SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

doc 33 trang sklop6 18/05/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở
 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS LỆ CHI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 
SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
 TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Tác giả: Nguyễn Kim Duyên
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Trung học Cơ sở
 NĂM HỌC 2017 – 2018
 1 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Các từ viết tắt Chú thích
BGH Ban giám hiệu
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
NXB Nhà xuất bản
THCS Trung học cơ sở
TNCS Thanh niên cộng sản
TNTP Thiếu niên tiền phong
T Ư Trung ương
XH Xã hội
CHT Chi hội trưởng
 2 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
Để đáp ứng được những nội dung xây dựng này, việc định hướng và GD cho 
học sinh về lối sống, về truyền thống gia đình, xã hội, nhà trường là điều cần 
thiết hiện nay. 
 Ngành giáo dục thủ đô Hà Nội và ngành giáo dục Huyện Gia Lâm cũng 
đã hòa vào sự chuyển mình cần thiết của giáo dục để đổi mới căn bản và một 
phần quan trọng là giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Về phía học sinh:
 Một vấn đề nổi cộm hiện nay khiến nhiều người phải quan tâm đó là sự sa 
sút, xuống cấp của đạo đức học sinh trong thời gian gần đây. Sự xuống cấp đạo 
đức của học sinh được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau với vô vàn những 
nguyên nhân mà người ta thường kết luận đây đều là những em học sinh chưa 
ngoan. Các em bị ảnh hưởng lối sống công nghiệp thực dụng, sống gấp, sống 
hưởng thụ, đua đòi. Ra đường ta thấy nhan nhản những học sinh ăn mặc lố lăng, 
kệch cỡm, không đúng thuần phong mĩ tục của dân tộc. Đơn giản nhất là ta bắt 
gặp những em học sinh ngang nhiên văng tục, chửi bậy giữa chốn đông người, 
thậm chí cả trong trường học, nơi mà các em vốn phải học "chữ lễ" đầu tiên. 
Một số khác do gia đình lo sợ, kèm cặp, bao bọc quá kỹ nên thiếu chủ động 
trong cuộc sống, ngại giao tiếp, lúng túng vụng về trong các sinh hoạt tập thể. 
Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập với cuộc sống của các em. Các 
em dễ sa ngã hay có phản ứng tiêu cực khi gặp phải những va vấp nhỏ trong 
cuộc sống. Chính vì vậy giáo dục để các em hiểu được giá trị của bản thân, giá 
trị của cuộc sống và kỹ năng tồn tại, hòa nhập với cuộc sống ấy thực sự rất cần 
thiết.
2.2. Về phía giáo viên:
 Bất kỳ một giáo viên nào khi được đào tạo vào nghề cũng được học qua 
chương trình giáo dục tâm lý sư phạm, tâm lý lứa tuổi. Cho nên tôi hiểu được 
rằng nắm bắt đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để lựa chọn phương pháp 
giáo dục phù hợp sẽ đem lại 90% thành công trong việc giáo dục học sinh cả về 
hai mặt đức dục và trí dục. Thế nhưng để đạt được thành công ấy đòi hỏi mỗi 
chúng ta phải có sự quan sát, tìm hiểu, gần gũi, rút ngắn khoảng cách với học 
sinh của mình. Là người bạn đáng tin cậy để các em gửi gắm niềm tin, làm chỗ 
dựa khi gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời giáo viên 
chủ nhiệm phải đề ra phương pháp giáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng hòa 
 4 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 - Bước đầu học sinh cảm nhận được ý nghĩa, giá trị của cuộc sống. Từ đó 
 thêm yêu bản thân, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu quê hương đất nước 
 mình.
 - Bồi dưỡng nhân cách, hình thành hành vi ứng xử đẹp trong nếp sống.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp chủ nhiệm 6D, 7D và 8D trong ba năm học 2015 - 2016, 2016- 
2017 và 2017-2018.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Tôi đã vận dụng những kinh nghiệm của mình vào công tác chủ nhiệm 
trong các năm học 2015 – 2016, 2016-2017, 2017-2018, với lớp tôi chủ nhiệm là 
lớp 6D, lớp 7D và lớp 8D.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi học 
sinh. Những tài liệu về phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho 
học sinh THCS. Đọc các bài viết có chung đề tài để hiểu hơn về vấn đề đang 
nghiên cứu, thực nghiệm.
 - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, người đi trước về phương pháp chủ 
nhiệm, phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh thông 
qua các buổi họp chuyên đề, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chủ nhiệm, thông qua 
dự giờ thăm lớp.
 - Lấy thực nghiệm việc giáo dục trên lớp, đặc biệt là những kinh nghiệm 
tích lũy từ những năm chủ nhiệm.
