SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết học trực tuyến cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam

docx 19 trang sklop6 16/04/2024 1090
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết học trực tuyến cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết học trực tuyến cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết học trực tuyến cho học sinh Lớp 6 ở trường THCS Thanh Xuân Nam
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC TRỰC TUYẾN 
 CHO HỌC SINH LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM
 Lĩnh vực/ Môn : Chủ nhiệm
 Cấp học : Trung học cơ sở
 Tên tác giả : Mai Thị Hải Yến
 Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Xuân Nam
 Chức vụ : Giáo viên 
 NĂM HỌC 2021 - 2022 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Năm học 2021 – 2022 là một năm học mà toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm 
vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid - 19 
đang diễn biến phức tạp vừa thực hiện có chất lượng chương trình năm học 2021-2022. 
Toàn ngành giáo dục đã chuyển trạng thái dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến, dạy học 
qua internet để thực hiện hiệu quả tinh thần “dừng tới trường nhưng không ngừng học”, 
vừa là năm học đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 6 
với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm 
chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, 
trải nghiệm... Đây thật sự là một thay đổi mang tính thách thức lớn đối với toàn ngành 
giáo dục đặc biệt với mỗi giáo viên. 
 Là giáo viên chắc hẳn ai cũng đã từng trăn trở làm thế nào để giờ học diễn ra hiệu 
quả, không khí lớp học diễn ra thoải mái nhẹ nhàng với mình cũng như học sinh và làm 
thế nào để học sinh có hứng thú trong việc học?
 Đối với một giờ học trên lớp, trong không gian lớp học, thầy và trò được trao đổi 
trực tiếp, các hoạt động diễn ra nhịp nhàng đôi khi vẫn không tránh khỏi sự nhàm chán 
hay hoạt động dạy – học chưa thực sự hiệu quả. Vậy khi học sinh học tập trực tuyến, 
không gian học tập bị hạn chế, tương tác giữa thầy cô và học sinh bị giảm đi đáng kể, 
làm thế nào để tiết học vẫn diễn ra một cách hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập và 
phát huy được tính tích cực của mình hẳn là một bài toán mà các thầy cô quan tâm. Với 
việc thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời gian vừa qua, tôi mạnh dạn nghiên cứu: 
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết học trực tuyến cho học sinh lớp 6 của 
trường THCS Thanh Xuân Nam " nhằm giúp các thầy cô có cách làm phù hợp để giúp 
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất khi tham gia học trực tuyến.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức tiết học trực tuyến hiệu quả.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 + Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn.
 + Phân tích, đánh giá thực trạng các các tiết học trực tuyến trước đây của học 
sinh lớp 6A2
 + Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng các 
tiết học trực tuyến của học sinh lớp 6A2 nói riêng và học sinh khối 6 nói chung tại trường 
THCS Thanh Xuân Nam.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
 Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tiết học trực tuyến cho học sinh lớp 
6A2 trường THCS Thanh Xuân Nam. 11/3/2014 nhà trường vinh dự được đón bằng công nhận “Trường THCS đạt Chuẩn quốc 
gia”.
 Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng khang trang hiện đại theo tiêu 
chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia có diện tích gần 10.000m2 với các trang thiết bị hiện 
đại. Tất cả các phòng học rộng rãi, đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế mới đạt chuẩn, 
bảng chống lóa đúng quy định, máy vi tính, tivi màn hình 65’ – góc quay 45 độ, máy 
projector được nối mạng Internet. Có đầy đủ các phòng học chức năng: Phòng thí 
nghiệm thực hành, phòng đa năng, phòng ngoại ngữ, phòng âm nhạc... để phục vụ tốt 
nhất cho công tác giảng dạy và học tập.
 Hội đồng sư phạm nhà trường có nhiều thầy cô giáo giỏi, với trình độ chuyên 
môn vững vàng, 100% đạt chuẩn (80% trên chuẩn), có uy tín với phương pháp giảng 
dạy tốt, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề và rất tận tình với học sinh. 
