SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm Lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu

doc 24 trang sklop6 06/07/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm Lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm Lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu

SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm Lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu
 Sáng kiến kinh nghiệm
 MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề....Trang 2
1.1 Lý do chọn đề tài ..Trang 2
1.2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp, thời gian nghiên 
cứu về sáng kiến kinh nghiệm.....Trang 4
2. Giải quyết vấn đề.....Trang 6
2.1.Thực trạng.....Trang 6
2.2.Các giải pháp.....Trang 8
2.3. Hiệu quả của một số biện pháp trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp 
10 ở Trường THPT Thừa Lưu ..Trang 18
3. Kết luận.........Trang 19
3.1.Tóm lược giải pháp.....Trang 20
3.2. Phạm vi áp dụng........................Trang 20
3.3. Kiến nghị....Trang 21
* Tài liệu tham khảo.Trang 22
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm
tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên để có một giải pháp tối ưu 
cũng như hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lại là vấn đề chúng ta cần trao đổi.
 Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, với chút ít kinh 
nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi cùng các đồng 
nghiệp về Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông với mong 
muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường 
hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.
 1.1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Thực tiễn hiện nay ở trường THPT Thừa Lưu, công tác chủ nhiệm được 
Ban giám hiệu chú trọng và quan tâm, có lập riêng một tổ gọi là tổ chủ nhiệm, 
khối 10 do cô Hồ Thị Xuân Hương làm khối trưởng, khối 11 do thầy Nguyễn 
Kháng làm khối trưởng, khối 12 do thầy Trần Thanh Hảo làm khối trưởng, hàng 
tháng đều sinh hoạt và có thể họp đột xuất nếu cần thiết, mục đích là cùng nhau 
tháo gỡ khó khăn của lớp, chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sự dân chủ. 
 Nói đến chương trình hoạt động cụ thể của công tác chủ nhiệm thì Bộ, Sở 
có mở lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm cho dội ngũ giáo viên làm công tác 
chủ nhiệm vào năm 2011 nhưng chưa đáng kể. Họ chỉ thực hiện nhiệm vụ của 
mình bằng những kinh nghiệm vốn có để quản lí giáo dục học sinh. Đối với giáo 
viên vừa mới ra trường được phân công làm GVCN thì chắc hẳn họ sẽ rất lúng 
túng, trăn trở, thậm chí có những tình huống sư phạm không biết xử lí như thế 
nào cho hợp lí. Để làm tốt vai trò, vị trí làm cầu nối giữa học sinh, phụ huynh, 
nhà trường quả không phải là dễ.
 Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn trên; tôi đã chọn đề tài “Một số 
biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu” 
làm sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp một chút kinh nghiệm giúp 
GVCN nói chung, GVCN lớp 10 nói riêng làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp 
của mình.
 Đầu năm học này tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 10B10, 
khi tiếp nhận tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Đa số các em ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện sẵn sàng vượt qua 
khó khăn.
 - HS ý thức xây dựng tập thể đoàn kết. 
 - Giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu, cah mẹ học sinh, giáo viên bộ môn 
luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.
 - Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất ,phòng học thoáng 
mát.
 - Ngoài công tác chủ nhiệm lớp, tôi còn giảng dạy môn Toán nên thời gian 
gần gủi các em tương đối nhiều.
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm
 - Mục tiêu tốt nghiệp THPT và vào các trường Đại học, cao đẳng chuyên 
nghiệp theo khả năng và năng lực của chính mình.
 1.2.2.Nhiệm vụ:
 - Nghiên cứu lý luận về GVCN lớp để thể hiện vai trò của mình như thế 
nào trong công tác giáo dục học sinh, kết quả đạt được năm sau phải cao hơn 
năm trước. 
 - Tạo nên sự thân thiện giữa GVCN và HS 10.
 - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục học sinh 10.
 1.2.3. Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Khách thể:
 Thực trạng và giải pháp cho vai trò của chủ nhiệm lớp 10 trong công tác 
giáo dục học sinh.
 Đối tượng: 
 Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp 10 
 Phạm vi nghiên cứu: 
 Đề tài “Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm lớp 10 ở 
trường THPT Thừa Lưu” 
 Là học sinh lớp 10b10 năm học 2012-2013
 1.2.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 1.2.4.1. phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong 
công tác giáo dục học sinh 10, các bài tham luận trên Internet, một số sáng kiến 
có nói tới công tác GVCN.
 Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp ( hồ sơ).
 1.2.4.2.Phương pháp điều tra:
 Điều tra hồ sơ lớp 9 
 Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, với học sinh, với Hội cha mẹ 
học sinh, bạn bè.
 Lập mẫu sơ yếu lý lịch để học sinh tự điền theo mẫu.
 Thông qua phương pháp này GVCN nắm rõ hơn tâm lý, tính cách của 
từng học sinh, rõ về học tập của từng em để tham mưu cho các giáo viên bộ 
môn, phối hợp với cha mẹ học sinh được tốt hơn.
 1.2.4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 Tham khảo những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường. 
 Tham khảo kinh nghiệm giáo viên trường bạn, trường mình.
 Từ kinh nghiệm của chính bản thân qua nhiều năm làm công tác chủ 
nhiệm lớp. 
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa 
có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều 
GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản 
thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho 
GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu 
tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác 
chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số 
tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi 
xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang 
phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt 
chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức 
về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học 
sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo 
đức ngày càng nhiều.
 Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công 
tác chủ nhiệm lớp.
 Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên 
chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc 
giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh 
hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá 
cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá 
nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo 
khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học 
sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu 
quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không 
phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
 2.1.1. Những phẩm chất chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm
 - GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức, có thái 
độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống 
đạo đức của dân tộc ( hiếu học , trọng đạo , tôn sư).
 - Có lòng nhân ái , nhất là đối với học sinh, người già, trẻ em, người thiệt 
thòi bất hạnh
 - Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục. 
 - Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp 
vững vàng. 
 - Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng. 
 - Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.
 2.1.2. Những năng lực sư phạm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm
 - Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung.
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Tìm hiểu học sinh về mọi mặt để có những thông tin cần thiết làm cơ sở 
thực tiễn để phân loại học sinh ,đề ra kế hoạch giáo dục và sử dụng các biện 
pháp tác động thích hợp.
 2.2.1.2.Nội dung tìm hiểu ở học sinh lớp 9:
 Đặc điểm của học sinh về sức khoẻ lớp, về trình độ học lực năm lớp 9 để 
phân loại học sinh, tìm hiểu học sinh có năng lực ( ban cán sự lớp ).
 Tìm hiểu về hoàn cảnh và quan hệ của học sinh với gia đình, và ai là 
người có ảnh hưởng lớn đến các em. GVCN có thể biết chia sẻ, giúp đỡ học sinh 
vượt qua hoàn cảnh, và cũng để biết liên hệ với ai dể việc phối hợp giáo dục có 
hiệu quả.
 Học sinh 10 là độ tuổi có nhiều biến động trong tâm tư, tình cảm, những 
vướng mắc từ các mối quan hệ giao lưu, từ sự phát triển cơ thể, từ các nhiệm vụ 
học tập, rèn luyện, sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai ..có thể tạo ra 
những khó khăn lớn về mặt tâm lý cho các em.
 2.2.1.3.Cách tìm hiểu học sinh 10:
 Điều tra học sinh qua lý lịch tự khai theo mẫu
 GVCN sẽ thu thập được nhiều thông tin về học sinh. GVCN cần xây 
dựng nội dung bản lí lịch với những nội dung thích hợp với học sinh 10.
 Nội dung lý lịch học sinh 10 bao gồm:
 Họ và tên học sinh Nam/ nữ..
 Ngày tháng năm sinh : Ngày .. tháng.năm
 Nơi sinhDân tộc
 Nơi ở hiện nay..thôn.xãhuyện..tỉnh
 Hộ khẩu thường trú ở đâu
 Bằng tốt nghiệp THCS lấy chưa .........
 Có chứng chỉ nghề ..loại gì..
 Con thương binh hạng mấy., Con liệt sĩcon mồ côi.
 Gia đình có là hộ nghèo 
 Thuộc diện ưu tiên:.
 Họ tên cha.Năm sinhnghề nghiệp.
 Họ tên mẹ..Năm sinhnghề nghiệp
 Họ tên người giám hộnghề nghiệp.
 Gia đình có mấy anh chị em
 Họ tên anh, chị , em hiện đang học tại trường THPT Thừa Lưu
 Họ và tên lớp..
 Đăng ký học lực và hạnh kiểm..
 Số điện thoại liên hệ
 2.2.2. Ổn định tổ chức lớp học 
 2.2.2.1. Lựa chọn ban cán sự lớp :
 * Cơ sở lựa chọn:
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm
 Lớp phó học tập: Lên danh sách học sinh học tốt nhất cho từng bộ môn 
phân công phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, phải là học sinh học tốt, báo cáo 
việc học tập của học sinh trong lớp, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ .
 Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh lao động của lớp, trực cờ , mang ghế 
tiết chào cờ.
 Học sinh phụ trách văn thể mỹ : phụ trách văn nghệ, giải trí của lớp. 
 Thủ quỹ : Thu các khoản quỹ, thăm hỏi. 
 Thư ký : Ghi chép các phiên họp lớp, biên bản sinh hoạt lớp. 
 Học sinh giữ sổ đầu bài, quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổỉ sáng, buổi chiều, 
ghi các mục : ngày, học sinh vắng, tên môn học.
 Bốn tổ trưởng theo dõi mọi hoạt động tổ mình và tổng kết lại cho lớp 
trưởng ngày thứ sáu.
 Bí thư : nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp 
thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. 
 Bước 3: GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận .
 2.2.2.2. Lập sơ đồ lớp học: 
 Căn cứ vào học lực của học sinh, chia đều số học sinh trung bình và yếu 
cho mỗi tổ và xen kẽ nhau.
 Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ : Mắt, cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi 
sau.
 Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp 
các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp.
 Các học sinh hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo 
viên( Bàn đầu, đầu bàn, đầu dãy).
 Khi lập bảng sơ đồ cần chú ý: Trong sơ đồ không chỉ nêu tên học sinh 
theo vị trí chỗ ngồi còn ghi kí hiệu cho chức năng , nhiệm vụ học sinh được 
giao: Lớp trưởng, lớp phó, .
 2.2.3. Lập kế hoạch chủ nhiệm:
 2.2.3.1.Kế hoạch năm: 
 Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT Thừa Lưu.
 Căn cứ đặc điểm tình hình các lớp 10 ( thuận lợi , khó khăn). 
 Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn.
 Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm.
 Giúp giáo viên chủ nhiệm triển khai đúng hướng, đúng phạm vi trách 
nhiệm của mình khi lập kế hoạch.
 2.2.3.2.Kế hoạch hoạt động tuần, tháng: 
 Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, GVCN dựa vào đó để xây 
dựng kế hoạch từng tuần, tháng cần nêu rõ:
 Nêu những công việc hoạt động trong tuần. 
 Có đối tượng tham gia. 
 Biện pháp thực hiện.
GV: Huỳnh Thị Kim Ân - 11 -

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_hieu_qua_chu_nhiem_lop_10.doc