SKKN Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS

docx 18 trang sklop6 09/07/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS

SKKN Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRƯỜNG THCS 
 Lĩnh vực: Quản lí
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Thị trấn Phùng - Đan Phượng
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 1/15
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
 1.1 Cơ sở lý luận
 Trong kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục 
và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo nêu rõ:
 - Tăng cường các nội dung giáo dục có tính thực tiễn, sử dụng phương 
pháp dạy học tích cực.
 - Tăng cường nguồn cung giáo viên có trình độ cao, thông qua hợp tác 
Quốc tế và đào tạo giáo viên.
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám BCH 
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Nghị quyết 
số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK 
giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng 
về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Việc đổi 
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực được 
thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực trong đó có nội dung “Phát triển đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.” Để đáp ứng 
nhu cầu đổi mới của xã hội và thực hiện yêu cầu đã đặt ra cho hệ thống giáo dục 
nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục 
là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi giáo viên 
của nhà trường là vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục của nhà trường phụ 
thuộc vào chất lượng giờ lên lớp của giáo viên do vậy người làm công tác quản 
lý phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá kịp thời chính xác giờ lên lớp của 
giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 Thực tế hiện nay có nhiều cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm đến 
việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.Việc tổ chức kiểm tra đánh giá 
của trường trung học cơ sở được giao thẳng cho các tổ chuyên môn, đặc biệt có 
cán bộ quản lý chưa dành thời gian đi dự giờ của giáo viên ở trên lớp dẫn đến 
tình trạng cán bộ quản lý không nắm được chính xác trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ của giáo viên ra sao.Còn có những cán bộ quản lý chỉ kiểm tra cho 
điểm mà không đánh giá nhận xét hoặc đánh giá chung chung, đi dự giờ để 
cho đủ chỉ tiêu. Điều đó chẳng những không khích lệ, động viên được giáo viên 
mà còn làm cho các giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường không có 
hứng thú trong giảng dạy,ỷ nại và làm việc không hết trách nhiệm. Vì vậy người 
quản lý phải luôn luôn quan tâm chú trọng tới công tác kiểm tra, đánh giá giáo 
viên thông qua các giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên trong thực tế, việc kiểm tra đánh 
giá giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn hạn chế bởi những yếu tố 
khách quan hoặc chủ quan đem lại.Do đó người quản lý phải kiểm tra đánh giá 
các hoạt động dạy học để kịp thời đánh giá điều chỉnh những hạn chế và phát 
huy những ưu điểm của từng giáo viên.Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm để cải 
tiến và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của kế hoạch 
giáo dục. 3/15
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH 
GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN
1. Cơ sở lý luận của công tác tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp 
 của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học 
 1.1.Khái niệm về kiểm tra đánh giá
 1.1.1 Kiểm tra
 Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý.Không có 
kiểm tra thì quản lý không có hiệu quả.Kiểm tra là một hoạt động nghiệp vụ mà 
người quản lý ở bất kỳ cấp nào, bất kỳ ngành nghề nào cũng phải thực hiện để 
biết rõ những kế hoạch mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và đạt 
được như thế nào.Từ đó đề ra những biện pháp động viên, hỗ trợ, giúp đỡ, uốn 
nắn và điều chỉnh kịp thời, nhằm thúc đẩy các cá nhân làm việc tốt hơn, các tổ 
chức phát triển và đạt hiệu quả cao hơn.
 Kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi, là quá trình xem xét thực tế 
nhằm so sánh giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt chuẩn trên thực tế của đối 
tượng nhằm thu thập thông tin tạo nên quá trình điều chỉnh của đối tượng quản 
lý và tự điều chỉnh của đối tượng bị quản lý.Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh 
nói “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất 
định sẽ tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”
 1.1.2. Đánh giá
 Đánh giá là phân tích đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường, 
xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu 
quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành thông 
qua các kì kiểm tra đánh giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối chiếu 
so sánh với những chuẩn đã được xác định rõ ràng so với các mục tiêu kế hoạch 
hay những chuẩn mực đã được xác định.
 Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để lượng định tình 
hình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên.Người đánh giá có kế hoạch 
quyết định và hành động có hiệu quả.
 1.1.3. Đánh giá giờ dạy trên lớp đối với giáo viên 
 Là một quá trình tiến hành có hệ thống nhằm xác định mục đích thành công 
của giáo viên trong giờ dạy về nội dung, về phương pháp mà giáo viên đã áp 
dụng, về phong thái của giáo viên. Nó bao gồm sự miêu tả định tính và định 
lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu giờ lên 
lớp dựa vào các chuẩn đánh giá.
 1.2 Mục tiêu ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp 
 của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học 
 1.2.1 Việc kiểm tra đánh giá giúp người quản lý 
 Qua việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp giúp cho người quản lý nắm 
bắt được năng lực sư phạm của từng giáo viên trong trường. Xác định được thực 
trạng của việc giảng dạy để phát huy những ưu điểm và hạn chế những vướng 
mắc trong giờ dạy trên lớp.Từ đó điều chỉnh, ngăn ngừa những sai lệch thông 
qua kết quả kiểm tra đánh giá đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại 5/15
II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN
 1. Đặc điểm chung về công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của 
giáo viên
 Trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh có tổng số là 21 lớp với 848 học 
sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 52 trong đó giáo viên trực tiếp 
giảng dạy là 42 đồng chí trong đó có 2 giáo viên hợp đồng. Trong nhiều năm 
liền, nhà trường đã xây dựng một quy chế chuyên môn rất chặt chẽ về công tác 
kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục trong đó có công tác dự giờ thăm lớp theo 
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: Mỗi giáo viên dạy thao giảng, hội 
giảng, chuyên đề từ 2 đến 4 tiết và dự giờ 18 tiết trong một năm học; tổ trưởng, 
tổ phó chuyên môn dự 26 tiết/ năm học; BHG dự giờ ít nhất mỗi giáo viên của 
trường 1 tiết trong năm học. Ngoài ra, trong năm học, nhà trường phải tổ chức 
kiểm tra toàn diện 14 giáo viên. Còn lại 100% được kiểm tra chuyên môn. Đối 
với các đồng chí được kiểm tra toàn diện được dự 2 tiết. Sau khi dự giờ trên lớp 
của giáo viên phải tiến hành nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm và xếp loại cho 
từng giờ từng giáo viên.
 2.Quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp 
 2.1. Lập kế hoạch và xác định mục tiêu cần đạt khi kiểm tra đánh giá 
giờ dạy của giáo viên trên lớp 
 - Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở trên lớp của 
tôi sẽ được thực hiện với tổng số 66 tiết dạy của các môn ở tất cả các lớp 6, 7, 8, 
9 trong thời gian là 2 năm( Năm học 2020- 2021, 2021- 2022).
 - Để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên 
có ý nghĩa thiết thực, người quản lý cần bám sát kế hoạch dạy học và lịch báo 
giảng của giáo viên để lập kế hoạch dự môn nào, của những ai? thời gian nào? 
nhằm tháo gỡ vấn đề gì?
 - Để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở 
trên lớp cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp vụ sư phạm của giáo viên:
 + Đối với giáo viên cốt cán có chuyên môn vững vàng của trường thì dự 
bài nào mà đại đa số giáo viên cho là khó dạy, có nhiều vướng mắc để xem giáo 
viên tháo gỡ chỗ vướng mắc đó như thế nào, giúp được gì cho các giáo viên 
khác. 
 + Đối với giáo viên có trình độ chuyên môn còn chưa vững thì cần giữ 
những dạng bài lý thuyết hay dạng bài ôn tập, thực hành xem giáo viên đó 
truyền tải nội dung ra sao, có nắm chắc về kiến thức hay không, có đổi mới 
phương pháp hay không, mức độ đổi mới như thế nào?
 + Đối với giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng thì cần dự giờ (có 
mời thêm giáo viên cốt cán bộ môn dự cùng) để góp ý về chuyên môn cũng như 
phương pháp truyền thụ kiến thức nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm 
cho giáo viên.
