SKKN Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn Toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân

doc 34 trang sklop6 05/09/2024 761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn Toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn Toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân

SKKN Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn Toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân
 Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh 
 trường THCS quận Thanh Xuân
 MỤC LỤC
 Trang
 Phần I : Đặt vấn đề
 1. Lý do chọn đề tài 3
 2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3
 Phần II : Nội dung
 I. CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I. I. Các khái niệm cơ bản : 5
II. II. Kiểm tra , đánh giá chất lượng học tập của học sinh : 9
 III. Một số vấn đề về đổi mới dạy học môn toán ở trường trung 
 học cơ sở theo cải cách giáo dục 13
 CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn toán lớp 6
 16
 1. Phân phối chương trình toán 6
 2. Mục tiêu của môn toán 6. 16
 3. Thực trạng của công việc kiểm tra và đánh giá kiến thức môn toán 6 
 ở trường THCS . những năm trước đây. 17
 4. Những đặc điểm cơ bản của các đề kiểm tra định kỳ môn toán 6 hiện 
 nay. 19
 CHƯƠNG III : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
 MỚI
 22
 1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra môn toán 6
 2.Một số phương pháp kiểm tra đánh giá mới 24
 Phần III : Kết luận và khuyến nghị 32
 Nhận định và đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện SKKN 
 1 Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh 
trường THCS quận Thanh Xuân
2. Mục đích nghiên cứu :
- Xác định thực tế về kiểm tra đánh giá môn toán 6 ở trường THCS và các yếu 
tố ảnh hưởng.
- Xác định thực trạng của việc ra đề và đặc điểm của các đề kiểm tra toán 
THCS hiện nay.
- Hướng tới cung cấp cho giáo viên vật lý trường THCS  một tài liệu tham 
khảo để kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá chất lượng dạy và học môn toán 6.
- Thử nghiệm một số phương án mới để kiểm tra đánh giá môn toán 6.
3. Đối tượng nghiên cứu :
 Vấn đề kiểm tra đánh giá môn toán 6 ở trường THCS.
4. Khách thể nghiên cứu :
 Phương pháp dạy học môn toán 6 ở trường THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về :
+ Các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá.
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
+ Một số vấn đề về đổi mới dạy học môn toán 6 ở trường trung học cơ sở.
- Xác định thực tế vấn đề kiểm tra đánh giá môn toán 6 ở trường THCS .
- Đề xuất một số phương án mới để kiểm tra đánh giá môn toán 6 ở trường 
THCS.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
- Tổng kết kết quả thực nghiệm.
- Kết luận và kiến nghị.
6. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Tìm hiểu cơ sở lí luận về kiểm tra đánh 
giá .
- Phương pháp điều tra : kiểm tra thực trạng về cách thức kiểm tra đánh giá 
môn toán 6 tại trường THCS ...
- Thực nghiệm sư phạm : tổ chức kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới.
- Tổng hợp kết quả, trên cơ sở đó đề ra phương pháp kiểm tra đánh giá mới 
hợp lý.
 3 Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh 
trường THCS quận Thanh Xuân
giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. 
Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
 + Hiểu : được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó 
có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác ( từ các từ 
sang số liệu ), bằng cách giải thích tài liệu ( giải thích hoặc tóm tắt ) và bằng 
cách ước lượng xu hướng tương lai ( dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng ). Kết 
quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức độ thấp nhất của việc 
thấu hiểu sự vật.
 + Áp dụng : được định nghĩa là khả năng sử dụng tài liệu đã học vào một hoàn 
cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp 
, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này 
đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với mức độ thấu hiểu trên đây.
 + Phân tích : được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các 
phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. điều đó có thể 
bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quanhệ giữa các bộ phận 
và nhận biết được các nguyên lí tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây 
thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi 
một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
 + Tổng hợp : được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để 
hình thành một tổng thể mới. điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao 
tiếp đơn nhất ( chủ đề hoặc bài phát biểu ), một kế hoạch hành động ( dự án 
nghiên cứu ), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng ( sơ đồ để phân thông 
tin ). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc 
biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc các cấu trúc mới.
 + Đánh giá : được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài liệu ( tuyên 
bố, thơ, tiểu thuyết, báo cáo nghiên cứu ). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí 
nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong ( cách tổ chức ) hoặc tiêu chí bên 
ngoài (phù hợp với mục đích ). Và người đánh giá phải tự xác định hoặc được 
cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các 
cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi lĩnh vực khác.
4. Chuẩn đánh giá :
 Chuẩn là mức tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét đánh giá chất lượng 
sản phẩm đã tạo ra.
 Chuẩn đánh giá chính là biểu hiện cụ thể mức tối thiểu của mục tiêu giáo 
dục mà người học phải đạt được. Thường người ta xây dựng chuẩn đánh giá 
môn học cho cả cấp học : tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc 
chuẩn đánh giá cho cả năm học, hoặc cụ thể đối với từng trường ở mỗi cấp độ 
như thế cần định ra kiến thức cơ bản, kĩ năng tối thiểu cần đạt được.
