SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển đá cầu khi tham gia hội khỏe Phù Đổng

pdf 21 trang sklop6 11/08/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển đá cầu khi tham gia hội khỏe Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển đá cầu khi tham gia hội khỏe Phù Đổng

SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng cho đội tuyển đá cầu khi tham gia hội khỏe Phù Đổng
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
" MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO ĐỘI TUYỂN ĐÁ 
 CẦU KHI THAM GIA HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG ” học chính khóa đều được học sinh tham gia tập luyện và mang lại hiệu quả đáng 
khích lệ. Trong số đó Đá cầu là môn thể thao dễ chơi, vừa không đòi hỏi nhiều về 
cơ sở vật chất nên Bộ GD & ĐT đã đưa môn đá cầu vào chương trình chính khóa 
đã thu được những kết quả khả quan mang tính phong trào, từ đó tạo cơ sở và tiền 
đề cho học sinh phát triển năng lực, phẩm chất, thể lực của mình. 
 Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là 
giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học 
sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện 
thân thể đạo đức tác phong con người mới. 
 Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Đá cầu là 
một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích. Những năm gần 
đây môn Đá cầu được phát triển rộng rãi trong cả Thành phố nói chung và trong 
các trường học nói riêng. Cứ hai năm phòng giáo dục lại tổ chức Hội khoẻ phù 
đổng để các em có dịp thi tài những môn thể dục thể thao khác nhau như môn: Cờ 
vua, bóng bàn, chạy ngắn, nhảy cao, nhảy xa trong đó Đá cầu được tổ chức với 
nhiều nội dung như đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ, đôi nam nữ, đội tuyển nam, 
đội tuyển nữ được các trường tham gia nhiều và thi đấu rất nhiệt tình và sôi nổi. 
Là một giáo viên dạy môn thể dục và đã may mắn được nằm trong đội ngũ Huấn 
luyện viên của PGD và là Huấn luyện viên của môn Đá cầu của thành phố nói 
chung và của nhà trường nói riêng. Luôn thôi thúc tôi làm thế nào để đưa đội 
tuyển của trường, của thành phố giành được nhiều huy chương nhất trong mỗi lần 
tham gia các giải thi đấu cấp cụm, cấp thành và cấp tỉnh. HKPĐ lần thứ 9 vừa qua 
tôi đã huấn luyện đội tuyển đá cầu của hai cấp Tiểu học và THCS đã đạt được 
thành tích như sau: Đôi nam nữ Tiểu học đạt giải ba HKPĐ cấp tỉnh. Đồng thời 
học sinh được chọn vào đội tuyển thành phố tham gia thi đấu cấp Tỉnh Với kinh 
nghiệm được đúc kết và sự mong muốn cống hiến để đưa môn đá cầu đi lên tầm B - PHẦN NỘI DUNG 
 I – Cơ sở lí luận. 
 Trong luyện tập môn Đá cầu để có được những giờ học đạt kết quả cao trước 
tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội 
dung và thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... Giáo viên cần phải nghiên 
cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác nhuần thục, 
phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. 
 Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ 
thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi 
phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác 
dùng tranh ảnh, video để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. 
 Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu 
tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên 
ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ 
học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đấu 
với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập 
hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng 
những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi 
thi đấu cấp trường, cấp cụm, cụm huyện luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e 
dè, sợ sệt giúp cho tâm lí của các em lúc thi đấu trên sân tốt hơn... 
 Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham 
gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những 
thời gian qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng 
thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn 
chưa khắc phục được. năng tham gia Hội khoẻ phù đổng và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đội tuyển 
tỉnh nhà. 
 Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan nên một số học sinh ở các trường học 
chưa biết đến môn Đá cầu. Vì vậy Đá cầu hiện nay là một môn học khó đối với học 
sinh, nó đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều từ động tác đơn giản như (tâng 
cầu bằng mu chính diện, tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân) 
đến động tác phức tạp như (đỡ cầu bằng ngực, tấm công, quét cầu,) trong quá 
trình tập luyện có những động tác yêu cầu đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật cao dẫn đến 
việc các em cảm thấy khó khăn và chán nản khi thực hiện một số động tác như ( 
tấn công cầu cao chân trên lưới, phát cầu cao chân nghiêng mình, quét vôi, giật cầu 
1 chạm để tấn công) do đó đòi hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên và liên 
tục trong thời gian dài mới có thể thực hiện nhuần nhuyễn được các kỹ thuật khó 
và có sự tiến bộ và thi đấu đạt thành tích cao được. 
 IV – Các bài tập giải quyết vấn đề. 
1.Học sinh cần biết tư thế cơ bản của kỹ thuật và nắm được các thực hiện kỹ 
thuật: 
a. Một số kỹ thuật về môn Đá cầu. 
Các bài tập kỹ thuật: 
Trong các bài tập này học sinh cần biết tư thế cơ bản của kỹ thuật và nắm được 
cách thực hiện kỹ thuật: 
Bài tập 1: Kỹ thuật tấn công: Đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược). (Có hình 
ảnh minh họa) 
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng ở gần sát trên lưới trong lần chạm thứ hai. 
- Tư thế chuẩn bị: 
Khi nhận được đường chuyền “rót dầu” của đồng đội hay sau lần tâng cầu của 
mình, cầu rơi ở tầm cách mặt sân khoảng 1,7m và gần lưới, người chơi chuyển 
trọng tâm của cơ thể sang bàn chân trước sau đó kết hợp với kiễng gót bàn chân 
trụ, ngả người ra sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía cầu, cổ chân thả 
lỏng. Khi tiếp xúc với cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu sang sân đối phương. 
Cũng có thể người tập bật nhảy lên cao hai chân không tiếp đất, thực hiện động tác 
móc cầu. 
- Kết thúc động tác: Khi thực hiện xong động tác, hai chân tiếp đất thì người tập 
nhanh chóng xoay người lại, mặt hướng về sân đối phương để theo dõi đường cầu 
tiếp theo. 
 Bài tập 2: Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình. (Có hình ảnh minh họa) 
- Tư thế chuẩn bị: 
 + Gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân 
trước hợp với đường biên ngang 1 góc 35-45 độ và mũi bàn chân cách đường giới 
hạn phát cầu khoảng 40-50cm. 
 + Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải) sao cho trục vai 
gần như vuông góc với đường biên ngang. 
- Tư thế thực hiện: Giống như động tác phát cầu thấp chân nghiêng mình, nhưng 
chỉ khác là khi thực hiện thì cầu được tung cao hơn đầu, chếch ra trước về phía 
chân đá và cách người khoảng 1m. 
Bài tập 3: Kỹ thuật đạp cầu (quét vôi). 
- Tư thế chuẩn bị: 
Đứng hai chân rộng bằng vai bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa 
bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, Kĩ thuật này thường dùng để tấn công ở sát lưới và trong lần chạm thứ hai. 
- Tư thế chuẩn bị: 
Người đứng gần sát lưới như đá móc, song trục vai hợp với lưới một góc 30 độ, 
chân không thuận để trước, chân thuận (chân đá) để sau, hai tay để tự nhiên mắt 
nhìn đồng đội chờ đợi đường cầu chuyền tới. 
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu được chuyền tới, người chơi dùng 
đùi hoặc mu bàn chân tâng cầu bổng lên ở lần chạm thứ nhất . Lúc cầu ở tầm 
cao1,7m và gần lưới, người chơi chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ và 
hơi ngả người ra sau, đồng thời lăng chân đá lên cao ra trước. 
Người lúc này hơi xoay, áp mặt về phía lưới. Tiếp đó, người chơi lăng nhanh 
cẳng chân, gập bàn chân, dùng mu chính diện tiếp xúc với cầu và đá vô lê (cúp 
cầu) sang sân đối phương. Bài tập 5: Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực trong đá cầu. (Có hình ảnh minh họa) 
- Tư thế chuẩn bị:. 
