SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 6

docx 20 trang sklop6 24/07/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 6

SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 6
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
 KHI HỌC MÔN TIN HỌC 6”
 Môn: Tin học
 Cấp: THCS
 Tác giả: Giang Thanh Tâm
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC 2021-2022 2/14
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính chất cấp thiết
 Qua quan sát và đúc kết tôi nhận thấy học sinh lớp 6 không hứng thú với 
môn học qua một số nguyên nhân sau:
 - Môn Tin học 6 theo chương trình mới có tính mở, thay đổi hướng tiếp 
cận, học sinh chưa thích ứng kịp do thói quen cũ là còn thụ động trong học tập.
 - Năng lực tư duy còn hạn chế do các em lười suy nghĩ và do đặc thù bộ 
môn tin cần có tư duy cao, tính kiên trì nhẫn nại.
 - Một số học sinh thao tác với máy tính chưa thành thạo do không có máy 
tính ở nhà và cơ sở vật chất phòng máy tin học còn thiếu không đủ để mỗi em 
thực hành trên 1 máy tính.
 - Thái độ học tập còn thờ ơ, phương pháp học tập chưa được tốt. hầu hết 
các em trong giờ học thường thiếu sự tập trung, có thái độ thụ động và thờ ơ trong 
việc học tập.
 - Do yếu tố tâm lí học sinh coi môn tin học là môn phụ nên không cố gắng 
nỗ lực
 - Nhiều giáo viên Tin học chưa có phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp 
để khơi gợi niềm yêu thích hứng thú môn học cho học sinh.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
 Biện pháp 1: Tăng cường dạy học bằng công nghệ thông tin, thực hành 
 trên máy tính
 Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và bùng nổ công nghệ thông tin làm 
cho tất cả các lĩnh vực đều ảnh hưởng trong đó có giáo dục. Nếu như trước đây 
hoạt động dạy và học chủ yếu theo phương pháp truyền thống và kiến thức mà 
học sinh thu nhận được chủ yếu là từ giáo viên thông qua phương tiện truyền tải 
chính là sách giáo khoa thì giờ đây trong giờ học học sinh không phải nhàm chán 
chỉ với riêng cuốn sách giáo khoa mà còn rất nhiều phương tiện khác truyền tải 
thông tin hay và hấp dẫn trong đó có bài giảng điện tử, các phần mềm dạy học 
trực tuyến như padlet, azota, classpoint
 Trong mỗi tiết học nếu như giáo viên sử dụng hợp lí bài giảng điện tử, các 
phần mềm dạy học thì sẽ đạt hiệu quả rất cao. Giáo viên không phải làm việc 
nhiều nhưng lại kích thích sự hứng thú tiếp thu bài giảng ở học sinh.
 Ví dụ: Khi giáo viên dạy về thành phần của mạng Internet của Chủ đề 2: 
Mạng máy tính và Internet. Nếu không có bài giảng về các hình ảnh thiết bị mạng 
có dây và không dây để trình chiếu thì học sinh sẽ không nhớ và phân biệt các 
hình ảnh về thiết bị mạng. Để cho sinh động và hấp dẫn học sinh thì giáo viên 
trình chiếu các hình ảnh vào trong bài dạy. 4/14
 Có thể nói giờ học thực hành khá quan trọng với bộ môn Tin Học. Nếu như 
giáo viên chỉ dạy lí thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ không khắc 
sâu được kiến thức cho học sinh đồng thời học sinh không biết được những lỗi 
mà mình mắc trong quá trình làm bài. Đối với học sinh vì hầu hết đều ít tiếp xúc 
với máy tính nên các em rất háo hức mong chờ tiết thực hành nên nếu như giáo 
viên thường xuyên cho các em thực hành trong giờ dạy cũng như giờ thực hành 
thì học sinh sẽ rất hào hứng trong giờ học.
 Để giờ thực hành đạt hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt:
 Đối với giáo viên: Cần chuẩn bị thật kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn 
nội dung phù hợp với từng lớp. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa thì giáo viên 
có thể yêu cầu các em thực hành thêm nội dung vì có những lớp kiến thức của các 
em khá chắc 
 Đối với học sinh: Cần nghiên cứu trước nội dung buổi thực hành và phải 
mang đầy đủ sách vở cần thiết tránh hiện tượng không nắm được trước nội dung 
sẽ không chủ động trong quá trình thực hành.
