SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS Cổ Bi

docx 24 trang sklop6 16/04/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS Cổ Bi

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THCS Cổ Bi
 1/19
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một 
nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Người giáo viên khi đã chọn nghề 
giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và 
mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những tài năng tương lai 
cho đất nước. Nhưng một trong những niềm vui sướng vinh dự, hạnh phúc nhất 
trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. 
Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công 
lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên 
văn đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi 
qua một số năm học, tôi đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà 
trường, việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Ngữ Văn cũng không 
nằm ngoài lệ đó. Phương pháp dạy và học Văn đã được nói và bàn luận rất nhiều 
từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu 
quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ Văn khi đứng 
lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có 
thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả cao. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh 
giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm 
vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi 
dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt 
ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất? Làm sao để mang lại niềm vinh 
dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? Nỗi băn khoăn đó luôn 
thường trực trong suy nghĩ của tôi trong những năm qua.
 Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận 
với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục 
cùng với việc cọ sát thực tế trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học 
sinh giỏi văn qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến. suy nghĩ 
của mình. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong 
thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. 
Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công 
tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của 
một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng 
chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình 
bày ý kiến của mình với hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh 
nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm 3/19
 PHẦN II
 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
 Quán triệt Nghị quyết 29/NQ -TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là 
"Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, 
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; 
sống tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ môn nói chung và 
Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu 
bức thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển 
toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng vị trí, 
vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: hình thành và phát triển các năng 
lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến 
thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng 
dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong 
cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và nâng cao vốn 
văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp 
phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư 
tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp". Theo đó, "định hướng dạy học 
theo năng lực đòi hỏi các môn học tích hợp một số nội dung tri thức và kĩ năng 
nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống.
 Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông 
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Môn 
Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và 
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định 
tại Chương trình tổng thể" - đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
Chương trình giáo dục phổ thông cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng lực 
đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử dụng 
tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các 
hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
1. Năng lực ngôn ngữ
1.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ 5/19
- Nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác 
dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn 
học;
- Nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích 
được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học;
- Nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; nhận biết 
được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc;
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp 
nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể 
chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện 
pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
- Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa 
hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, 
kiến trúc, điêu khắc);
3. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học ở học sinh giỏi Văn
 Học sinh giỏi văn là những học sinh có năng lực về môn học ấy. Năng lực ngữ 
văn gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cả hai loại năng lực này đều 
thông qua và thể hiện bằng các hoạt động giao tiếp: Đọc, viết, nói và nghe. Cụ 
thể, một học sinh được coi là có năng lực ngữ văn khi: 
- Thứ nhất, học sinh đó biết cách đọc và hiểu được các loại văn bản, học sinh giỏi 
văn cần đọc hiểu với yêu cầu cao hơn: Cần hiểu sâu, phát hiện được nhiều ý mới 
