SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém Lớp 6A7 trường THCS Tả Thanh Oai học tốt môn Toán

doc 24 trang sklop6 02/08/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém Lớp 6A7 trường THCS Tả Thanh Oai học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém Lớp 6A7 trường THCS Tả Thanh Oai học tốt môn Toán

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém Lớp 6A7 trường THCS Tả Thanh Oai học tốt môn Toán
 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
 STT MỤC LỤC Trang
 I. MỞ ĐẦU 3
 1. Lý do chọn đề tài. 3
 2. Mục đích của đề tài. 3
 3. Nhiệm vụ của đề tài. 4
 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 4
 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài. 4
 6. Đối tượng nghiên cứu: 5
 7. Khẳng định tính mới trong đề tài. 5
 II. NỘI DUNG 6
 A. Cơ sở khoa học lý luận. 6
 1. Cơ sở lí luận. 6
 2. Cơ sở thực tiễn. 6
 B. Thực trạng. 6
 1. Thuận lợi. 6
 2. Khó khăn. 7
 3. Tình hình thực tế. 7
 C. Một số biện pháp. 9
 1. Về phía học sinh. 9
 1.1. Với những học sinh có phương pháp học tập chưa phù hợp. 9
 1.2. Với những học sinh kiến thức bị hổng do lười học. 9
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang1 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
 I: MỞ ĐẦU
 1) Lí do chọn đề tài:
- Học sinh yếu kém môn toán là những học sinh có kết quả kiểm tra môn toán 
thường xuyên dưới mức trung bình. Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ 
năng cơ bản đối với những học sinh yếu kém môn toán tất yếu đòi hỏi phải 
tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác. Vì vậy 
người giáo viên phải nắm vững các đặc điểm của học sinh yếu kém để từ đó 
đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong việc 
học toán của học sinh.
- Năm học 2016 -2017 tôi được phân công dạy lớp 6A7 trường THCS Bình 
An. Đầu năm nhận lớp qua khảo sát chất lượng, tôi đã phát hiện trong lớp còn 
nhiều em còn yếu kém môn toán tiếp thu bài quá chậm không nắm được kiến 
thức cơ bản. Các em còn lơ là trong việc học toán ảnh hưởng đến giờ học của 
các em trong thời gian kế tiếp.
- Do chuyển đổi cấp học, các em học sinh lớp 6 còn chưa làm quen với 
phương pháp học tập của cấp học THCS nên còn bỡ ngỡ, học mà chưa có 
hiệu quả.
- Vậy làm thế nào để các em học sinh yếu kém lớp 6A7 học tốt hơn môn 
Toán? Đó chính là vấn đề mà tôi đặt ra và cần có hướng giải quyết. Qua thực 
tế một số năm giảng dạy tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành 
công. Vì thế tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 
6A7 trường THCS Bình An học tốt môn toán”.
2) Mục đích của đề tài:
 - Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì mong muốn tìm được một phương pháp 
tối ưu nhất để áp dụng cho từng học sinh yếu kém môn toán lấp đầy các chỗ 
hổng kiến thức và từng bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải 
các bài tập Toán lớp 6 cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử 
dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các 
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang3 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
6) Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm học sinh yếu kém lớp 6A7 của trường THCS Bình An vào các giờ 
học luyện tập, tự chọn, các buổi học phụ kém, các giờ học ngoại khóa..Các 
bài toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính 
vừa sức đối với các em.
7) Khẳng định tính mới trong đề tài:
- Qua việc nghiên cứu và thực tế giảng dạy cho thấy việc thực hiện đề tài 
thu được hiệu quả rõ nét. Chất lượng môn Toán hàng năm được nâng lên rõ 
rệt thể hiện qua sổ điểm, tỉ lệ bộ môn. Hơn nữa chất lượng học sinh trung 
bình, khá môn toán cũng tăng lên. Học sinh tỏ ra quan tâm yêu thích học 
toán hơn trước đây.
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang5 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
- Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường tận tình.
- Trang thiết bị dạy học môn toán tương đối đầy đủ, phòng học lớp 6A7 có 
máy chiếu có micro và loa.
b) Về phía học sinh:
- Một số em ngoan ngoãn, nghe lời và cố gắng học tập.
- Đa số phụ huynh học sinh đều có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo 
viên bộ môn giúp các em học tập tốt hơn.
- Bước đầu đã làm quen với cách dạy của giáo viên; nhiều học sinh đã có 
hứng thú hơn trong quá trình học tập bộ môn Toán 6.
