SKKN Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ 6 (Sách Kết nối tri thức)

docx 11 trang sklop6 26/05/2024 1230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ 6 (Sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ 6 (Sách Kết nối tri thức)

SKKN Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ 6 (Sách Kết nối tri thức)
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO  
 TRƯỜNG TRUNG HỌC ..
 ---    ---
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH 
 CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TRỰC QUAN ĐỂ 
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 6
 (Sách Kết nối tri thức)
 Lĩnh vực: 
 Họ và tên tác giả: . 
 Đơn vị: .
 Năm học: 20.- 20 A- MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
 Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay tất cả 
các Quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực “Đổi mới nội dung và phương pháp 
Giáo dục- Đào tạo” với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui 
mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy làm như thế 
nào để giúp người học hướng tới việc học tập một cách chủ động, chống lại thói 
quen học tập thụ động. Do đó cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các yếu tố liên 
quan trong dạy học, mà việc sử dụng thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và 
học là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
 Việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học nó được gắn bó chặt 
chẽ với phương pháp dạy học. Mặt khác đặc thù của môn Công nghệ là môn học 
gắn liền với kỹ thuật, với thực tiễn sản xuất do vậy những thiết bị và dụng cụ để 
dạy thực hành không chỉ cần thiết cho giáo viên mà còn cần thiết cho học sinh để 
các em rèn luyện kĩ năng , người thầy không thể dạy "chay" mà cần phải có cơ sở 
vật chất và thiết bị tối thiểu để dạy học.
 Nhưng trong thực tế giáo viên giảng dạy các bộ môn nói chung và giáo viên 
giảng dạy môn Công nghệ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong các bài dạy đặc 
biệt là dạy các bài thực hành cho học sinh quan sát trực quan do một số nguyên 
nhân sau:
 - Phòng bộ môn không đạt yêu cầu.
 - Đồ dùng thiết bị phân bổ theo danh mục nêu vẫn còn thiếu.
 - Đồ dùng thiết bị có nhưng chất lượng rất kém, hoặc đã hư hỏng sau nhiều 
năm sử dụng nhưng chưa được bổ sung kịp thời.
Trước hiện trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Phải 
làm gì? Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng trên làm phong phú thêm thiết 
bị đồ dùng dạy học ở trường hiện nay vì thế trong những năm học gần đây tôi xin 
đề xuất “Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập 
trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công Nghệ 6 (Sách Kết nối tri 
thức)”.
 1 phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển có thể ứng dụng giảng dạy như tranh 
ảnh có nhiều màu sắc, máy tính, đèn chiếu, đồ dùng được cấp nhưng muốn có 
được thiết bị đồ dùng phong phú phục vụ cho từng bài học, tiết học thì chỉ có vậy 
thôi chưa đủ người giáo viên phải biết sử dụng khả năng của bản thân cùng với 
học sinh có thể sử dụng các đồ dùng thiết bị khác dễ tìm kiếm trong học đường, 
gia đình, địa phương nơi sinh sống, hay có thể tự làm để dùng vào việc dạy học. 
Tất cả những giáo cụ đó đều có thể trở thành giáo cụ trực quan trong quá trình 
giảng dạy môn công nghệ nói chung và môn công nghệ 6 nói riêng.
 Đồ dùng dạy học có một vai trò hết sức quan trọng. Mỗi người giáo viên cần 
biết cách tận dụng những đồ dùng thiết bị sẵn có và khai thác triệt để yếu tố con 
người và đồ vật xung quanh thì việc chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học trở nên hết 
sức đơn giản, dễ làm nhưng lại có hiệu quả cao.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng chung.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn công nghệ của trường qua điều 