 Trong buổi thực hành giáo viên có thể hướng dẫn trước một số công việc 
trên máy chiếu trong phòng thực hành để học sinh quan sát sau đó để các em tự 
thực hành. Giáo viên cần phải thường xuyên quan sát trong phòng máy vì rất nhiều 
em tranh thủ chơi điện tử hoặc thực hành không đúng nội dung mà giáo viên yêu 
cầu.
 Biện pháp 2: Vận dụng tình huống, minh hoạ từ thực tế 
 Qua thực tế một số năm dạy học tôi nhận thấy sự quan tâm của học 
sinh trung học không chỉ giới hạn ở bài vở ở trường. Hiện nay chúng ta thường 
thấy giới trẻ ngày nay chưa biết cách ứng xử, sống ích kỷ Những kiến thức cụ 6/14
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi 
GV: Hướng các em tới những cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trên mạng 
xã hội 
 • Sử dụng mạng xã hội hiệu quả:
- Trước khi like, share, comment trên mạng cần kiểm tra kĩ thông tin
- Không chửi bới nhau, văng tục, phát tán những hình ảnh phản cảm trên mạng
- Không tung tin thất thiệt cho Đảng, Nhà nước và cá nhân
- Không Body Shaming người khác trên mạng
Tình huống 1: Hiện tượng Body Shaming trên mạng.
Câu hỏi: Em có biết Body Shaming là gì? Nếu em ở trong trường hợp bị các bạn 
Body Shaming em sẽ xử lí như thế nào?
 HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi và đặt thử địa vị vào nhân vật để cảm thông 
cho những trường hợp như thế và từ đó cùng tìm ra cách xử lí
 GV hướng các em tìm tới biện pháp phù hợp và thỏa đáng để các em đối 
mặt và vượt qua nỗi đau Body Shaming
 • Cách vượt qua body shaming
 + Nên hài lòng với bản thân vì không ai là hoàn hảo
 + Yêu thương bản thân là cách vượt qua body shaming tốt nhất
 + Tập rèn luyện và chăm sóc cơ thể
 + Hãy nói cảm giác của bạn
Tình huống 2: Bị nói xấu, dèm pha trên mạng 8/14
 Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai 
trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc 
thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc 
của giáo viên trong làm việc theo nhóm là không bao giờ thừa, trái lại đó là sự cần 
thiết để giúp các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra giải pháp, câu trả lời 
trong việc giải quyết vấn đề được đưa ra.
 Để thực hiện được phương pháp này giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy cụ 
thể và chi tiết. Dự kiến cách chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời gian 
thảo luận trình bày. Thiết kế bài giảng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nhằm khuyến 
khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.
 Ví dụ 1: Bài 4: Mạng máy tính - Chủ đề 2
Khi tìm hiểu về lợi ích của mạng máy tính giáo viên nên tổ chức thực hiện hoạt 
động nhóm
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
 + GV chia làm 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
 + Yêu cầu các em nghiên cứu SGK, sau đó thảo luận với nhau, thư kí tổng 
hợp kiến thức và ghi nội dung chính của nhóm lên bảng phụ
 + Sau thời gian 4 phút các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
 + Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận, trao đổi kiến thức
 + Thư kí sẽ tổng hợp kiến thức từng thành viên sau đó sẽ viết nội dung 
chính lên bảng phụ
- Báo cáo, thảo luận:
 + Sau thời gian 4 phút đại diện nhóm cầm bảng phụ lên bảng trình bày sản 
phẩm nhóm
 + Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả
- Kết luận, nhận định: 
 + Các nhóm còn lại sẽ tập trung lắng nghe để bổ xung và nhận xét, đánh 
giá
 + GV chốt kiến thức.