5. Hình thức kiểm tra :
 Đánh giá dựa trên những dữ kiện, những thông tin, những số liệu do việc 
kiểm tra cung cấp. Việc kiểm tra có nhiều dạng : kiểm tra thường xuyên, kiểm 
tra định kì, kiểm tra tổng kết vào cuối năm học, kiểm tra và thi hết môn.
a) Kiểm tra thường xuyên :
 5 Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh 
trường THCS quận Thanh Xuân
 + Kết hợp một cách tuỳ tiện hoặc quá máy móc giữa các công cụ kiểm tra. Cần 
căn cứ vào ma trận của đề kiểm tra mà xác định việc kết hợp các công cụ cần 
kiểm tra cho hợp lý trong đó phải tính tới thời gian cho mỗi loại và cả điểm số 
cho từng câu tương ứng. 
+ Sử dụng hợp lý số lượng câu hỏi và nội dung câu hỏi trắc nghiệm tránh hiện 
tượng học sinh có thể nhìn bài nhau khi làm bài sẽ không đánh giá đúng mức độ 
kiến thức học sinh hiểu bài.
a) Câu hỏi, bài tập tự luận :
 Câu hỏi, bài tập tự luận cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả lời một 
vấn đề được đặt ra, nhưng đồng thời lại đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận 
biết thông tin, và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của học sinh một cách 
chính xác và sáng sủa. Bài tập và câu hỏi tự luận trong một chừng mực nào đó 
được chấm điểm một cách chủ quan và các điểm cho bởi các người chấm khác 
nhau có thể là không thống nhất. Thông thường một bài tập tự luận gồm ít câu 
hỏi hơn là một bài trắc nghiệm khách quan cho cần nhiều thời gian để trả lời một 
câu hỏi.
 Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong các 
trường hợp sau :
 + Khi thí sinh quá đông.
 + Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt.
 + Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của thí sinh hơn là khảo sát thành quả học tập.
 + Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác.
 + Khi không nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài.
b) Câu hỏi , bài tập trắc nghiệm khách quan.
 Trước nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan 
chứ không chủ quan như đối với bài tập và câu hỏi tự luận. Thông thường có 
nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài tập trắc nghiệm nhưng 
chỉ có một câu trả lời đúng hay câu trả lời tốt nhất. Bài trắc nghiệm được chấm 
điểm bằng cách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm trả lời đúng.
 Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan :
 Trong nhóm trắc nghiệm khách quan có nhiều kiểu câu hỏi khác nhau :
+ Câu ghép đôi : đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột 
khác nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa.
+ Câu điền khuyết : nêu một mệnh đề có một bộ phận bị khuyết, thí sinh phải 
nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
+ Câu trả lời ngắn : là câu trắc nghiệm chỉ đòi hỏi trả lời bằng nội dung rất 
ngắn .
+ Câu đúng sai : đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai 
phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai :
+ Câu nhiều lựa chọn : đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí 
sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc một phương án tốt 
nhất.
 7 Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh 
trường THCS quận Thanh Xuân
nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm 
của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến 
bộ hơn.
1) Chất lượng và chất lượng học tập :
 Chất lượng là “ cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, 
sự việc” ( trích “ Từ điển tiếng Việt ”) . Chất lượng là phạm trù rất rộng có liên 
quan đến nhiều lĩnh vực và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong giáo dục, 
với đặc thù tạo ra sản phẩm là con người nên khi tiếp cận khái niệm này cần 
được hiểu như sự xem xét những phẩm chất và năng lực tạo nên nhân cách của 
con người.
 Chất lượng học tập trong chừng mực nào đó có thể xem xét như là kết quả học 
tập của học sinh. Theo GS. TS Hoàng Đức Nhuận và PGS. TS Lê Đức Phúc, kết 
quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau 
trong thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học.
+ Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong 
mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định. Theo quan 
niệm này, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí.
+ Đó còn là mức thành tích đạt được của một học sinh so với các bạn khác. Theo 
quan niệm này, đó là mức độ thực hiện chuẩn mà nhiều người đã nhận xét là 
biểu hiện của tâm lý học sai biệt.
+ Chất lượng học tập được xem xét trên bình diện một sản phẩm đầu ra sau một 
quá trình tác động có chủ định của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình 
dạy học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên một hệ điều kiện từ đời sống kinh tế, 
trình độ dân trí, cơ sở vật chất, chương trình – sách giáo khoa, đội ngũ giáo 
viên... Từ đó sản phẩm được hình thành và tiếp tục phát triển ở những giai đoạn 
tiếp theo của quá trình giáo dục. Không như chất lượng của các loại sản phẩm 
khác, sản phẩm của quá trình dạy học làm nên chất lượng học tập sau khi đã 
được xác nhận có thể thay đổi theo cả hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
 + Chất lượng học tập môn học của học sinh thể hiện số lượng đơn vị kiến thức 
theo yêu cầu môn học mà học sinh nắm bắt ở mức độ nhận thức ( theo B.S. 
Bloom : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích tổng hợp và đánh giá ). 
Ngoài ra, chất lượng học tập cũng biểu hiện ở cả kĩ năng và thái độ học tập của 
học sinh sau khi có những vốn kiến thức về môn học.
 Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học sinh 
được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, lao 
động, thể chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh thực 
chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình 
giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí 
tuệ mà học sinh đạt được sau một giai đoạn học tập.
 Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những tri 
thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của môn học định ra và 
yêu cầu học sinh phải đạt được. Mức độ đạt được các tri thức đó so với yêu cầu 
tạo nên những giá trị của sản phẩm mà quá trình dạy học đạt được. Mục tiêu 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_doi_moi_trong_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia_mon.doc