số, môi trường và hoạt động giáo dục tư tưởng - chính 
trị, pháp luật
 1.1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 HĐGDNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học văn hóa. HĐGDNGLL ở 
trường THCS giúp các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn có thêm 
những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống 
của mình, để rèn luyện trở thành người có nhân cách.
 Trong chương trình THCS, HĐGDNGLL là hoạt động có mục đích, có kế 
hoạch, có tổ chức được thực hiện ngoài giờ các môn học trên lớp, là sự tiếp nối, bổ 
sung các hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm hình 
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
 Xuất phát từ vị trí, vai trò của HĐGDNGLL thì hiện nay HĐGDNGLL đã trở 
thành chương trình bắt buộc, và là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện 
học sinh trong chính khóa chứ không phải ngoại khóa.
 1.1.3. Biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL.
 * Biện pháp: Theo từ điển Tiếng Việt thì “Biện pháp là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể ”.
 * Biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL: là cách thức tiến hành các 
nội dung trong chương trình HĐGDNGLL theo một qui trình nhằm đạt được mục 
tiêu của hoạt động giáo dục.
 5 /37 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất hài hòa, trọn vẹn của 
hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
 + Theo ông Nguyễn Văn Khải (2008) “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống 
liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển năng lực của học sinh. Khi xây 
dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy năng lực tự lực, phát 
triển tư duy sáng tạo”. Định nghĩa trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là 
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 
 Tổ chức các HĐGDNGLL nhằm phát triển năng lực học sinh là hình thành cho 
học sinh các kỹ năng tìm hiểu kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức 
các hoạt động, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề
1.2. Một số vấn đề cơ bản về tổ chức các tiết HĐGDNGLL ở trường THCS.
 1.2.1. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS :
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện thuận lợi để HS phát huy vai 
trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động, qua đó rèn 
luyện những nét nhân cách của con người phát triển toàn diện.
 Với ý nghĩa đó, mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THCS hướng tới: 
 a. Mục tiêu về kiến thức:
 HĐGDNGLL ở THCS là một môn học đặc thù nên nó không có hệ thống kiến 
thức xác định mà phản ánh tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau 
của đời sống xã hội. Chính vì vậy, HĐGDNGLL chính là dịp, là cơ hội để học sinh 
củng cố, ôn lại kiến thức đã học nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức. Do 
vậy, HĐGDNGLL sẽ cung cấp làm phong phú thêm tri thức cho học sinh, nhất là 
những tri thức gắn với thực tiễn, có tính cụ thể và thiết thực.
 Ngoài ra, thông qua HĐGDNGLL giáo viên giúp học sinh định hướng chính trị 
xã hội, có hiểu biết nhất định về truyền thống dựng nước và giữ nước, truyền thống 
văn hóa của dân tộc đồng thời nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề 
mà nhân loại đang quan tâm: hòa bình, bảo vệ môi trường, sự gia tăng dân số
 b. Mục tiêu về kĩ năng:
 Mục tiêu của HĐGDNGLL ở THCS là rèn luyện kĩ năng: giao tiếp, ứng xử
có văn hóa, kĩ năng tự giáo dục, kĩ năng tham gia hoạt động, kĩ năng tổ chức, kĩ 
năng đánh giá hoạt động
 Giao tiếp là hình thức đặc trưng trong mối quan hệ giữa con người với con
người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, nhu cầu tiếp xúc với người khác
trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau hướng tới mục đích
trong học tập, lao động, vui chơi và các hoạt động tập thể khác Chính vì vậy, 
HĐGDNGLL hướng tới mục tiêu rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
 Hơn nữa, kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL được hình thành và phát triển mạnh mẽ 
qua việc tham gia vào các hoạt động của học sinh. Đó là kĩ năng tự lập kế hoạch 
của học sinh, kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động, kĩ năng điều khiển chương 
 7 /37 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
học sinh vào các hoạt động bổ ích vào sân chơi thú vị với nhiều hình hức phong 
phú, hấp dẫn. Do vậy, nếu thực hiện chương trình tốt sẽ cuốn hút các em vào các 
hoạt động lành mạnh, hạn chế những ảnh hưởng xấu. HĐGDNGLL là môi trường 
rèn luyện đối với học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém về đạo đức bởi vì học sinh 
có biểu hiện yếu kém về đạo đức thường có nhận thức sai lệch về cuộc sống, về 
các chuẩn mực đạo đức. Chính vì vậy, khi tham gia vào các HĐGDNGLL các em 
có thể điều chỉnh nhận thức, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nhờ hoạt 
động và dư luận tậpthể lành mạnh sẽ điều chỉnh dần dần quá trình phát triển nhận 
thức, thái độ, kĩ năng sống của học sinh.
 - Giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh: Thông qua 
HĐGDNGLL năng lực cá nhân được thể hiện rõ nhất, các em được kiểm nghiệm 
khả năng của mình trong tổ chức các hoạt động, tham gia nhiều loại hình khác 
nhau từ đó có thể lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai. Đối với nhà giáo dục, 
họ dễ dàng quan sát học sinh để lựa chọn học sinh có năng khiếu phối hợp với nhà 
trường, phụ huynh có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để các em phát triển năng 
khiếu của mình.
 - Là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực 
tiễn xã hội: Khác với các môn học khác, HĐGDNGLL dành phần lớn thời gian 
cho thực hành. Các giờ học thực hành này đòi hỏi học sinh không những nắm được 
kiến thức lý luận mà còn biết vận dụng kiết thức trong sách vở đó vào giải quyết 
các tình huống cụ thể. Như vậy, HĐGDNGLL làm cho quá trình đào đạo của nhà 
trường gắn liền với thực tế góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với 
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
 1.2.3. Vị trí, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
 - Vị trí: Là bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục phổ thông góp phần thực 
hiện mục tiêu giáo dục, là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với 
xã hội.
 - Nhiệm vụ: 
 + Củng cố, hoàn thiện tri thức đã học trên lớp, vận dụng tri thức vào cuộc sống.
 + Học sinh có thêm những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người: Bảo vệ môi 
trường, dân số và kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề quốc tế, 
 + Giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, thói quen tốt trong học tập, lao 
động, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
 + Hình thành và rèn luyện năng lực tự quản: năng lực tổ chức hoạt động tập thể 
và cá nhân.
 + Rèn luyện kĩ năng giáo dục và tự giáo dục.
 +Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng 
nghề nghiệp cá nhân hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã 
hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống.
 9 /37 Một số kinh nghiệm tổ chức tiết HĐGDNGLL nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 6 trường THCS
hình thức tổ chức giáo dục phải căn cứ vào các giai đoạn phát triển theo lứa tuổi 
của học sinh, dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội về giá trị con người và tùy theo khí 
chất bẩm sinh của từng học sinh.
 Học sinh THCS có đặc trưng nổi bật là sự phát triển nhảy vọt về tâm sinh lý 
điều này có liên quan đến hiện tượng dạy thì, phát dục. Đây là thời kì chuyển từ ấu 
thơ sang tuổi trưởng thành. 
 Các em luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn đảm nhiệm một số công việc của 
người lớn điều này làm tăng tính tích cực trong học tập và hoạt động xã hội của 
học sinh. Tuy nhiên, các em chưa thấy được những hạn chế của mình, nên có biểu 
hiện như bướng bỉnh dễ kích động, khó bảo để định hướng tốt cho sự phát triển 
nhân cách của các em, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn xung 
quanh cần đi sâu vào thế giới nội tâm của các em hiểu rõ nhu cầu đặc điểm tâm 
sinh lý để có những biện pháp kịp thời điều chỉnh và lôi cuốn học sinh vào các loại 
hoạt động phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh, hình thành và phát 
triển ở các em một nhân cách toàn diện.
 Tóm lại, sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các lứa tuổi khác là sự phát 
triển mạnh mẽ về mặt tâm lý và sinh lý nhưng thiếu cân đối về mọi mặt. Do vậy, 
lứa tuổi này được gọi là lứa tuổi “khủng hoảng”, lứa tuổi “trung gian”, “chuyển 
tiếp” Những tên gọi đó nói lên tính phước tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này 
trong quá trình phát triển của trẻ em.
 1.2.7. Vai trò của giáo viên trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL
 HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ cùng với hoạt động dạy học tạo nên sự
hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 
của cấp học. HĐGDNGLL bao giờ cũng có hai mặt: một là tác động có mục đích, 
có kế hoạch của nhà giáo dục, mặt khác là sự hưởng ứng tích cực, chủ động của 
người học. Hai mặt này thể hiện bản chất của quá trình giáo dục: biến quá trình 
giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở đối tượng giáo dục.
 Trong quá trình này, giáo viên giữ vai trò chủ đạo - là người cố vấn, hướng dẫn, 
tổ chức các hoạt động cho học sinh. Vai trò chủ đạo của giáo viên không chỉ được 
thể hiện ở nhiều dạng hoạt động: học tập, giáo dục, giao lưu, lao động, hoạt động 
xã hội công ích mà còn thể hiện là người cố vấn quá trình thực hiện các hoạt động 
như lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, triển khai kế hoạch thông qua đội ngũ tự 
quản, hơn nữa còn là trọng tài cố vấn khoa học, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt 
động của học sinh.
 1.3. Mối quan hệ giữa HĐGDNGLL với các hoạt động khác
 Mục tiêu giáo dục chỉ đạo toàn bộ các hoạt động giáo dục: hoạt động giáo dục 
trong gia đình, hoạt động giáo dục trong nhà trường, hoạt động giáo dục ngoài xã 
hội trong đó có HĐGDNGLL. Tất cả các hoạt động giáo dục đó chúng có mối 
quan hệ tác động qua lại nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
 11 /37

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_hoat_dong_giao_duc_ngoa.doc