SKKN Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ở trường THCS

doc 19 trang sklop6 09/07/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ở trường THCS

SKKN Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ở trường THCS
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH
 ..........................................
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI: 
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 
 THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS”
 Môn/Lĩnh vực: Quản lý thiết bị - đồ dùng dạy học 
 Cấp học : Trung học cơ sở
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Nga
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh, 
 Thị trấn Phùng, Đan Phượng
 Chức vụ: Nhân viên thiết bị
 NĂM HỌC: 2021- 2022
 ––––*––– 1 / 14
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1.Cơ sở lí luận
 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính 
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc 
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
 Phương pháp dạy học phải luôn được đặt trong mối quan hệ: Mục tiêu – Nội 
dung – Phương pháp – Phương tiện ( thiết bị dạy học) – những điều kiện khác. Trong 
đó thiết bị dạy học là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý 
thuyết, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chủ động lĩnh hội tri thức.
 - Thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để giáo viên và học 
sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được 
mục tiêu giáo dục.
 - Thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, 
đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng. Thiết bị dạy học là một bộ phận cấu 
thành về phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá 
thông qua trình độ trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập giảng 
dạy như thế nào.
 - Thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy 
và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương diện 
dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận 
thức 
 Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. 
Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết 
bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý 
thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. 
Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học 
gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. 
Cao hơn của việc “Học đi đôi với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của 
một nền giáo dục hiện đại. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động 
tích cực đến chất lượng dạy và học.
 - Nếu coi quá trình dạy và học trong nhà trường THCS là một quá trình lao 
động sáng tạo của thầy và trò trong việc chuyển giao kiến thức thì thiết bị dạy học có 
vai trò như một công cụ lao động tham gia tích cực vào quá trình chuyển giao kiến 
thức của thầy, tiếp cận của trò, khắc phục từng bước tình trạng thụ động một chiều 
trong dạy và học.
 Thiết bị dạy học có vai trò rất lớn trong quá trình dạy học:
 + Là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học. 3 / 14
Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các cán bộ phụ trách thiết bị phải 
có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng. Là người làm công 
tác quản lý thiết bị, xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ trên, làm thế nào để “ 
Chống dạy chay” thực sự trong nhà trường? Sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để 
có hiệu quả? bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp quản lý 
và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học ở trường THCS”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Tìm ra các biện pháp quản lý, bảo quản hiệu quả và chất lượng thiết bị dạy 
học
 - Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên đồng thời định 
hướng hoạt động cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. 
 - Rèn kỹ năng làm việc khoa học, gọn gàng, ngăn nắp cho nhân viên thiết bị, 
giáo viên và cả học sinh
 - Giúp giáo viên và học sinh nhận thức rõ những ưu điểm, những lợi ích của 
thiết bị dạy học
 - So sánh đối chiếu, đánh giá giữa cách làm cũ và cách làm mới, đưa ra được kết 
luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Đề tài được áp dụng cho học sinh, giáo viên toàn trường
 - Thời gian: Năm học 2020 – 2021
 - Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến một số biện pháp quản lý và nâng 
cao hiệu quả sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học ở trường THCS”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp quan sát sư phạm, điều tra thực tế
 - Phương pháp thực nghiệm giáo dục
 - Phương pháp tham khảo tài liệu
 - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 - Từ 9/2020- 10/2021: Lập đề cương nghiên cứu – Thiết kế phương pháp dạy 
học phát triển năng lực cụ thể cho từng bài dạy.
 - Từ 11/2020 – 5/2021: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên các đối tượng 
nghiên cứu 
 - Từ 5/2021 - 8/2021: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích (đối chứng). 
 Viết đề tài nghiên cứu. Rút ra kết luận khoa học. 5 / 14
khảo sát SL % SL % SL % SL %
 276 60 21,74% 74 26,81% 117 42,39% 25 9,06%
 Từ kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ giáo viên còn ngại và không sử dụng thiết bị 
chiếm 14,58% ; Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, học sinh trung bình, yếu cao, những 
tồn tại, lỗi sai của học sinh còn rất nhiều và rất đa dạng
 Đi tìm hiểu nguyên nhân, tôi nhận thấy đa số các em lĩnh hội kiến thức một cách 
thụ động, rèn luyện kỹ năng một cách máy móc, nặng về học thuộc lòng, các khái 
niệm lý thuyết cơ bản chưa hiểu sâu, chưa nắm được bản chất của vấn đề, cho nên các 
em dù có học thuộc bài rồi lại quên nhanh.
