SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk

doc 26 trang sklop6 18/05/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk
 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Định hướng giáo dục học sinh của mình phát triển toàn diện là điều mà mỗi 
 người giáo viên đều trăn trở, bởi cái cốt yếu tồn tại cho đến sau này chính là việc 
 các em thể hiện lối sống, nhân cách, thái độ, cách làm việc của mình như thế nào 
 trong đời sống xã hội, điều mà người ta vẫn gọi là “sống có văn hóa”. 
 Trăn trở càng nhiều mới thấy nghề giáo quả thực là một nghề vô cùng khó 
 khăn và vất vả, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà hầu hết các bậc phụ huynh 
 đều phó mặc con cái của mình cho nhà trường mà quên đi môi trường giáo dục từ 
 phía gia đình, từ xã hội. Chính bởi vậy, mỗi người làm nghề giáo, đặc biệt là giáo 
 viên làm công tác chủ nhiệm vừa phải là một người thầy dạy tri thức vừa phải làm 
 tròn bổn phận của một người cha, người mẹ thứ hai dạy học trò cách làm người, 
 cách sống không chỉ cho mình mà còn biết vì người khác. Bác Hồ đã từng dạy rằng 
 “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì 
 cũng khó”. Bởi vậy, nhân cách chính là nền tảng để hình thành một con người, là 
 chìa khóa làm nên thành công của mọi việc, dù là việc khó khăn đến đâu đi chăng 
 nữa. Mỗi chúng ta phải là người nắm giữ chìa khóa giáo dục để phát hiện kịp thời 
 những biểu hiện đi ngược lại với truyền thống, đạo lí làm người mà có biện pháp 
 giáo dục phù hợp. 
 Việc giúp các em học sinh cùng nhau cảm nhận và trải qua những gian khổ, 
 thử thách sẽ tạo nên đức hi sinh, biết sống vì nhau, biết cảm nhận và trân trọng 
 những giây phút bên người thân, gia đình, bè bạn để sống có trách nhiệm với bản 
 thân, với gia đình và xã hội. Đó chính là mục tiêu để tôi đưa ra một số biện pháp 
 nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, đặc biệt là học sinh bước vào lớp 
 đầu cấp THCS. 
 Như chúng ta đã biết, bất cứ ai khi được chuyển đến một môi trường mới 
 cũng đều phải trải qua quá trình tìm hiểu, làm quen mới có thể học tập và làm việc 
 hiệu quả. Do đó, để giúp các em học sinh lớp 6 tiếp cận với môi trường mới một 
 cách nhanh nhất, mang hiệu quả giáo dục cao nhất, tôi đã cùng với các em trở 
 thành một người bạn đồng hành trên nhiều phương diện, từ đó tích lũy được những 
 bài học kinh nghiệm đáng quý. Thông qua những kinh nghiệm này tôi muốn trao 
 đổi và đưa ra những biện pháp để cùng đồng nghiệp thực hiện các hoạt động giáo 
 dục sao cho vừa có ý nghĩa, vừa sinh động và sáng tạo lại giúp các em học sinh khi 
 bước vào năm học đầu cấp THCS thêm yêu quý, trân trọng những giờ phút học tập 
 và rèn luyện ở môi trường mới, để tự nhận ra những thiếu sót của bản thân mà 
 hoàn thiện mình thành con người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
 Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 1 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
 - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 c) Phương pháp thống kê toán học
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Thực hiện Công văn 4235/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2016 của Bộ Giáo 
 dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 với 
 mục tiêu giáo dục toàn diện mỗi con người luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với 
 xã hội. Chính vì vậy, trong môi trường học tập chúng ta cần nắm bắt được đặc 
 điểm tâm sinh lí của học sinh để có biện pháp kịp thời uốn nắn cho phù hợp lứa 
 tuổi. Việc giúp học sinh tiếp cận và yêu thích các hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô 
 cùng quan trọng giúp các em có ý thức, thái độ và trách nhiệm đối với hoạt động 
 đó nhằm nâng cao hiểu biết áp dụng vào đời sống xã hội.
 Thực hiện đề tài này dựa trên quan điểm dạy học lí thuyết đi đôi với thực 
 hành, giáo dục học sinh trong môi trường thân thiện, tích cực, hoạt động học tập có 
 hiệu quả như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì 
 không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh 
 tế - văn hoá”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người thầy giáo giỏi không có 
 nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức 
 nhân loại vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, người thầy giáo cần không ngừng trau dồi 
 kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt 
 hơn yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, 
 những vấn đề về chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên... chính là tấm 
 gương sáng hơn bao giờ hết để mỗi học sinh noi theo. 
