SKKN Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:..........................................................................3 3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................3 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: .............................................................................................................3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................................4 CHƯƠNG I..................................................................................................................4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC .........................4 ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH .....................................4 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................................................4 I. Một số khái niệm: .........................................................................................................4 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: ..........................................................................5 III. Quan điểm của Đảng về giáo dục:.............................................................................6 IV. Vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn vừa học vừa phòng chống dịch Covid-19 .....................................................................................6 V. Thực trạng về đạo đức, lối sống của học sinh trong giai đoạn hiện nay: .................7 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................8 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG HỌC SINH NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI, GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................................................8 I. Một vài nét về trường....................................................................................................8 II. Thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ở nhà trường......................................................................................................................8 III . Những hạn chế và nguyên nhân............................................................................9 CHƯƠNG 3 ...............................................................................................................10 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI .....10 I. Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng.....10 II. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động chuyên môn .................................................16 II. Những kết quả đạt được ............................................................................................19 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................211 để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam- Angieri, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Tôi mong muốn với đề tài này, sẽ góp một phần bé nhỏ của bản thân vào công tác giáo dục cho học sinh nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng một cách hiệu quả nhất. Để các bậc phụ huynh phần nào yên tâm về con em mình, để các nhà trường, các thầy cô giáo có một hướng đi mới trong công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện và đặc biệt giúp các em học sinh có những kĩ năng cơ bản để tồn tại và phát triển theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh cấp THCS. - Nghiên cứu thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh THCS, từ đó đề ra một số biện pháp giáo dục học sinh cấp THCS có hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nối riêng cho học sinh. -Tìm hiểu, điều tra thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh trong trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân. -Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nói chung và đạo đức, lối sống nói riêng của một bộ phận không nhỏ học sinh trong thời gian sử dụng mạng để học trực tuyến tại nhà, từ đó đề ra những biện pháp giáo phù hợp đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của học sinh Trường THCS Việt Nam - Angieri - Thanh Xuân - Hà Nội thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 và áp dụng các biện pháp giáo dục thực nghiệm trong giai đoạn từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 . 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: * Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. * Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng cho học sinh ở Trường THCS Việt Nam - Angieri-Thanh Xuân - Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 (trpng giai đoạn học sinh vừa học trực tuyến, trực tiếp). * Chương 3: Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm ổn định tâm lý cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam- Angieri, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ. Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng. Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng. Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống, chúng ta nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hoàn toàn độc lập với cộng đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm. Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn hóa đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi. Trong câu nói “gieo hành vi thì được thói quen”, thói quen chính là lối sống: “gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận”. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ. 4. Giáo dục đạo đức, lối sống: Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, khả năng của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” (Hồ Chí Minh - toàn tập NXB ST - 1986). Chính vì thế, trước lúc đi xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh - toàn tập NXB ST - 1986). Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức, lối sống cách mạng cho học sinh, sinh viên Trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, Người đã nhắc nhở “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” (Hồ Chí Minh – toàn tập NXB ST - 1986). Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức, lối sống giữ một vị trí hết sức quan trọng. Giáo dục đạo đức, lối sống còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức, lối sống là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức, lối sống của học sinh có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục khác. V. Thực trạng về đạo đức, lối sống của học sinh trong giai đoạn hiện nay: Thời gian gần đây các em phải sử dụng mạng tham gia học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19, nên một bộ phận không nhỏ học sinh đang nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như những biểu hiện lệch lạc trong hưởng thụ văn hóa; lối sống thiếu lành mạnh, xa rời thuần phong mỹ tục dân tộc; hiện tượng tha hóa, lệch chuẩn mực giá trị đạo đức, căn bệnh thờ ơ, vô cảm. Thực tế này không chỉ gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống, đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Trong thời gian gần đây, nhiều thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên đã có những tâm lý không ổn định như bị trầm cảm, . Điều đó cho thấy, không chỉ gia tăng về số vụ phạm tội mà mức độ vi phạm đạo đức, pháp luật của giới trẻ ngày càng nghiêm trọng. Gây rối trật tự công cộng, sa đà vào game online, nghiện ma túy, rồi đến hiếp dâm, đánh hội đồng, lột quần áo, quay clip phát tán trên mạng, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, người hàng ngày tận tụy dạy bảo mình là những bài học đau lòng cho gia đình, nhà trường và cả xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh. Đáng buồn hơn là việc bắt nạt và bạo hành bạn đã xảy ra từ lâu nhưng người bị bắt nạt không dám lên tiếng và giáo viên chủ nhiệm lớp cùng nhà trường nhà trường không biết hoặc giải quyết qua loa. Có thể nói, những mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập văn hóa quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Những người làm giáo dục, cả xã hội đều đang lo lắng về sự suy thoái đạo đức, những “căn bệnh” nảy sinh ngày càng nhiều trong giới trẻ. lạc bộ: Văn hóa, Văn nghệ, Thể dục-thể thao và trải nghiệm sáng tạo, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, qui tắc ứng xử trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường văn hóc lành mạnh, thân thiện. 3. Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm, hướng dẫn học sinh hát quốc ca đúng nhạc và lời , thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Được tổ chức theo hình thức trực tuyến Tăng cường các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và nguyện vọng của học theo hình thức trực tuyến. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học; thông qua sinh hoạt khối chủ nhiệm, họp chủ nhiệm để chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung thông tin, bồi dưỡng kịp thời. Chú trọng các nội dung: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản chung, giáo dục học sinh chưa ngoan,... 4. Giờ sinh hoạt lớp: Theo quy định mỗi tuần có 01 tiết sinh hoạt/lớp, gồm 04 tiết/tháng. Nội dung theo chủ đề hướng dẫn. Tuy nhiên, đa số giáo viên đã sử dụng giờ sinh hoạt lớp để thuyết giảng những bài học đạo đức mà theo học sinh đã quá quen thuộc và nhàm chán. III . Những hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên quá trình triển khai, thực hiện các biện pháp giáo dục trong thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19, nên vẫn còn những nguyên nhân, hạn chế sau: 1. Hạn chế: Qua khảo sát điều tra cho thấy: Học sinh học trực tuyến trong thời gian dài, đươc tiếp cận nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, phải sử dụng mạng trong suốt quá trình học. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le như bố mẹ ly hôn, hoặc có những học sinh mồ côi cả cha và mẹ ở cùng ông bà già yếu, hoặc có những học sinh bố hoặc mẹ đi tù do vướng vào tệ nạn xã hộiDo vậy những học sinh này ít được quan tâm trong quá trình học trực tuyến, dẫn đến các em học sinh chưa ngoan, lười học, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình sử dụng mạng để ham chơi điện tử, không xác định đúng mục đích của học tập và rèn luyện đạo đức. Thậm chí hiện tượng yêu qua mạng trong lứa tuổi THCS không phải là hiếm, Số học sinh quen nhau trên mạng rồi có mâu thuẫn với nhau dẫn đến không tự chủ, không kiềm chế được bản thân. 2. Nguyên nhân: 2.1. Nguyên nhân khách quan: - Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường, ngoài những mặt tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: Các loại văn hoá không lành mạnh trên mạng Internet mà học sinh rất dễ tiếp cận, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực .
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cua_hieu_truong_nham_nang_cao.docx