SKKN Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học

doc 24 trang sklop6 06/07/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học

SKKN Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN 
 ĐẦU CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG HỌC”
 Môn/Lĩnh vực: Y tế học đường
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ: Nhân viên y tế
 NĂM HỌC: 2021 - 2022
 Trang 2 /14
trường phổ thông nhằm bảo vệ, Giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học 
sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Thực tế công tác y tế trong các trường học trong những năm gần đây đã 
được quan tâm rất nhiều, mỗi trường đã có một nhân viên y tế có trình độ 
chuyên ngành để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại 
trường. Có phòng y tế riêng cho từng điểm trường, được trang bị một số trang 
thiết bị và các loại thuốc, dụng cụ y tế phục vụ cho việc sơ cứu thông thường. 
Đã thực hiện đầy đủ các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở 
trường.
 Tuy nhiên công tác y tế của trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất 
cập. Đội ngũ cán bộ y tế ở các trường kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho học 
sinh còn hạn chế, chưa linh hoạt trong việc xử trí các tình huống chăm sóc sức 
khỏe cho học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đầy đủ. 
Các khó khăn tồn tại trên đã dẫn đến sự gia tăng một số bệnh tật ở lứa tuổi học 
đường như: Cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh răng miệng, bệnh giun sán, đặc 
biệt có nhiều bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ra ảnh hưởng lớn 
đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học sinh. Muốn chăm sóc sức khỏe 
cho học sinh tốt, người phụ trách y tế phải nắm được chế độ chăm sóc sức khỏe 
ban đầu là vô cùng cần thiết và quan trọng.
 Là một nhân viên y tế trong trường đảm nhận công tác y tế học đường. 
Hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tôi 
xin được mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng chị em đồng nghiệp sáng kiến 
kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho 
học sinh ở trường học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Đánh giá thực trạng của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học 
sinh ở trường học .
 - Tìm ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường 
học .
3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm:
 - Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu 
cho học sinh ở trường học”
 - Đối tượng khảo sát thực nghiệm học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nghiên cứu tìm ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh 
trường học. 4 /14
 * Chăm sóc sức khỏe ban đầu:
 “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu là mức tiếp xúc đầu tiên của cá nhân, gia 
đình và cộng đồng với hệ thống y tế nhà nước, chịu trách nhiệm về chăm sóc 
sức khỏe càng gần càng tốt với các nơi mà mọi người sống và làm việc, và tạo 
thành bước đầu tiên trong một quá trình chăm sóc sức khỏe liên tục”.
 Mục đích mà tổ chức y tế thế giới và các quốc gia thành viên theo đuổi là: 
“Sức khỏe cho mọi người vào năm 2000”. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là biện 
pháp để đạt được mục đích này.
 Như vậy, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh liên quan đến việc đảm 
bảo an toàn cho 100% học sinh một cách công bằng. Để có được sức khỏe tốt 
hơn cho học sinh, cần thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm cũng như sự tham gia 
của cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, của gia đình học 
sinh và cộng đồng xã hội.
 * Các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh:
 - Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
 - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe (Là nền tảng).
 - Phòng chống các dịch bệnh.
 - Phòng chống tai nạn thương tích
 - Đảm bảo an toàn trường học
 - Tiêm chủng văcxin mở rộng.
 - Dinh dưỡng hợp lý.
 - An toàn vệ sinh thực phẩm
 - Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường.
 - Sơ cứu ban đầu và điều trị các loại bệnh thông thường.
 - Tổ chức thực hiện các hoạt động công tác y tế trường học.
 - Khám và quản lý sức khỏe của học sinh.
 - Tư vấn các vấn đề liên quan
2. Cơ sở thực tiễn.
 2.1. Mô tả thực trạng:
 - Trường học nơi mà tôi đang công tác thuộc thị trấn của huyện Đan 
Phượng đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều biến động lớn, học sinh cũng 
được quan tâm nhiều hơn.
 - Tổng số học sinh toàn trường có: 881 học sinh/ 21 lớp. 
 - Trường đã có nhân viên y tế riêng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 
viên là 52 đồng chí.