 Khi học sinh được thực hiện các nhiệm vụ do thầy cô giáo giao cho chính là 
 lúc được trải nghiệm qua quá trình rèn luyện trao đổi và ghi nhớ để vận dụng vào 
 bản thân một cách sáng tạo, đồng thời phát huy được những bản chất tốt đẹp trong 
 đời sống. Vì vậy, giải pháp phù hợp là cần biến quá trình học và vận dụng từ lí 
 thuyết đến thực hành của học sinh thành một quá trình hoàn toàn tự nhiên, tự 
 Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 3 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
 b. Khó khăn
 Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng do tình hình chung những năm gần đây 
 nhiều học sinh có chiều hướng đi xuống về mặt ý thức đạo đức, có nhiều trường 
 hợp mang biểu hiện chia bè phái, gây gổ đánh nhau, nói tục chửi thề, bỏ tiết bỏ giờ 
 chơi game, tụ tập....so với những năm học trước. Thậm chí có nhiều học sinh có 
 thái độ vô lễ với thầy cô giáo.... Thực trạng này diễn biến ngày càng phức tạp theo 
 đà phát triển của kinh tế thị trường, mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng dần coi 
 trọng vật chất hơn là việc giáo dục nhân cách cho con em mình, đó chính là rào cản 
 lớn nhất, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. 
 Khi được nhận chủ nhiệm một lớp 6, là một lớp đầu cấp, bản thân tôi có rất 
 nhiều trăn trở, bởi qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp của các em ở tiểu học 
 tôi nhận thấy phần lớn các em trong lớp có biểu hiện lười học, ham chơi, thậm chí 
 có học sinh còn trốn học chơi game, thường xuyên gây gổ với bạn bè, một số em là 
 học sinh yếu kém, từng lưu ban. Đặc biệt hơn là có đến 11/37 em thuộc diện hộ 
 nghèo, cận nghèo và nhiều em không có bố hoặc mẹ, hoặc gia đình không có đất, 
 không có hộ khẩu thường trú nên không có sổ hộ nghèo, trong khi đó gia đình lại 
 gặp nhiều khó khăn.
 Do đặc điểm tình hình trên, bản thân tôi nhận thấy lớp chủ nhiệm đầu cấp 
 mà tôi đảm nhận tương đối phức tạp, cần có nhiều sự đầu tư, bám sát các hoạt động 
 của lớp, đồng thời phải tổ chức được các hoạt động sáng tạo phù hợp với tâm sinh 
 lí lứa tuổi của các em, qua đó giúp các em ngày càng tiến bộ hơn về mặt ý thức từ 
 đó nâng cao nhận thức của bản thân khi được giao nhiệm vụ, sẵn sàng ứng biến với 
 mọi tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, biết sống có ích cho bản thân, gia 
 đình và xã hội.
 c. Nguyên nhân
 - Nguyên nhân khách quan: Việc học văn hóa luôn được giáo viên và phụ 
 huynh đặt lên hàng đầu, các phong trào, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa dần 
 trở thành gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, ít có sự vào cuộc của cha mẹ 
 học sinh và giáo viên bộ môn không làm công tác chủ nhiệm. Do đó hầu hết học 
 sinh đều cảm thấy việc học kiến thức văn hóa chiếm nhiều thời gian, áp lực căng 
 thẳng, mệt mỏi khiến các em cảm thấy chán nản mà dễ bị lôi kéo, dao động bởi yếu 
 tố bên ngoài. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đều chịu sức ép lớn từ phía phụ huynh 
 học sinh nên khi nhận công tác chủ nhiệm đều phải bám sát tình hình thực tiễn tại 
 lớp để có biện pháp uốn nắn học sinh kịp thời. Riêng đối với học sinh đầu cấp 
 THCS như lớp 6 thì môi trường mới, những yêu cầu mới, các hoạt động mới, thầy 
 cô và bạn bè mới cũng là yếu tố tác động khá lớn lên tâm lí của các em.
 - Nguyên nhân chủ quan: Học sinh đầu cấp THCS phần lớn đều nhút nhát, 
 thiếu tính hợp tác và chưa thật sự linh hoạt trong hầu hết các hoạt động, đa số các 
 Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 5 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
 + Nhận danh sách biên chế học sinh vào lớp. Phân loại đối tượng học sinh 
 được nhận từ các lớp ở bậc tiểu học.
 + Nhận hồ sơ học bạ tiểu học bàn giao chất lượng, tìm hiểu một số học sinh 
 đặc biệt hơn so với các bạn trong lớp về năng lực, phẩm chất và một số học sinh có 
 biểu hiện vi phạm đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật; một số học sinh thuộc diện hộ 
 nghèo, cận nghèo; một số học sinh có biểu hiện khác
 Vận dụng giải pháp này, tôi tìm hiểu được tình hình đặc điểm lớp của tôi, về 
 năng lực, phẩm chất khi nhận bàn giao cuối năm học 2015 – 2016 như sau:
 Năng lực Phẩm chất
 Xếp loại
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 Tốt 2 5.4% 8 21.6%
 Đạt 35 94.6% 29 78.4%
 Trong đó có 3 em từng lưu ban ở lớp 2 và lớp 3: Em Đào Quốc Thuần, em 
 Phạm Công Thành và em Nguyễn Duy Minh. Có 6 em thường xuyên bỏ tiết, bỏ 
 giờ và trốn học chơi game, hay gây gổ với bạn bè: Em Đào Quốc Thuần, Phạm 
 Công Thành, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Đức Đệ, Nguyễn Thành Duy, Nguyễn 
 Công Triệu Vân. Có 11 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo:
 Hộ nghèo Cận nghèo
Em Trần Đức Anh Em Nguyễn Công Triệu Vân Em Lê Thị Cẩm Ly
Em Y Đạt Buôn Dáp Em Nguyễn Thị Tú Trinh Em Đinh Trọng Hoài Nam
Em Nguyễn Duy Minh Em Nguyễn Văn Trường Em Nguyễn Văn Thiên
Em H Tuyết Niê Em Nguyễn Mạnh Hùng
 Một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng do chưa có hộ khẩu 
 thường trú nên không được cấp sổ hộ nghèo vì bố mẹ xa quê vào Đăk Lăk mưu 
 sinh như: Em Nguyễn Thị Hoài Hảo, em Kiều Linh H’Đơk... Một số em lười học, 
 lười vận động, thiếu tính hợp tác trong nhiều hoạt động như: Em Nguyễn Mạnh 
 Hùng, em Đặng Gia Long, em Nguyễn Thị Tú Trinh, em Đinh Thị Thu Hà, em 
 Nguyễn Văn Bình...
 + Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về tình hình học sinh tôi tiến hành gặp học sinh 
 lớp chủ nhiệm, giới thiệu sơ lược về bản thân với lớp, cho học sinh tự đứng lên 
 giới thiệu bản thân với cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp, có thể để một vài học 
 Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 7 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
 Nhóm giải pháp, biện pháp 2: Họp lớp, ổn định lớp, tiến hành bầu ban 
 cán sự lớp, bước đầu phân công một số nhiệm vụ
 - Dựa trên danh sách biên chế lớp của hội đồng tuyển sinh nhà trường và 
 phiếu tổng hợp thông tin lý lịch học sinh, giáo viên chủ nhiệm tiến hành xếp vị trí 
 chỗ ngồi phù hợp: Sắp xếp vị trí học sinh khá giỏi xen kẽ với học sinh học yếu, 
 kémHọc sinh có biểu hiện thường xuyên vi phạm ý thức tổ chức kỉ luật và vi 
 phạm đạo đức ngồi xen kẽ với học sinh ngoan ngoãn, có ý thức trách nhiệm cao 
 trong công việc, có khả năng quản lý tốt
 - Giáo viên chủ nhiệm thông qua phiếu tổng hợp thông tin của học sinh 
 trước tập thể, đọc kĩ phần giới thiệu vài nét về bản thân của các bạn trong lớp từ đó 
 cho học sinh bình bầu ra các ứng cử viên vào ban cán sự lớp tạm thời. 
 - Cho học sinh được các bạn trong lớp bình bầu lần lượt giới thiệu bản thân 
 để khảo sát khả năng giao tiếp, ứng xử trước tập thể. Từ đó gợi ý học sinh tìm ra 
 các vị trí ban cán sự lớp tạm thời phù hợp vào các chức vụ: Lớp trưởng, lớp phó và 
 trưởng các ban, tổ trưởng, tổ phó các tổ
 - Bước đầu phân công một số nhiệm vụ cho ban cán sự lớp tạm thời. Phát sổ 
 theo dõi tổ, nhóm, sổ theo dõi các mảng học tập, phong trào, nề nếp, lao 
 độngRiêng sổ “điều em muốn nói” được giao cho lớp trưởng giữ, các cá nhân có 
 thể mượn sổ ghi ý kiến của mình vào trước mỗi buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ để 
 giáo viên chủ nhiệm xử lí kịp thời trong giờ sinh hoạt 15 phút.
 Nhóm giải pháp, biện pháp 2 là khâu quan trọng nhằm tìm ra hướng đi cho 
 tập thể lớp trong năm học 2016 – 2017. Mặc dù là ban cán sự lớp tạm thời nhưng 
 căn bản các em có cơ hội thể hiện bản thân trước tập thể lớp, đây chính là cơ sở tạo 
 lập ban cán sự lớp chính thức sau đại hội chi đội lớp đầu năm. Giáo viên chủ 
 nhiệm nếu chú tâm vào nhóm giải pháp, biện pháp 2 chính là tìm ra những cộng sự 
 đắc lực cho mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao sau này. Do 
 vậy, sau quá trình làm việc của ban cán sự lớp tạm thời, có thể tìm ra những nhân 
 tố phù hợp hơn để đưa vào ban cán sự lớp chính thức sau kì đại hội chi đội.
 Học sinh lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy mọi hoạt động diễn ra chắc chắn sẽ 
 được các em cập nhật và thông báo liên tục mỗi ngày trong sổ “điều em muốn 
 nói”, đây chính là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tâm lí của học sinh nhanh 
 hơn, cũng là điều kiện thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa thầy (cô) và học 
 trò.Cụ thể tôi sử dụng các loại sổ theo mẫu sau để kịp thời nắm bắt diễn biến học 
 sinh mỗi ngày, mỗi tuần, tháng học. 
 + Sổ theo dõi các hoạt động thi đua trong tổ: Nhắc nhở các tổ trưởng chú ý 
 theo dõi các bạn trong tổ và ghi chép thông tin kịp thời vào sổ để qua đó đánh giá 
 Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_ch.doc