 Hơn nữa các môn học mang tính thực nghiệm cao như vật lý, hóa học, sinh học, 
các kiến thức ban đầu mang tính trừu tượng, cho nên việc truyền thụ kiến thức một 
chiều, theo một số phương pháp cũ làm không ít học sinh thấy nhàm chán, khó hiểu và 
sợ học. Do đó cần nâng cao nhận thức cho giáo viên trong việc sử dụng thiết bị dạy 
học
 Trước tình hình đó tôi đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công 
tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường
.II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ 
TÀI:
 Dựa trên thực trạng và yêu cầu thực tế công việc, tôi đã nghiên cứu và đưa ra 3 
giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường 
cụ thể là: 
 • Tham mưu với BGH nhà trường về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
 • Quản lý về mặt hành chính TB dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa học.
 • Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và giáo viên bộ môn tham gia xây dựng, 
 quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
Giải pháp 1: Tham mưu với BGH nhà trường về công tác quản lý và sử dụng 
thiết bị dạy học như sau:
 - Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ 
sở vật chất - thiết bị dạy học 
 - Trang bị cho đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò của thiết bị dạy 
học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 - Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng 
và những nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học.
 - Tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học được tham gia 
các chuyên đề bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học của Phòng giáo dục; Sở giáo dục tổ 
chức. 7 / 14
 2.3. Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn và khối lớp
 Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi tên 
các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu.
 SỔ DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN:.......
 Vị Trí
STT Tên TBDH Dạy tiết
 Tủ Số
1
2
Ví dụ: Muốn tìm “Hộp mẫu phân bón hóa học” giáo viên dạy môn Công nghệ 7 chỉ 
cần mở sổ ghi thiết bị môn Công nghệ 7, tra ở cột tên thiết bị “Hộp mẫu phân bón hóa 
học” giáo viên sẽ tìm ra tủ đựng và cột ghi vị trí để hộp mẫu phân bón hóa học.
 SỔ DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 7
 Vị trí
 STT Tên TBDH Dạy tiết
 Tủ Số
 1 Hộp mẫu phân bón hóa học Công nghệ 7 8
 2
 Như vậy giáo viên chỉ cần đến giá (tủ) Công nghệ và đến vị trí số 7 lấy hộp mẫu 
phân bón hóa học. 9 / 14
sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, độ khớp với sổ đầu bài ở số tiết theo phân 
phối chương trình, độ khớp với giáo án của giáo viên (ở phần chuẩn bị).
 2.5 Đề xuất với cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của 
cán bộ thiết bị, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên để có biện 
pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời các giáo viên vi phạm qui chế không sử dụng thiết bị 
dạy học trên lớp để góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và để 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, 
đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho các 
năm học tiếp theo.
 - Dự giờ đột xuất hoặc thường xuyên đối với giáo viên có tiết dạy thí nghiệm 
chứng minh hoặc tiết dạy thực hành trên lớp.
 - Thẩm định việc sử dụng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học 
của giáo viên qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh.
 2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính thiết bị dạy học
 Bên cạnh việc quản lý thiết bị dạy học bằng sổ sách truyền thống, việc quản lý 
thiết bị trên các phần mềm công nghệ thông tin mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như: 
dễ dàng tra cứu thông tin về thiết bị, làm báo cáo thống kê tình trạng thiết bị trở nên 
nhanh chóng và thuận tiện,..
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thiết bị dạy học có thể thực 
hiện trên phần mềm Excel, bằng các tạo ra những biểu mẫu và tiến hành cập nhật 
thông tin định kỳ và đối chiều với số liệu trên sổ sách truyền thống. Một số biểu mẫu 
được đính kèm tại mục “Minh chứng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thiết 
bị dạy học”.
Giải pháp 3: Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và giáo viên bộ môn tham gia 
xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
 Hàng năm tổ chức cuộc thi tự làm đồ dùng thiết bị dạy học đối với từng khối lớp.
 Tham mưu với Ban giám hiệu để tổ chức cuộc thi, sản phẩm cuộc thi đạt giải sẽ 
lưu ở phòng đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy ở những năm học tiếp theo.
 Sau đây là một số hình ảnh sản phẩm dự thi tự làm đồ dùng dạy học của Thầy và 
Trò trường tôi.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_va_nang_cao_hieu_qua_su_dung_t.doc