 Năm học 2021 – 2022, toàn trường có 44 cán bộ giáo viên nhân viên với 904 học 
sinh và 20 lớp. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19, nên năm học này toàn bộ học sinh 
chuyển trạng thái sang học trực tuyến. 
2.2.2. Thực trạng chất lượng học trực tuyến cho học sinh lớp 6 trường THCS 
Thanh Xuân Nam
 Vì điều kiện và thời gian có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng 
thực tế ở học sinh lớp 6A2 năm học 2021 – 2022 của trường THCS Thanh Xuân Nam 
do tôi làm chủ nhiệm.
2.2.2.1. Kết quả khảo sát
 Trước khi thực hiện triển khai sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tiến hành khảo sát 
thực trạng học trực tuyến thông qua việc phát phiếu khảo sát (Mẫu tại Phụ lục 1) với đối 
tượng là học sinh lớp 6A2. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 54 phiếu, thu về 54 phiếu 
hợp lệ. Từ những thông tin thu được từ việc khảo sát, tôi đã tổng hợp lại và thu được kết 
quả như sau:
 Bảng 1: Bảng kết quả phiếu khảo sát chất lượng của học sinh học trực tuyến trước 
 khi áp dụng SKKN
 Số phiếu đánh giá
 Điểm 
 Stt Tiêu chí 5 4 3 2 1 trung Đánh giá
 Tốt Khá Trung bình Yếu Kém bình
 Mức độ 
 1 5 33 16 3,79 Trung bình
 hứng thú 
 2 Hiểu bài 10 39 5 3,09 Trung bình
 Tương tác 
 3 trong giờ 10 34 10 4 Khá
 học 2.3.1. Xây dựng nội quy lớp học trực tuyến. 
 Cũng giống như tổ chức tiết học trên lớp, thầy cô cần đặt ra nội quy để học sinh 
thực hiện, như vậy hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Việc xây dựng nội quy lớp học khi học 
tập trực tuyến lại càng quan trọng. Qua đó, học sinh thực hiện và phối hợp với giáo viên 
để việc học đạt kết quả cao nhất. Thầy cô nhờ đó mà quản lí được học sinh cũng như có 
các biện pháp để nắm được tình hình học tập của học sinh kịp thời.
 Dưới đây là một số nội quy mà tôi đã đặt ra cho lớp học trực tuyến của mình:
a. Đối với học sinh:
 - Đọc sách giáo khoa và thực hiện các hoạt động trước buổi học theo yêu cầu của 
giáo viên.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi giờ học bắt đầu.
 - Vào lớp học đúng giờ, đăng nhập trước từ 5-10 phút để đảm bảo kết nối sẵn 
sàng trước khi buổi học bắt đầu.
 - Luôn bật camera và tắt micro trong suốt thời gian học, chỉ bật micro khi được 
giáo viên cho phép để phát biểu.
 - Ngồi học ngay ngắn và tập trung như khi học trên lớp, không làm việc riêng, 
giải quyết nhu cầu cá nhân vào giờ giải lao, trang phục lịch sự.
 - Hiểu và thực hiện đúng bộ kí hiệu của phần mềm dạy học trực tuyến.
 - Không bật các thiết bị, chương trình khác trên máy tính hoặc làm việc riêng 
trong khi học.
 - Bảo mật ID lớp học, không cho người khác thông tin để đăng nhập vào lớp học 
của mình.
b. Đối với cha mẹ học sinh:
 Với đối tượng học sinh đầu cấp, để nội quy lớp học đạt hiệu quả cao, bên cạnh 
sự nghiêm túc thực hiện của HS cũng cần sự phối hợp của CMHS. Cha mẹ sẽ hướng 
dẫn cũng như hỗ trợ con về nhiều mặt để việc học của con đạt kết quả tốt. GV đưa ra 
một số yêu cầu đối với CMHS như sau:
 - Sắp xếp vị trí ngồi học cho con trong một không gian phù hợp: yên tĩnh, riêng 
tư, thoải mái.
 - Hướng dẫn và hỗ trợ con chuẩn bị bài, thực hiện các hoạt động trước buổi học 
theo yêu cầu của giáo viên.
 - Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo đường truyền internet. Hỗ trợ kĩ thuật 
trước và trong khi các con học (nếu cần).
 - Nếu phụ huynh tham gia học cùng con, vui lòng ngồi ở vị trí phù hợp và giữ 
yên lặng trong suốt buổi học.
 - Chủ động trao đổi với giáo viên để được hỗ trợ trong trường hợp con không 
vào được lớp học trực tuyến hoặc con cần được giảng giải thêm. bị chu đáo thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp dẫn, phương pháp mới sinh 
động, song muốn tạo được sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh để không khí 
vui tươi nhẹ nhàng trong giờ học là cả một nghệ thuật.
 Ngoài các phương pháp giảng dạy như: Quan sát, đàm thoại, thảo luận, thí 
nghiệm... và các hình thức: học nhóm - cá nhân - cả lớp... liệu giáo viên có thể tạo ra 
một hình thức học khác để học sinh “Học mà chơi – chơi mà học" hay không? Điều đó 
chắc chắn là được. Đó chính là “Tổ chức các trò chơi học tập". 
 Nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí “Các trò chơi học tập" thì đây sẽ là một 
hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh. Những hình thức này chỉ tiến hành 
vài phút nhưng hấp dẫn học sinh, học sinh học tập kiến thức mới và ôn tập củng cố kiến 
thức cũ trong một không khí thoải mái, không gò bó và giúp học sinh biết ứng dụng 
những trò chơi đã học vào hoạt động tự vui chơi hàng ngày.
 Tuy nhiên, khi học tập trực tuyến, việc tổ chức các trò chơi học tập bị hạn chế 
nên giáo viên cần thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thay vì 
các trò chơi hành động được tổ chức trực tiếp, GV thiết kế trò chơi qua powerpoint để 
học sinh tham gia. Các trò chơi được phân bố hợp lí trong suốt tiết học, chủ yếu ở phần 
ôn bài cũ để giúp học sinh có hứng thú trước khi vào bài học mới và ở phần củng cố để 
giúp học sinh có hứng thú đến tận cuối bài học.
 Ngoài việc thiết kế các trò chơi trên powerpoint, GV có thể sử dụng ngay các trò 
chơi tương tác trực tuyến như Kahoot, Quizizz... Những trò chơi này, hình ảnh đẹp, âm 
thanh hay,luật chơi hấp dẫn như cộng điểm thưởng, được tặng lượt chơi lại  thao tác 
đơn giản, học sinh được làm bài trực tiếp trên thiết bị của mình, giúp học sinh cảm thấy 
nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi lại giúp củng cố khắc sâu lại kiến thức bài học. 
 GV cần thiết kế các hoạt động học tập sao cho HS được tương tác với GV một 
cách nhiều nhất vì khi học trực tuyến, HS phải lắng nghe và quan sát GV qua màn hình 
đòi hỏi HS phải tập trung cao hơn mà đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 6 vừa chuyển 
cấp, các con chưa tập trung được quá lâu. Lúc này, GV cần sát sao nhắc nhở kịp thời để 
HS tiếp thu bài học một cách tốt nhất. GV cần bao quát được lớp học để kịp thời nhắc 
nhở, động viên nếu HS xao nhằng hoặc làm việc riêng để HS tiếp thu bài học một cách 
tốt nhất. Trong quá trình giảng dạy, nếu GV chia sẻ màn hình powerpoint mình đang 
dạy thì sau khi mỗi hoạt động nhỏ kết thúc, GV sẽ thoát màn hình chia sẻ để quan sát 
lại bộ HS cả lớp để động viên kịp thời. Hoặc ngay khi giảng bài, khi lắng nghe HS phát 
biểu, GV cũng có thể dùng các thanh công cụ của phần mềm để kiểm soát tình hình học 
tập HS.
 Ví dụ minh họa: Bài: Luyện tập chung (trang 136) - Toán 6
 1. Ôn bài cũ: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?"
 Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức của bài học trước
 Cách chơi: GV đưra ra các câu hỏi, HS trả lời bằng cách giơ tay hoặc thao tác giơ 
tay bằng nút kí hiệu trên phần mềm, GV mời bạn giơ tay nhanh nhất trả lời. thưởng, động viên kịp thời để HS hứng thú hơn khi tham gia học trực tuyến, nhờ đó phát 
huy được tính tích cực của mình. Cụ thể, bản thân tôi đã áp dụng những việc làm sau:
 Khen thưởng động viên kịp thời:
 - HS vào học đúng giờ khi cô giáo điểm danh: tặng 1 sao
 - HS chuẩn bị đầy đủ sách vở trước khi vào học: tặng 1 sao
 - HS xung phong đọc bài, trả lời câu hỏi xây dựng bài: tặng 1-5 sao
 - HS trả lời đúng câu hỏi/ tham gia trò chơi: tặng 5 sao
 - HS gửi bài cho cô đúng hạn: tặng 5 sao
 - HS hoàn thành bài đúng trước hạn/ có ý kiến sáng tạo: tặng 10 sao
 Những sao khen thưởng này được tổng hợp lại để đổi lấy phiếu khen hoặc phần 
thưởng khi HS quay trở lại trường học. Đặc biệt, GV chú ý lưu tâm hơn đến những HS 
còn rụt rè hay nhút nhát, cố gắng đảm bảo trong giờ học trực tuyến mỗi HS được gọi 1 
lần. Ngoài ra, để khích lệ tinh thần của HS và để HS có thể theo dõi được sự tiến bộ của 
mình, GV có thể lập bảng thống kê khen thưởng. GV thiết kế một bảng tên học sinh của 
mình trong lớp, nếu học sinh làm một điều gì đó đặc biệt (trả lời chính xác, thắng một 
trò chơi, giúp đỡ các bạn khác, có sáng kiến đối với bài học...) sẽ nhận được một điểm, 
điểm được tượng trưng bằng một con tem hay một cái dấu trên bảng tên của con. Kết 
thúc buổi học, bạn nào có nhiều điểm nhất sẽ được một phần thưởng lớn hơn do giáo 
viên đã quy định từ trước. Tuy nhiên, giáo viên hãy đảm bảo mỗi buổi một học sinh 
khác nhau được nhận thưởng. 
2.3.4. Huy động sự đồng hành của CMHS
 Như đã nêu ở phần nội quy dành cho CMHS khi HS tham gia học trực tuyến, chúng 
ta thấy được vai trò quan trọng của CMHS khi HS tham gia học tập. Trong thời gian 
nghỉ dịch, cha mẹ như người thầy thứ hai của con, phối hợp cùng GV chỉ dạy cho con 
các kiến thức của bài học. Việc huy động sự đồng hành của CMHS là vô cùng cần thiết. 
Thầy cô sẽ nắm được tình hình học bài làm bài của các con thông qua phản hồi của 
CMHS. GV cần hướng dẫn, tư vấn cho CMHS cách sử dụng các phần mềm để học trực 
tuyến, luôn giữ liên lạc với CMHS để hỗ trợ CMHS kịp thời. 
 Hàng ngày sau khi học bài, GV giao nhiệm vụ học tập cho HS sau đó CMHS gửi 
lại cho GV qua Zalo hoặc qua phần mềm sổ liên lạc điện tử. Nhờ đó mà GV nắm được 
tình hình học tập của HS. GV kịp thời giải đáp những khúc mắc của CMHS để GV và 
PH có cùng hướng nhìn, cùng đồng hành trong mọi hoạt động học tập của HS.
2.3.5. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất
 Cơ sở vật chất là điều kiện cần để giờ học trực tuyến có thể diễn ra một cách hiệu 
quả. Cụ thể ở đây là các thiết bị như: máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng...; 
đường truyền intemet. Và không thể không kể đến các phần mềm giúp thầy cô dạy học 
trực tuyến. Ví dụ như các phần mềm Zoom, MS Team, Class, Skyper, Google meet... 
Mỗi phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng biệt. Chúng tôi lựa chọn sử dụng Google 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tiet_hoc_truc_tuye.docx