SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở
TRƯỜNG THCS A MA TRANG LƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (NĂM HỌC 2020 -2021) I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quán triệt tinh thần, mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng cần tăng cường thêm HĐTNST nhằm phát triển, nâng cao các phẩm chất, năng lực của học sinh, nuôi dưỡng ý thức độc lập tự hào về bản sắc địa phương, sự quan tâm, bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc , vùng miền mình sinh sống , chia sẻ tới những người xung quanh... Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong nhóm các môn học bắt buộc. Đây là hoạt động giáo dục và dạy học được tổ chức trong môi trường học tập bằng chính sự trải nghiệm của mỗi cá nhân người học. Học sinh được tham gia trực tiếp vào hoạt động để phát huy các năng lực của mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Nội dung của HĐTNST mang tính tổng hợp và phân hóa cao. HĐTNST được thực hiện dưới nhiều hình thức trải nghiệm, đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường, gắn lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm, hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, năng lực, tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân ... mà các hình thức học tập khác khó có thể thực hiện được. Để tổ chức được HĐTNST với những yêu cầu như trên đối với đơn vị của chúng tôi (trường THCS A Ma Trang Lơng) là một vấn đề khó – Trường được xây dựng và hình thành trên địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống,với số học sinh là người dân tộc thiểu số tại chỗ hơn 400 em, chất lượng đầu vào thấp, phụ huynh ít quan tâm tới việc học tập của học sinh Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, trong năm học 2019 – 2020 chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu để lên kế hoạch xây dựng, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn được trình bày và chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể đã thực hiện tại đơn vị trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc THCS tại trường THCS A Ma Trang Lơng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. - Trang 1 - TRƯỜNG THCS A MA TRANG LƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (NĂM HỌC 2020 -2021) những yêu cầu và điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả. + Phương pháp quan sát sư phạm: dự giờ quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng, cách tiến hành, những hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Phương pháp thống kê toán học: thống kê, đối chiếu các số liệu thu thập được từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Những định hướng về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...”. - Hướng dẫn số 791/HD – BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông: + Chương trình nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh. + Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường. - Chỉ thị số 4325 năm 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo: Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh. - Công văn số 1290 năm 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh: Các Sở/Phòng GD&ĐT tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục có đủ thời lượng cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kì. - Công văn số 5555 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Xây dựng chủ đề dạy học: Gắn với nghiên cứu khoa học kĩ thuật, gắn với ngành nghề tiêu biểu địa phương, nghề truyền thống của gia đình. Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. - Trang 3 - TRƯỜNG THCS A MA TRANG LƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (NĂM HỌC 2020 -2021) - Tương tác, phương pháp: + Đa chiều. + Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. - Kiểm tra, đánh giá: + Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm. + Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa. + Đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét qua sản phẩm học tập 1.2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo các môn học - Gồm các bước cơ bản: + Bước 1: Xác định chủ đề (về tên chủ đề, thời gian, thiết bị, vật tư, hình thức tổ chức hoạt động) + Bước 2: Tìm kiếm và xử lý thông tin(có thể tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa, sách báo, mạng internet, tham quan thực tế) + Bước 4: Xây dựng ý tưởng (hoàn thiện các báo cáo, sản phẩm; thống nhất hình thức tổ chức báo cáo) + Bước 5: Báo cáo, trình bày sản phẩm (có thể thực hiện một buổi báo cáo khoa học, trưng bày sản phẩm, giao lưu ) + Bước 6: Đánh giá hoạt động (đánh giá qua nhận xét gồm học sinh tự đánh giá, đánh giá giữa học sinh với học sinh, nhóm trưởng với các thành viên trong nhóm, giáo viên đánh giá học sinh ) - Các hoạt động cơ bản trên được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. - Trang 5 - TRƯỜNG THCS A MA TRANG LƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (NĂM HỌC 2020 -2021) + Chưa tổ chức được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bộ môn Ngữ văn một cách phù hợp, hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chưa xác định được chủ đề cần thiết, còn gặp phải một số khó khăn nhất định về thời gian, hình thức, phương pháp tổ chức, những quy định về khung chương trình bộ môntrong quá trình lên kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Những hạn chế và khó khăn này được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả khảo sát sau của chúng tôi: * - Thời gian khảo sát: từ ngày 20 đến 30 tháng 9 năm 2019 - Hình thức: phỏng vấn - Số lượng giáo viên tham gia khảo sát: 08 giáo viên bộ môn Ngữ văn trường THCS A Ma Trang Lơng. Trả TT Nội dung Tỉ lệ Ghi chú lời có Tích hợp tổ chức hoạt động trải - Đa số giáo viên đã biết về vấn đề này 1 nghiệm sáng tạo theo chủ đề trong 0 0% nhưng chưa được bộ môn. hướng dẫn thực hiện. - Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu ngữ liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho bài học. 2 sáng tạo trong một phần của bài 4 50% - Tìm hiểu một số vấn học. đề ngoài chương trình sách giáo khoa. Những khó khăn thường gặp trong 3 quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 1. Xác định chủ đề 7 87,5% 2.Thời gian 6 75,0% 3.Hình thức, phương pháp tổ 6 75,0% chức 4.Cơ sở vật chất 4 50,0% 5.Yếu tố khác (nêu rõ) 8 100% - Những quy định về khung phân phối chương trình - Về phía học sinh: Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. - Trang 7 - TRƯỜNG THCS A MA TRANG LƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (NĂM HỌC 2020 -2021) môn Ngữ văn, gắn với thực tiễn địa phương và điều kiện của nhà trường, với hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học.... Các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn được tổ bộ môn của chúng tôi xây dựng, thống nhất trong Khung phân phối chương trình năm học 2019 – 2020 của đơn vị. Cụ thể: Khối Thời gian thực Chủ đề Ghi chú lớp hiện 6 1. Sân khấu hóa truyện dân - Bắt đầu từ Sau khi học xong gian tuần 11, học kì các văn bản truyện I. dân gian. 2. Tôi là nhà văn - Từ tuần 21, học kì II 7 1. Viết về “Người thắp lửa tâm - Trong tháng - Gắn với những hồn” 11 hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Ca dao- dân ca của dân tộc - Tuần 29, học - Kết hợp với Ê đê kì II Chương trình địa phương. 8 1. Tiếng Việt muôn màu - Từ tuần 5, học - Sau khi học xong kì I. bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”. 2. Danh lam thắng cảnh Đăk - Tuần 23, học - Kết hợp với Lăk kì II. Chương trình địa phương. 9 1. Phụ nữ xưa và nay - Tuần 8, học kì - Sau khi học xong I bài “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam xương”. 2. Người lính trong mắt em - Tuần 19, học - Sau khi học xong kì I bài “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 3.2.3. Thứ ba: Lên kế hoạch cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Đối với giáo viên: Kế hoạch được lên từ đầu năm học, một cách rõ ràng và chi tiết, được bàn bạc và thống nhất (cụ thể đã trình bày trong phần 3.2.2. Về việc lựa chọn chủ đề cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo). Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. - Trang 9 -
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_sang_t.docx
- SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở.pdf