 - Đánh giá kết quả thay đổi nhận thức của học sinh, để từ đó tìm hiểu 
nguyên nhân, rút ra biện pháp phù hợp rèn luyện học sinh.
 6 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như 
giảng bài, đọc chép sẽ thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin 
và nhận thức đến thay đổi hành vi lại có khoảng cách rất lớn.
 Giáo dục kỹ năng sống là giúp học sinh nâng cao năng lực để tự lựa chọn 
giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ học sinh. Vì thế 
học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải 
xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của các em. Học sinh cần có điều 
kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, 
áp dụng. Học sinh phải tham gia chủ động vì có thế học sich mới thay đổi hành 
vi. Do đó nhiều phương pháp được áp dụng như: sinh hoạt thảo luận, động não, 
sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huy động tối đa nghe, nhìn, 
vận động, ...
 Khi tổ chức giáo dục giá trị sống, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý một số 
phương pháp tổ chức sau:
 a. Xây dựng bầu không khí: 
 Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả các em 
đều cảm nhận được tình thương yêu, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an 
toàn.
 b. Qua thực tế cuộc sống:
 Các em đang trong lứa tuổi rất ham tìm tòi, muốn hiểu biết những gì đang 
diễn ra quanh mình. Vì vậy hãy tìm những vấn đề mà các em quan tâm như: 
AIDS, bạo lực, ma túy, nghèo đói, tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa 
phương, ... để làm chủ đề cho hoạt động.
 c. Khám phá các ý tưởng:
 Đó là những hoạt động nghệ thuật, viết nhật ký, viết – diễn kịch, vẽ, múa, 
... Điều này rất tốt cho việc biểu lộ và phát huy tinh thần tập thể. Đồng thời có 
thể giúp các em hứng thú hơn, biết khai thác những tiềm năng to lớn ẩn chứa 
trong mình.
 d. Hình thành thái độ và giá trị bằng nhân cách của chính người thầy:
 Ngoài các phương pháp đã nêu trên thì giáo dục bằng chính hình ảnh của 
người thầy có một tác dụng không nhỏ. Người thầy là tấm gương để trò soi vào, 
 8 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
2016, 2016-2017 và 2017-2018. Sau đây là một số phương pháp tôi đã áp dụng 
lồng ghép cả giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống với các em.
1. Xây dựng môi trường tiếp xúc thân thiện:
 Khi nhận lớp, qua thăm nắm tìm hiểu, tôi thật sự lo lắng vì lớp tôi là lớp 
có nhiều hoàn cảnh khó khăn. Lớp có 19 học sinh nữ, 23 học sinh nam, đa số 
các em ngoan, hiếu học, có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần vươn lên trong 
học tập. Đặc biệt, các em nữ có năng lực, có bản lĩnh, có khả năng hoạt động bề 
nổi hơn các em nam. Tuy nhiên lớp có không ít những học sinh lười học, có tính 
ỉ lại và thụ động trong giao tiếp. Tôi đã định hướng kế hoạch để giáo dục các em 
từng bước.
 Trong buổi đầu làm quen với các em, tôi tự giới thiệu mình một cách cởi 
mở pha chút dí dỏm, hài hước để kéo gần khoảng cách giữa cô và trò, tạo không 
khí ấm áp gần gũi cho lớp học.
 “Cô xin giới thiệu với lớp mình: Người cực kỳ xinh đẹp đang đứng trước 
gia đình 6D của chúng ta là cô giáo chủ nhiệm của các con. Từ hôm nay cô sẽ 
là người mẹ hiền của các con 6D ngoan ngoãn. Chúng ta sẽ cùng cộng tác để 
đưa tập thể 6D là lớp luôn luôn dẫn đầu trong các phong trào của nhà trường. 
Các con đồng ý không nhỉ?!”
 Sau màn chào hỏi của cô giáo chủ nhiệm mới, các em đã cảm thấy không 
khí bớt căng thẳng, có sự thả lỏng hơn. Tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu về 
mình. Trước tiên là lớp trưởng, rồi lần lượt đến các thành viên khác của lớp. Ban 
đầu một số em đứng lên ấp úng mãi không nói được, hoặc ngượng ngùng, hoặc 
lúng túng không biết nói gì, hoặc nói rất bé chỉ thấy mấp máy môi mà không 
thành tiếng. Nhưng khi được các bạn cổ vũ, động viên thì có vẻ tự tin hơn. Sau 
thành viên cuối cùng của lớp tôi bắt nhịp cho các em hát bài: "Lớp chúng mình 
kết đoàn". Cả cô và trò hát như đã quen biết, thân thiết từ lâu.