tra, khảo sát trong những năm học gần đây bản thân tôi nhận thấy về đồ dùng thiết 
bị dùng cho giảng dạy môn công nghệ nói chung và môn công nghệ 6 nói riêng 
đang gặp phải một thực trạng như sau:
 - Phòng học bộ môn ở một số trường chưa được đầu tư nên rất khó khăn cho 
giáo viên trong công tác thực hành thí nghiệm.
 - Việc bảo quản, bảo dưỡng một số thiết bị ở phòng thiết bị chưa được 
quan tâm nên một số đồ dùng dạy học xuống cấp một cách nghiêm trọng.
 - Đồ dùng dạy học được ngành cấp theo danh mục còn thiếu, thậm chí có 
những thí nghiệm trong sách giáo khoa công nghệ THCS hiện nay không có đồ 
dùng dạy học, phần lớn tranh ảnh minh họa cho các bài học không có.
 - Đồ dùng dạy học kém chất lượng, có những đồ dùng dạy học chỉ sử dụng 
được một vài lần các lần sau không sử dụng được.
 Ví dụ: Ở chương trình công nghệ lớp 6 bộ đồ dùng cho phần thực hành cắt 
may đã được cấp nhưng hiện nay đã cũ và ôxi hóa nên không dùng được, phần
 3 Việc làm của học sinh 5 19.2 5 20
 Việc làm của cả giáo viên và học sinh 4 15.4 5 20
Kết quả thống kê về thiết bị - đồ dùng dạy học của khối 6 có trong phòng 
thiết bị đồ dùng của nhà trường như sau:
 Số tiết dạy có đủ Số tiết dạy chưa đủ Số tiết dạy không
 Số tiết 
 TB - ĐDDH TB - ĐDDH có TB - ĐDDH
 Khối 6
 SL % SL % SL %
 70 0 0 6 8.6 64 91.4
 Với kết quả như trên nếu chúng ta chỉ biết sử dụng những thiết bị đồ dùng 
 sẵn có hoặc một mình giáo viên chuẩn bị theo tôi khó có thể khắc phục được hiện 
 tượng dạy chay hoặc học sinh chỉ được quan sát qua bộ mẫu của giáo viên mà 
 nguyên nhân là do cả khách quan và chủ quan đem tới. Song một điều tôi có thể 
khẳng định đó là chúng ta có thể khắc phục được nếu chúng ta biết huy động sức 
 mạnh của số đông học sinh tham gia chuẩn bị đồ dùng học tập cùng với giáo viên. 
 Trong quá trình dạy học môn công nghệ tôi nhận ra rằng với đặc thù của bộ 
 môn là gắn liền với kĩ thuật với thực tiễn sản xuất nhiều thiết bị đồ dùng dạy học 
 không thể chuẩn bị sẵn như vật liệu cắm hoa, rau, củ, quả cho phần nấu ăn vì 
thế nếu chỉ phụ thuộc những (TB - ĐDDH) sẵn có trong kho TB-ĐDDH của nhà 
 trường thì không bao giờ đủ được mà phải làm thế nào để động viên, khuyến khích 
 được học sinh cùng tham gia thì vấn đề về thiếu TB-ĐDDH phục vụ cho môn học 
 không còn là gánh nặng của giáo viên nữa. Từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu 
 và xin đề xuất “Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng 
 học tập trực quan để nâng cao hiệu quả học tập môn Công Nghệ 6 (Sách Kết 
 nối tri thức)”. Vì đối tượng học sinh lớp 6 là các em mới từ bậc tiểu học lên, các 
 em chưa quen với môi trường học tập mới trong đó có việc tham gia chuẩn bị đồ 
 dùng học tập nên chúng ta cần tập trung để hướng dẫn các em tham gia vào các 
 hoạt động học tập ở bậc THCS, để tạo thói quen cho các em trong những năm học
tiếp theo.
 6 nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thư kí ghi vào 
phiếu phân công nhiệm vụ của nhóm, các nhóm này giáo viên cần phân công đều 
các đối tượng trong một nhóm từ đầu năm học.
Ví dụ: Đối với bài thực hành tiết 11 bài 5 – trang 31 sách Công nghệ lớp 6 – bộ 
sách Kết nối tri thức: Lựa chọn 1 trong 2 món ăn để thực hành
Học sinh sẽ phân công theo mẫu bảng sau:
Tên thành viên Dụng cụ Số lượng Yêu cầu kĩ thuật Ghi chú
 Nguyên liệu
 + Nêu cụ thể một số thiết bị đồ dùng cần tìm hiểu theo sách giáo khoa hoặc 
theo ý kiến cá nhân học sinh nhưng phù hợp chủ đề sắp học.
 + Yêu cầu các em nắm được đặc điểm của mỗi loại qua quan sát thực tế, 
nghiên cứu sách giáo khoa, qua hoạt động nhóm và thông tin từ gia đình, bạn bè...
 + Giới thiệu hình ảnh hay tiêu bản vật mẫu mà giáo viên hoặc học sinh các 
khối đã hoàn thành để làm gương cho các em chủ động trong việc tìm hiểu và sưu 
tầm.
 11 22

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_khuyen_khich_hoc_sinh_chuan_bi_do_dung.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan để nâng cao hiệu quả.pdf