Khi thực hiện động tác, người chơi thường đứng chân trước chân sau (hoặc có 
thể đứng hai chân rộng bằng vai ).Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi 
xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 
45 độ và hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 40 cm. Lúc này trọng tâm cơ 
thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay để tự nhiên dọc theo thân 
người, mắt quan sát đối phương . 
Khi cầu cách ngực khoảng 10cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân 
trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xức với cầu sao cho quả cầu 
bật ra về phía chân đá cách người khoảng 70cm-80cm. Thông thường nếu chân 
đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại. 
- Kết thúc động tác : Sau khi cầu bật ra theo ý muốn, người chơi chuyển trọng 
tâm cơ thể sang chân trước và nhanh chóng sử dụng các kĩ thuật đá cầu phù hợp 
có hiệu quả nhất 
Tôi quan sát thấy hầu hết trong các buổi tập đầu các em thường mắc các sai lầm 
như trên, vì thế tôi luôn nhắc nhở hướng dẫn các em sửa sai và đưa ra các bài tập 
bổ trợ cụ thể nhằm giúp các em không mắc phải các sai lầm và qua các buổi tiếp 
theo các em đã tiến bộ rõ rệt. 
 V – Hiệu quả và áp dụng. 
 Qua những tập luyện và huấn luyện cho đội tuyển đá cầu của trường tôi đã 
áp dụng những kĩ thuật đá cầu trên một cách hiệu quả, sáng tạo trong những giờ 
tập luyện cho học sinh. Học sinh tập đúng kĩ thuật chất lượng mỗi buổi tập được 
nâng lên rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng phấn, không có hiện tượng mệt Những thành tích mà tôi đạt được trong quá trình công tác giảng dạy và huấn 
luyện đội Đá cầu trường và Thành phố khi tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp cụm 
trường, Thành những năm gần đây: 
 Năm học 2014 - 2015 2016 - 2017 2018 – 2019 2020 - 2021 
 Thành tích 1 giải nhất 1 giải nhất, 1 1 giải nhất, 
 cấp cụm trường nội dung đội giải nhì, 1 2 giải ba 
 tuyển nữ giải ba 
 Học sinh tham 2 học sinh 2 học sinh, 
 gia cấp tỉnh. 1 giải nhì 
 Năm học 2009 – 2010 đã có 2 học sinh của trường được tham gia thi đấu cấp 
Tỉnh, và năm học 2011 – 2012 có 3 học sinh tham gia thi đấu cấp Tỉnh và đạt 1 
giải nhì nội dung đôi Nữ. 
 C - KẾT LUẬN 
 I –Ý nghĩa. 
 Qua quá trình tập luyện giúp học sinh hiểu và nắm bắt được những kỹ thuật 
đá cầu và yêu thích môn Đá cầu, qua đó học sinh có ý thức tập luyện thường xuyên 
nhằm tăng cường sức khỏe, vừa được giao lưu giải trí và học hỏi kinh nghiệm với 
bạn bè xung quanh. 
 II – Khả năng áp dụng. Đối với lãnh đạo cấp trên mở các lớp năng khiếu cho học sinh tham gia đồng 
thời mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy thể dục nhằm nâng cao trình độ 
và kiến thức chuyên môn hơn. Có chế độ bồi dưỡng ngoài giờ, hoạt động ngoại 
khoá để giáo viên luyện tập cho học sinh được tốt hơn. 
 - Như vậy việc tập luyện TDTT thường xuyên và có kế hoạch hợp lý thì sức 
khỏe và thành tích chắc chắn sẽ được nâng lên 
 - Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý của quý thầy cô giáo và các 
bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này./. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bai_tap_nang_cao_chat_luong_cho_doi_tuyen_da_cau.pdf