SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa lý 6 (Sách Cánh diều)

docx 13 trang sklop6 01/06/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa lý 6 (Sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa lý 6 (Sách Cánh diều)

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa lý 6 (Sách Cánh diều)
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO  
 TRƯỜNG TRUNG HỌC ..
 ---    ---
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO 
 NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC 
 DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÝ 6
 (Sách Cánh diều)
 Lĩnh vực: 
 Họ và tên tác giả: . 
 Đơn vị: .
 Năm học: 20.- 20 1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước 
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước 
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp 
dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi 
dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích. Hội nghị 
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định: “Tiếp tục đổi 
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục 
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách 
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, 
kỹ năng, phát triển năng lực."
 Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một 
trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THCS đánh giá mang lại 
hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Hiện nay, học tập theo nhóm 
vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng 
rãi, nhất là đối với học sinh. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của 
phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu 
quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
 Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ 
chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, 
đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện 
các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành 
viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp 
giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh 
hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học trong các nhà trường hiện 
nay.
 1 hỏi từ bạn mình. S.V.Xandecson, C.Turney, Lewin K... là những tác giả đã nghiên 
cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của 
hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam, trong 
cuốn "Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học", PGS.TS Nguyễn Ngọc 
Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy 
học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo 
của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác với nhau trong 
quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Ngoài ra có các tác giả như 
Trần Duy Hưng, Nguyễn Triệu Sơn, Nguyễn Thị Như Mai... cũng đề xuất tổ chức 
hoạt động nhóm theo quan điểm hướng vào người học.
 Tổ chức hoạt động nhóm là quá trình giáo viên thiết kế, điều hành các mối 
quan hệ tương tác giữa học sinh với nhau nhằm giúp các em đạt được mục tiêu 
giáo dục đề ra.
 Như vậy, quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thực chất là quá 
trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: Giáo viên và học sinh. Do đó, hiệu quả 
của quá trình dạy học nói chung, quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh 
nói riêng phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và tính tích cực 
hoạt động của học sinh. Trước hết, giáo viên cần nắm vững bản chất hoạt động 
nhóm của học sinh để tác động phù hợp với nhu cầu, hứng thú và trình độ nhận 
thức của học sinh.
 Về phía học sinh thì hoạt động nhóm chính là xuất phát từ động cơ học tập 
đúng đắn. Động cơ học tập của học sinh thường hướng trực tiếp đến nhu cầu về 
việc làm và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Hơn thế nữa, sự phát triển của 
xã hội với các vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống luôn tác động lên mỗi cá 
nhân đã kích thích học sinh có nhu cầu và tạo ra động cơ học tập để được tiếp cận 
với những vấn đề mang tính thực tiễn. Trong hoạt động nhóm, động cơ của các 
cá nhân đã tạo nên động cơ hoạt động cho nhóm, thúc đẩy các học sinh tương tác, 
tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhận thức. Ngoài ra, học sinh không 
chỉ dừng lại ở việc "nghe giảng", tiếp thu, lĩnh hội tri thức một chiều mà các em 
cần tích cực hoạt động và phối hợp cùng làm việc để khai thác tiềm năng trí tuệ
 3 - Ưu điểm: Giáo viên có thời gian giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm có trình độ 
yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi. Hạn chế: Trong các tiết dạy trên 
lớp sự thay đổi nhóm sẽ liên quan đến vị trí ngồi của học sinh trong lớp, làm mất 
trật tự, tốn nhiều thời gian.
 Bên cạnh đó, còn 2 cách để chia nhóm đang được áp dụng rộng rãi đó là chia 
nhóm để cho mỗi nhóm nghiên cứu chuyên sâu một nội dung vấn đề hoặc tất cả 
các nhóm cùng nghiên cứu một nội dung vấn đề mà ta vẫn thường quen gọi là 
cách chia nhóm chuyên sâu và nhóm đồng việc.
 + Nhóm chuyên sâu: là mỗi nhóm chỉ nghiên cứu chuyên sâu 1 vấn đề, một 
nội dung của bài học.
 Ví dụ: Khi dạy Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - trang 106 sách Địa 
lí lớp 6 – bộ sách Cánh Diều
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu sâu đặc điểm của mỗi 
yếu tố cơ bản của bản đồ. Cụ thể:
 Nhóm 1: Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
 9 Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa 
các nhóm với nhau. Đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa 
học hay không. Những ai tích cực, những ai lười biếng hay làm chuyện riêng, cần 
rút kinh nghiệm gì, Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên 
cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Cần đánh giá kết quả hoạt 
động nhóm không chỉ dựa trên thành tích chung của cả nhóm mà còn dựa trên sự 
đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Điểm trung bình của cả nhóm dựa trên 
chất lượng hoạt động nhóm (mức độ am hiểu vấn đề, kỹ năng diễn đạt, trình bày, 
trả lời câu hỏi, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm). Điểm của từng 
học sinh được tính trên cơ sở điểm trung bình của nhóm có tính đến mức độ đóng 
góp của từng cá nhân đóng góp vào hoạt động nhóm.
 * Tóm lại: Dạy học nhóm phải tuân thủ theo quy trình sau:
 - Các bước tiến hành:
 + Bước 1: Hình thành các nhóm làm việc: tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm 
việc của các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 + Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc: thảo luận, trao đổi ý kiến, đưa ra 
kết luận chung, trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
 + Bước 3: Tổng hợp kết quả của các nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các 
nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung nếu thiếu.
 + Bước 4: GV tóm tắt ý kiến phản hồi của các nhóm sau đó cùng cả lớp chốt 
lại nội dung chủ yếu của bài học. Học sinh và giáo viên nhận xét kết quả làm việc 
của từng nhóm và tổng kết lại kiến thức toàn bài.
2.3.7. Giáo án thực nghiệm:
 Vận dụng tổ chức dạy học nhóm đạt hiệu quả ở một tiết dạy cụ thể trong 
chương trình lớp 6 – sách Địa lí 6 – bộ sách Cánh diều
 Bài 15: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
 (Trang 160 sách Địa lí lớp 6 – bộ sách Cánh diều)\
 19 II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, minh họa trực quan 
Phương tiện: Phấn, bảng.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: + Máy chiếu ( nếu có)
 + Tranh ảnh, video clip
 + Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (5P)
 Kiểm tra bài tập giao buổi trước, trả lời các câu hỏi trang 159 sách Địa lí lớp 
6 bộ sách Cánh diều
2. Dạy bài mới:
 Đặt vấn đề: Thiên tai đang diễn ra ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới 
nói chung ngày càng tăng với mức độ nghiêm trọng hơn. Con người đang phải 
hứng chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do chính mình gây ra. Biến đổi 
khí hậu không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn 
cầu. Vậy biến đổi khí hậu có những biểu hiện như thế nào? Chúng ta cần có các 
biện pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm 
hiểu về biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là nội 
dung của bài hôm nay.
 21 31

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_theo_nhom_nham_nang.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa.pdf