 - Để xây dựng kế hoạch dự giờ song song, người cán bộ quản lý cũng 
nắm bắt xem cùng một giáo viên đó thì tiết dạy này của năm trước ra sao, hiện 
như thế nào, hay cùng một giáo viên dạy ở hai lớp trong cùng một khối: Dự ở 
lớp này đã được rút kinh nghiệm, khi sang lớp thứ hai dạy đã tốt hơn chưa? 7/15
trưởng chuyên môn, Giáo viên cốt cán) đã định khi phân tích giờ dạy từ đó chỉ 
ra cho giáo viên thấy được những mặt mạnh mặt yếu để giáo viên có cái nhìn 
tổng quát về tiết dạy.( Lưu ý: Khi nhận xét đánh giá, bao giờ cũng phải nhận xét 
những ưu điểm của người dạy trước sau đó mới nói đến những tồn tại cần khắc 
phục. Thái độ nhận xét phải thật chân tình mới có thể giúp giáo viên tiếp thu ý 
kiến một cách thoải mái, từ đó ngày một cố gắng để tiến bộ).
 Bước 4: Nêu kết quả cuối cùng xếp loại giờ dạy ghi biên bản
 Cho giáo viên ký nhận những điều đạt được và những hạn chế của tiết dạy 
làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá sự tiến bộ, khả năng cập nhật đổi mới 
phương pháp trong những lần sau. 
 Bước 5: Rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi dự giờ đã học được ở giáo 
viên sự sáng tạo nào, từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho mình làm tư liệu 
làm cơ sở trong việc đánh giá những giáo viên khác trong quá trình kiểm tra sau.
 Tóm lại: Bước 3 là bước quan trọng nhất bởi dự giờ kiểm tra phải có nhận 
xét và đánh giá thì việc dự giờ mới có tác dụng. Việc nhận xét, đánh giá chỉ có 
tác dụng hiệu quả khi nhận xét trên nguyên tắc đôi bên trao đổi, tranh luận 
chuyên môn và việc tham gia nhận xét tư vấn nhận được sự đồng thuận cao, 
cùng hướng tới mục đích là đẩy mạnh chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY 
CỦA GIÁO VIÊN TRÊN LỚP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG DẠY HỌC
 1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của bản 
 thân
 Hiện nay mục tiêu và chương trình giáo dục đã có nhiều thay đổi và đổi 
mới đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học về công tác quản lý trong tất cả 
các ngành học và bậc học. Vì vậy muốn thực hiện tốt các vấn đề trên thì trước 
tiên người quản lý phải có chuyên môn vững vàng, có như vậy mới chỉ đạo tốt 
được việc dạy và học cũng như việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo 
viên. Ý thức rõ về vấn đề này, bản thân tôi đã tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên 
cứu tài liệu nhằm nắm bắt xu hướng phát triển của đất nước cũng như đổi mới 
của ngành giáo dục, tham dự tất cả các lớp tập huấn chuyên đề về bồi dưỡng 
phương pháp để chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên 
trong nhà trường được tốt hơn.
 Tích cực chỉ đạo giáo viên trong việc tiếp cận Công nghệ thông tin, dạy 
học áp dụng công nghệ thông tin, triển khai học tập và vận dụng các phương 
pháp dạy học mới: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp khăn phủ bàn, 
phương pháp trạm kiến thức, dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực, 
dạy học liên môn tích hợp các nội dung phù hợp bài học
 2. Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cốt cán và toàn bộ 
giáo viên trong trường
 Trong thực tế cho thấy, một giáo viên có trình độ chuyên môn tốt chưa 
chắc đã là một giáo viên yêu nghề, có tâm huyết, có nhận thức đúng đắn về vai 
trò và nhiệm vụ của mình trước yêu cầu giáo dục của xã hội. Ngược lại, một 
giáo viên yêu nghề có tâm huyết có nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_kiem_tra_danh_gia_gio_day_cua.docx