mẻ, những thông điệp hàm ẩn sau các con chữ; thấy hết vẻ đẹp của ngôn từ, vai 
trò tác dụng của các yếu tố hình thức gắn với đặc trưng của mỗi thể loại và kiểu 
văn bản, biết huy động những trải nghiệm, vốn sống để hiểu, phát hiện ra những 
vẻ đẹp mang màu sắc cá nhân trong lý giải, tiếp nhận tác phẩm... 
-Thứ hai, học sinh đó phải biết viết (viết câu, đoạn và viết bài văn) với các yêu 
cầu từ đúng đến hay. 
Viết đúng gồm đúng về hình thức (đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, dùng từ...) 
và đúng về nội dung (đúng ý của đề, đúng tư tưởng đạo lý, đúng suy nghĩ của 
mình, không chép lại văn mẫu...). 
Viết văn hay cũng thể hiện trên cả 2 phương diện: Hình thức như diễn đạt, dùng 
từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh và các biện pháp tu từ... Nội dung hay thể hiện có ý 
tưởng mới mẻ, độc đáo, ý tứ sâu sắc từ chính suy nghĩ của người viết; không ảnh 
hưởng, chép lại, không đạo văn... 
-Thứ ba, đó là những học sinh biết nói và biết nghe. Nói đúng cả về nội dung, 
cách thức và thái độ khi giao tiếp. Nội dung nói phải đúng trọng tâm, có ý tứ và 
thông tin đầy đủ về đề tài được nói. Cách thức nói cần linh hoạt, tạo được điểm 
nhấn, hấp dẫn người nghe. Thái độ nói, nghe phải có văn hóa, tôn trọng người nói 7/19
nguồn khác. Nhằm mục đích giúp các em mở mang tri thức, tích lũy kiến thức để 
lấy dẫn chứng đưa vào bài làm của mình.
- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Sở dĩ phải có bước này 
bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi 
là phần “Nền”, rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến 
văn chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Đây là biện pháp có tính 
phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn cho học sinh 
giỏi.
- Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh.
Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 9 học sinh chưa được học những 
kiến thức về lý luận văn học, các em hiểu những khái niệm về lý luận văn học còn 
chàng màng cụ thể là những kiến thức về tác phẩm văn học, đặc trưng cơ bản của 
văn học, nhân vật, cốt truyện... Vì vậy mà giáo viên cần cung cấp những kiến thức 
lý luận này cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn để từ đó học sinh biết vận 
dụng nó khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương.
- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
Sau khi cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh, giáo viên tiến 
hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo viên cần hướng dẫn 
cụ thể từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách 
dùng từ, đặt câu, viết đoạn học sinh cũng còn có nhiều vướng mắc. Vì vậy mà 
giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định, có ít nhất là từ năm buổi học 
để rèn kỹ năng lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn...
2. Giải pháp 2. Xác định nội dung kiến thức bồi dưỡng
Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi việc dạy học bồi dưỡng theo các chuyên đề là 
điều cần thiết để cung cấp kiến thức cho học sinh đồng thời giúp các em rèn luyện 
kỹ năng làm bài tốt hơn. Qua theo dõi trong những năm gần đây tôi thấy cấu trúc, 
đề thi học sinh giỏi thường gồm 2 câu tương đương với 2 dạng bài chính đó là 
Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Từ cấu trúc đề này tôi chia ra các chuyên 
đề nhỏ để bồi dưỡng cho học sinh.
2.1 Về kiểu bài nghị luận xã hội.
Đây là dạng đề chiếm 30% số điểm của bài thi. Với dạng đề này đòi hỏi các em 
học sinh phải có vốn sống, có tư duy và có chính kiến của mình đối với các vấn 
đề xã hội .Trong chương trình lớp 9 kiểu bài nghị luận xã hội chia làm 2 loại nhỏ: 
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống 9/19
đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (...). Đây là một hiện tượng xấu có 
nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
3. Nếu vấn đề nói chung chung về tuổi trẻ thì mở bài như sau:
Tuổi trẻ hiện đại ngày nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu: nói tục chửi thề, 
nghiện game online dẫn đến phạm tội, tình trạng khoe thân trên mạng của các nữ 
sinh hay nạn nghiện quán Bar, vũ trường... Một trong những vấn đề đang được 
quan tâm hàng đầu hiện nay chính là (...). Đây là một hiện tượng có nhiều tác hại 
mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
- Trước hết ta cần hiểu (...) là gì?
- Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu). Ví dụ: đề 
bàn về tai nạn giao thông.
Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do 
các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm tai nạn giao thông đường 
bộ, tai nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông 
đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông
2.Bàn luận 
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều 
tác hại gây ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt của đời sống (chứng minh).
b. Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên,ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều 
nguyên nhân dẫn đến () nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: (trình bày 
nguyên nhân).
c. Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục 
(trình bày biện pháp).
3. Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại 
ở trên. Như rèn luyện nhân cách bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành 
mạnh. (trình bày thêm).
III. Kết bài
Tóm lại () là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống 
xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi 
môi trường sống của chúng ta. Vì một () văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với 
().
*Hiện tượng đời sống có tác động tốt đến con người
A. Mở bài

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van.docx