 Trong các tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi không lên gân, khiển trách hay xử 
phạt nặng những học sinh mắc lỗi mà nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra những tiêu chí 
khen thưởng để các em phấn đấu, các em sẽ không mặc cảm, tự ti. Tôi luôn tâm 
niệm rằng: đừng tiếc những lời nói yêu thương vì nó có khả năng rất lớn trong 
việc cảm hóa học sinh. Nếu các em có suy nghĩ chán nản hay mặc cảm tội lỗi 
lớn đối với lỗi vi phạm của mình thì sẽ không có động lực cố gắng. Có khi sinh 
ra thái độ thiếu trung thực, can đảm với bản thân. Mà hai yếu tố này lại rất quan 
trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh.
 2. Khai thác tiềm năng, tin tưởng giao nhiệm vụ: 
 10 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
nào bảng cũng luôn sạch bóng. Công trình măng non luôn xanh tốt, hoa đua 
nhau nở. Qua một năm, lớp tôi đã có tiến bộ về mọi mặt.
 Học sinh Thương tham gia lao động vệ sinh lớp
 Thế nhưng công việc nào cũng vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi thường 
đan cài những khó khăn. Để xây dựng đội ngũ tổ trưởng tôi thấy khó hơn. Tôi 
phải thay đổi liên tục cho phù hợp với tình hình của lớp. Tổ trưởng có nhiệm vụ 
theo dõi tổ viên về tất cả các mặt, báo cáo kịp thời cho cán sự lớp. Kiểm tra sự 
chuẩn bị bài của tổ viên, nhắc nhở tổ viên khi mắc lỗi. Trong giờ sinh hoạt, các 
tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần, nêu ra những lỗi cần phê 
bình và những điểm tốt cần tuyên dương khen thưởng, chấm điểm và xếp loại 
hạnh kiểm tổ viên trong tuần. Như vậy, các tổ trưởng có trách nhiệm hơn trong 
việc theo dõi tổ viên, qua đó tự ý thức được mình. Nếu muốn các bạn nể mình, 
phục mình, nghe mình thì trước tiên mình phải gương mẫu. Từ đó các em vừa 
hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự 
tin nêu ý kiến trước tập thể. Đó là những kỹ năng cơ bản để các em mạnh dạn 
hơn, chủ động hơn trong giao tiếp.
 3. Tổ chức các hoạt động tập thể:
 Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi khuyến khích và tạo điều kiện cho các 
em tham dự vào các hoạt động để các em thấy tự tin và muốn bộc lộ năng lực, 
phẩm chất của bản thân. Tiết sinh hoạt có thời gian 45 phút, tôi dành từ 15 đến 
20 phút kiểm điểm, đánh giá những điểm cần phát huy và khắc phục trong tuần. 
Số thời gian còn lại tôi thường tổ chức cho các con chơi trò chơi. Sau đây là một 
số trò chơi tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định.
 3.1. Một số trò chơi giúp hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân:
 12 Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
tự vẽ những biển hiệu, trang trí lớp học cho vui tươi, bắt mắt rất đặc trưng phong 
cách học trò. Trong khi các lớp khác thường cắt dán bằng vi tính.
 Bên cạnh hoạt động cá nhân như trên, tôi cũng tổ chức những trò chơi 
theo từng nhóm, hay cả tập thể lớp để mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường 
mối giao lưu đoàn kết.
 Học sinh hào hứng chuẩn bị tham gia trò chơi 
 b. Trò chơi “Tôi hiểu gì về tôi” - tổ chức theo nhóm:
 Chia lớp học thành các nhóm gồm khoảng 3 – 5 người. Người quản trò giới 
thiệu các nguyên tắc của hoạt động nhóm: là tôn trọng, bảo mật, không phê phán, 
lần lượt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Điều này giúp các em cảm thấy an toàn, 
thoải mái tham dự vào hoạt động. Mỗi em tự suy nghĩ điền vào phiếu hoạt động 
trong khoảng 5,6 phút, sau đó chia sẻ với những người bạn trong nhóm của mình.
 Phiếu hoạt động in sẵn các mệnh đề:
 1. Sở thích của bạn là gì? 
 (nấu ăn, đọc sách, vẽ, đá bóng, xem hoạt hình, ...)
 2. Năng khiếu của mình là gì?
 3. Điều gì ở bản thân mình thấy cần phải thay đổi?
 (nói nhỏ, chậm chạp, hay mít ướt, sợ chuột, gián, ...)
 4. Ai là bạn thân nhất của mình? Người đó có đặc điểm gì để mình yêu quý?
 (bạn đó chân thành, tình cảm, học giỏi, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ bạn)
 5. Mình muốn làm nghề gì trong tương lai?
 (giáo viên, y tá, bộ đội, kỹ sư xây dựng, ...)
 14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_va_ky_nang_song.doc