 Bên cạnh những thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập môn Toán 6 
nêu trên thì vẫn còn một số tồn tại.
2)Khó khăn:
a) Về phía giáo viên:
- Do kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên giáo viên gặp một số khó khăn 
trong việc thực hiện các thao tác hướng dẫn học sinh học tập bộ môn theo 
phương pháp dạy học mới.
b) Về phía học sinh:
- Phần lớn học sinh còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, chưa có ý 
thức tự giác trong học tập, về nhà chưa học và làm bài tập đầy đủ.
- Các em chưa chú ý đến việc rèn luyện cho mình kỹ năng nhận dạng một bài 
toán, phân tích yêu cầu của bài toán, rút ra nhận xét sau khi giải một bài toán, 
trình bày lời giải một bài toán,v. vchưa tạo được cho mình có thói quen tốt 
khi giải Toán. 
3)Tình hình thực tế: 
 Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng 
đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã 
được học tôi phân loại học sinh lớp 6A7 trường THCS Bình An như sau: 
 STT Loại Tổng số Tỉ lệ(%)
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang7 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
 C: Một số biện pháp.
 1. Đối với học sinh 
 1.1. Với những học sinh có phương pháp học tập chưa phù hợp.
 Thực tế là nhiều em rất cố gắng học tập nhưng kết quả học tập vẫn 
chưa tốt. Các em do chưa có kĩ năng học tập nên thường đọc không kĩ đề bài, 
nắm không kĩ nguyên tắc làm một bài tập, chưa hiểu lí thuyết đã làm bài tập, 
bắt chước lại cách làm mà chưa hiểu kĩ được bản chất, Vì vậy, việc hướng 
dẫn các em có phương pháp học tập thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng. 
Trước hết, cần yêu cầu các em nắm vững được các bước cơ bản khi học toán 
như sau: 
 - Nắm vững lí thuyết rồi mới làm bài tập.
 - Đọc kĩ đề bài trước khi đặt bút làm bài.
 - Nhận dạng bài toán, đặt nháp làm thử trước khi làm bài.
 - Tóm tắt các kiến thức cơ bản về lí thuyết và các công thức bằng 
sơ đồ tư duy hoặc bằng bảng vào một quyển sổ tay và vào giấy ghi nhớ dán 
tại nơi thường xuyên nhìn thấy.
 Với những học sinh này, giáo viên cần quan sát các em kĩ lưỡng, nếu 
các em có tiến bộ thì động viên, khích lệ các em tiếp tục phát huy. Còn với 
những em chưa có tiến bộ thì cần điều chỉnh lại phương pháp học tập của các 
em.
 1.2. Với những học sinh kiến thức bị hổng do lười học.
 Trực tiếp trò chuyện cùng các em, phân tích cho các em hiểu được 
việc học có lợi ích như thế nào đối với tương lai của các em. Lấy các ví dụ 
thực tế gần gũi thiết thực với các em cho các em hiểu được ý nghĩa của toán 
học trong đời sống. Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh của các em 
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang9 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
 ( Hình ảnh học sinh ngồi học nhóm của học sinh lớp 6A7).
 1.5. Với những học sinh sức khoẻ yếu nên nghỉ học nhiều, không 
 theo kịp chương trình.
 Yêu cầu các em dù nghỉ học nhưng vẫn phải chép bài đầy đủ bởi vì 
một lần chép là một lần ghi nhớ. Với những học sinh này, do tình trạng sức 
khỏe nên các em bị mất nhiều kiến thức vì vậy tôi sẽ tới chỗ của từng em dạy 
lại cho các em trong các tiết phụ đạo để các em có thể nắm được các kiến 
thức cơ bản. Ngoài ra, tôi cũng yêu cầu các em tới học phụ đạo miễn phí vào 
các ngày thứ bảy, chủ nhật. Có nhiều em vì điều kiện sức khỏe nên không thể 
đến học, tôi liên hệ với phụ huynh học sinh nhờ phụ huynh kèm cặp thêm cho 
các em hoặc là tìm người hướng dẫn các em học tại nhà.
 1.6. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập 
 thiếu thốn, cha mẹ chưa quan tâm đến việc học của con.
 Ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng học tập. Một số em 
khi đi học về còn phải phụ giúp cha mẹ trông em, làm việc nhà không có thời 
gian học bài và làm bài tập. Đa số cha mẹ các em đều là công nhân, thời gian 
đi làm gò bó từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối mới về, có khi tăng ca tới 9 giờ, 10 
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang11 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
2. Về phía giáo viên
 Ngoài ra, về phía giáo viên, bản thân tôi cũng luôn tìm tòi, suy nghĩ 
phương pháp giảng dạy đơn giản dễ hiểu, hứng thú, sinh động để có thể giúp 
các em học sinh yếu kém học có hứng thú với môn toán hơn, học môn toán 
tốt hơn. Sau đây là một vài phương pháp mà tôi đã áp dụng: 
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy đơn giản, trọng tâm, dễ hiểu, dễ nhớ; định 
hướng , hướng dẫn, gợi mở; nêu vấn đề một cách dí dỏm, lồng ghép trò chơi 
vào bài học; giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập 
bộ môn; học nhóm, đôi bạn cùng tiến; chỉ bảo tỉ mỉ như: cách ghi chép bài và 
nghe giảng; cách viết, cách đặt phép toán cho đúng và chính xác; cách học 
bài và làm bài tập về nhà; việc chuẩn bị bài, đọc bài mới trước khi đến lớp. 
Từ việc học sinh biết cách giải bài tập, tôi hướng dẫn và tập cho các em biết 
cách trình bày lời giải của bài toán là: các kết luận; các khẳng định đều phải 
có căn cứ; dùng từ ngữ phải rõ ràng; đầy đủ các bước. Học sinh dần hình 
thành và có phương pháp tự học hiệu quả.
+ Tạo môi trường học tập thân thiện giáo viên là người hướng dẫn cũng là 
người đồng hành cùng các em học tập, không tạo áp lực cho các em giúp các 
em tự nhận thức được động cơ học tập; xóa bỏ mặc cảm tự ti; giúp học sinh 
tự tin, mạnh dạn, chủ động trong việc học tập bộ môn; trong kiểm tra, thi cử.
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa thông qua các tiết học phụ đạo Toán; chơi các 
trò chơi Toán học đơn giản; vui học Toán. Tôi đã thường xuyên tổ chức 
những trò chơi nhỏ dưới hình thức vui học Toán như: chia một bài tập nào đó 
ra thành nhiều phần; nhiều ý; nhiều bước nhỏ đơn giản; sau đó hướng dẫn 
học sinh giải bằng cách chia nhóm; phổ biến luật chơi; giáo viên sẽ làm trọng 
tài, sau đó cho các nhóm thi đua với nhau. Kết thúc trò chơi, giáo viên dùng 
hình thức động viên khen ngợi, cho điểm. Khi chia nhóm, tôi chia thành các 
nhóm hỗn hợp gồm cả học sinh khá giỏi; trung bình và yếu kém; qua các hoạt 
động đó giúp các em học sinh yếu kém có sự tự tin hơn vào bản thân mình, 
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang13 SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 6A7 trường THCS Tả 
Thanh Oai học tốt môn toán
+ Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra trong tiết học. Đưa ra một câu hỏi cho 
học sinh trung bình trở lên đều có thể trả lời được, nhưng nếu học sinh yếu 
kém trả lời được thì cũng nên cộng điểm cho các em để khích lệ các em phát 
biểu ý kiến.
 Muốn các em thực hiện được những mong muốn đó, trước tiên tôi 
hướng dẫn các em học sinh thực hiện một số yêu cầu sau:
+ Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập như: sách giáo khoa; vở ghi chép bài; vở 
nháp; com pa; thước kẻ; thước đo góc; ê ke; bút chì; máy tính bỏ túi
+ Trong lớp tập chung chú ý nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, có thể ghi cả 
lời giảng của cô vào để khi ôn bài nếu quên có thể coi lại cho hiểu. Khi chưa 
hiểu một phần nào đó cần nói rõ mình chưa hiểu ở đâu để cô giảng lại cho 
mình hiểu.
+ Sau khi học ở trường về, buổi tố cần học lại ngay những nội dung được 
học; làm những bài tập được giao (xào bài). Ghi những kiến thức trọng tâm, 
những công thức vào sổ tay và giấy ghi nhớ.
+ Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo cần dành thời gian tự đọc sách giáo 
khoa nội dung bài sắp học trước khi đến lớp. Trước đó cần xem lại một lần 
nữa những nội dung đã thực hiện khi “xào bài”.
+ Cần xem kỹ các ví dụ, các bài giải mẫu trên lớp; trong sách giáo khoa; học 
kỹ lý thuyết sau đó mới đi làm bài tập về nhà.
+ Khi học hoặc giải xong một bài tập nào đó cần chú ý đến cách giải bài tập 
dạng đó như thế nào ? để áp dụng vào giải các bài tập khác có nội dung tương 
tự v.v
Người thực hiện: Nghiêm Thị Trang15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_lop_6a7_truong_t.doc