 - Với đặc điểm thực trạng như trên khi thực hiện đề tài “Chăm sóc sức 
khỏe ban đầu cho học sinh” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 6 /14
3. Giải pháp khoa học tiến hành:
3.1. Biện pháp 1: Tham mưu BGH nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc 
sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2020-2021.
 Kế hoạch là một yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện một mục tiêu 
nào đó. Nó giúp ta tiên liệu được những tình huống sắp xảy ra và có kế hoạch 
phối hợp được với những thành viên khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, nó 
giúp để đạt được mục đích cần đạt đến. Nhìn vào tình hình thực tế, cũng như vấn 
đề chăm sóc sức khỏe ban đầu mà toàn xã hội đang quan tâm. Tôi đã nhận định 
được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong công tác chăm sóc sức 
khỏe cho học sinh trong trường mình. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên 
cứu xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong cả năm 
học trong đó bao gồm các nội dung về phòng chống dịch bệnh Covid-19, phòng 
chống tai nạn thương tích, an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ 
sinh môi trường, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường, phòng chống ma 
túy-HIV/AIDS, phòng chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế của nhà 
trường. 
 Đặc biệt, trong năm học 2020-2021 có dịch bệnh Covid-19 lây truyền qua 
đường hô hấp từ người sang người bùng phát trên toàn cầu từ tháng 12/2019 cho 
đến nay. Mặc dù nước ta đang kiểm soát tốt không để cho dịch Covid-19 lây lan 
trong cộng đồng nhưng tình hình dịch của các nước trên thế giới vẫn còn diễn 
biến phức tạp. Nhận thức rõ được tính nguy hiểm của dịch bệnh và dưới sự chỉ 
đạo hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, các ban ngành tôi đã tham mưu Ban giám 
hiệu xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trong đó có bao gồm 
các kịch bản, các phương án phòng chống dịch và đảm bảo an toàn đón học sinh 
đi học trở lại. 
 * Kết quả: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động y tế trong 
trường học tôi đã nghiên cứu quán triệt các văn bản của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, 
Sở y tế của liên ngành và các tài liệu tập huấn về công tác y tế trường học và đã 
xây dựng được kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh phù hợp điều 
kiện của nhà trường hoạt động theo các tháng trong năm học và theo các đợt 
dịch đột xuất.
3.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền, bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên những 
kiến thức và kỹ năng cơ bản để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh:
 - Giáo viên, nhân viên là những người trực tiếp chăm sóc - nuôi dưỡng -
giáo dục học sinh trong suốt 8-10 tiếng ở trường. Học sinh có được khỏe mạnh, 
đảm bảo an toàn, được chăm sóc sức khỏe tốt hay không chính là nhờ ở đội ngũ 
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 8 /14
Hướng dẫn giáo viên cách chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong các hoạt động 
trong ngày. Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách, 6 bước rửa tay bằng xà 
phòng, cách sử dụng máy đo thân nhiệt điện tử để phòng chống dịch Covid-19.
 + Đề xuất với Ban giám hiệu về kế hoạch bồi dưỡng kiến thức kỹ năng 
sơ cấp cứu và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh với đội ngũ 
giáo viên nhân viên. Khi được Ban giám hiệu nhất trí bản thân tôi trực tiếp liên 
hệ với Trung tâm y tế huyện mời cán bộ y tế tại trung tâm về tập huấn tại 
trường.
 * Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyên truyền nâng cao chất 
lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
 Bên cạnh việc tuyên truyền bằng loa phát thanh, trực tiếp dưới cờ, phát tờ 
rơi, pa nô, ap phichthì việc tuyên truyền trên các phần mềm công nghệ như 
Website, Face, Zalo của nhà trường mang lại rất nhiều lợi ích. Học sinh dễ dàng 
tra cứu thông tin bài tuyên truyền, tranh ảnh sinh động giúp học sinh tiếp thu 
hiệu quả và tốt hơn.
 Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tôi tạo các trang tính, 
những mẫu sổ sách trên Excel, để thu thập và quản lý thông tin về sức khỏe của 
học sinh được nhanh chóng, khoa học, chính xác
 * Kết quả:
 - Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã thu được kết quả như sau:
 + 100% giáo viên, nhân viên, đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản 
về cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, phòng chống tai nạn thương tích và 
xử lý các loại dịch bệnh đối với học sinh.
 + Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng được biểu bảng tuyên truyền về 
chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh.
 + Đã sưu tầm được tranh ảnh: Vệ sinh cá nhân, 6 bước rửa tay thường 
quy phòng chống dịch bệnh Covid-19, hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu phòng 
chống tai nạn thương tích cho học sinh, làm thế nào để phòng ngừa các bệnh 
răng miệng, cách phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, kiến thức tuổi 
dậy thì và phòng chống xâm hại, phòng chống ma túy/HIV, phòng chống dịch 
Covid-19
 + Đã phát cho giáo viên, nhân viên các bài tuyên truyền về phòng tránh 
các dịch bệnh đó là: Biện pháp phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, tiêu 
chảy cấp, tay chân miệng, An toàn giao thông.
 + Đã trực tiếp hoặc cùng Công đoàn trường, tổ nhóm chuyên môn, 
Tổng phụ trách Đội tuyên truyền trực tiếp dưới cờ nhiều lần cho giáo viên và 
học sinh. 10 /14
 - Sổ nhật kí tuyên truyền: Chính là đầu sổ mà tôi không thể thiếu được, 
nó giúp tôi cập nhập tất cả các hoạt động tuyên truyền, các hình thức tuyên 
truyền, các bài tuyên truyền, nội dung tuyên truyền đến giáo viên, nhân viên, 
học sinh và thậm chí tới cả phụ huynh học sinh. Trong sổ giúp tôi nắm bắt được 
những nội dung như sau: Nội dung tuyên truyền, số lượng bài tuyên truyền trong 
tuần/tháng, thời gian tuyên truyền, địa điểm thực hiện, tổ chức-cá nhân-tập thể 
thực hiện, số lượng được nghe tuyên truyền, phạm vi bao phủ.
 - Để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của từng học sinh trong 
từng lớp và từ đó theo dõi tình trạng sức khỏe của toàn trường tôi đã tạo ra sổ 
theo dõi cân nặng, chiều cao, nó giúp tôi nắm bắt được cân nặng, chiều cao của 
từng học sinh, biết được những học sinh thuộc diện suy dinh dưỡng, thấp còi, 
cân nặng cao hơn so với độ tuổi, từ đấy có những biện pháp chăm sóc cho học 
sinh tốt hơn.
 - Sổ theo dõi học sinh nghỉ ốm: Cập nhật thông tin những học sinh nghỉ 
ốm, ghi rõ lớp, lý do nghỉ ốm và thời gian nghỉ ốm theo từng tháng trong năm 
học.
 - Sổ theo dõi hoạt động phòng dịch: Theo dõi tình hình dịch bệnh, cập 
nhật số giáo viên và học sinh mắc các dịch bệnh và các lần thực hiện tổng vệ 
sinh môi trường định kì và đột xuất. Trong sổ có ghi chép rõ thời gian thực hiện 
tổng vệ sinh, địa điểm thực hiện, nội dung công việc, phân công nhiệm vụ, đánh 
giá kết quả thực hiện.
 - Sổ theo dõi đo thân nhiệt của cán bộ giáo viên, nhân viên, của khách 
khi đến trường liên hệ công tác, của học sinh toàn trường nhầm phòng chống 
dịch Covid-19.
 - Sổ ghi các biên bản họp, các lần họp của Ban chỉ đạo chăm sóc sức 
khỏe ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích, ban chăm sóc bán trú, ban chỉ 
đạo phòng dịch.
 - Sổ theo dõi lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
 * Kết quả:
 Với các đầu sổ như trên đã giúp tôi rất nhiều trong công tác theo dõi 
chăm sóc, quản lí sức khỏe ban đầu tại trường cho học sinh.
 3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với Công ty cung cấp xuất ăn sẵn, Ban giám hiệu, 
nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng, kế toán, xây dựng thực đơn đảm bảo dinh 
dưỡng cho học sinh.
 Sức khỏe của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh 
dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trườngtrong đó chế độ dinh dưỡng là yếu 
tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của học sinh. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_cho_hoc_sinh.doc