 Ví dụ 2: Bài 14: Thực hành tổng hợp - Chủ đề 5: Ứng dụng Tin học
 - Chuyển giao nhiệm vụ:
 + GV chia lớp thành 8 nhóm sau đó yêu cầu mỗi nhóm sẽ làm bài thực hành 
soạn thảo văn bản nội dung trong SGK
 + Bài làm của nhóm sẽ đầy đủ nội dung kiến thức đã học về ứng dụng soạn 
thảo văn bản như nội dung, cách trình bày, chèn hình ảnh, định dạng,. Và nhóm 
làm bài nhanh nhất, đúng nhất sẽ là nhóm dành điểm cao nhất. 10/14
mà chơi, chơi mà học”. Qua quá trình học tập, hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu nội 
dung bài học hầu hết các em học sinh sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, 
chủ động tự học , tự sáng tạo, có kĩ năng tự xử lí tình huống, tiếp nhận thông tin, 
giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh. Như vậy quá trình học tập sẽ vừa sôi 
nổi, hào hứng vừa vui chơi, vừa học tập một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Khi học xong chủ để 1- Máy tính và cộng đồng tôi sẽ đưa ra các bài tập 
củng cố kiến thức dưới dạng trò chơi Rung chuông vàng. (phụ lục đính kèm)
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực 
 Để việc dạy học môn Tin học 6 không bị nhàm chán, tạo hứng thú cho 
học sinh thì bản thân tôi luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
tích cực để áp dụng giảng dạy và mang lại hiệu quả khá cao.
 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã áp dụng để giảng dạy:
 - Phương pháp dạy học nhóm
 - Phương pháp trò chơi
 - Phương pháp đặt vấn đề
 - Phương pháp trực quan sinh động
 - Kĩ thuật mảnh ghép
 - Kĩ thuật khăn trải bàn
 - Kĩ thuật KWL
 Trong quá trình dạy học tôi luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. 
 Ở mỗi bài học, tôi sẽ sử dụng phương pháp dạy học trực quan, tổ chức các 
hoạt động khởi động "gợi động cơ hướng đích" và xây dựng mục tiêu cụ thể, phù 
hợp với năng lực của từng học sinh. Qua đó, giúp học sinh nắm vững kiến thức 
cơ bản, tiếp cận công nghệ như internet, xây dựng phần mềm... và vận dụng linh 
hoạt vào thực tiễn. Như vậy, giáo viên có thể khơi dậy niềm đam mê và hứng thú 
học tập cho học sinh.
 Ví dụ: Bài 4: Mạng máy tính của Chủ đề 2
 Trước khi vào bài tôi tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến 
thức thực tế của học sinh đã biết, bổ khuyết những gì học sinh còn thiếu.
 ❖ Tổ chức thực hiện
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Sử dụng kĩ thuật dạy học KWL
 GV phát phiếu học tập cho từng thành viên và yêu cầu các em hoàn thành thông 
tin vào 2 cột K và W 12/14
 + Kết quả cụ thể từng lớp trước khi và sau khi tôi đã sử dụng sáng kiến trên 
là minh chứng cụ thể:
 Chưa vận dụng sáng kiến
 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung Yếu
 bình
 6A 41 10 16 15 0
 6B 46 20 19 7 0
 6C 41 9 16 11 0
 Sau khi vận dụng sáng kiến
 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung Yếu
 bình
 6A 41 25 16 0 0
 6B 46 35 11 0 0
 6C 41 22 17 2 0 14/14
 b) Đối với lãnh đạo nhà trường
 - Luôn quan tâm và tạo điều kiện cho công tác giảng dạy và học tập của 
giáo viên, học sinh
 - Nhà trường cần trang bị thêm một số cơ sở vật chất như phòng máy tính 
để học sinh học hiệu quả và thấy hứng thú với môn tin học.
 c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT
 - Phòng GDĐT, Sở GDĐT có kế hoạch tổ chức các lớp chuyên đề để giáo 
viên có điều kiện trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao 
chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là phương pháp đổi mới giảng dạy tạo hứng thú học 
tập cho học sinh.
 Với khả năng và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng 
góp ý kiến của các đồng nghiệp, giám khảo để giải pháp được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_mon.docx