SKKN Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới

doc 18 trang sklop6 30/06/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới

SKKN Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới
 KINH NGHIỆM DẠY HỌC NGỮ VĂN THCS
 THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI
I. Lý do chọn đề tài.:
1. Cơ sở lí luận: 
 Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học .Văn học dùng chất liệu 
hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng 
tình cảm của tác giả .Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm 
rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả .
 Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của 
môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật 
của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc .Mặc 
khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học 
sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả 
năng giao tiếp đạt hiệu quả.
 Một tiết dạy văn học thành công hay không có thể được đánh giá ở nhiều cấp 
độ. Cụ thể là : 
 - Không đạt yêu cầu: Khai thác nội dung, nghệ thuật thiếu chính xác, sử dụng 
phương pháp chưa phù hợp 
 - Đạt yêu cầu: Khai thác đầy đủ nội dung, nghệ thuật , sử dụng phương pháp 
phù hợp với môn học ,thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp , phân phối thời gian 
cho các khâu hợp lí. Tổ chức cho học sinh học tập tích cực .có chú ý giáo dục 
cho HS
 - Khá: Tiêu chuẩn như đạt yêu cầu , nhưng bài dạy phải có cảm xúc , học sinh 
bước đầu cảm nhận , học tập được cái hay cái đẹp của tác phẩm .
 - Giỏi: Như tiêu chuẩn khá , HS xúc động và cảm nhận được cái hay cái đẹp 
của tác phẩm , đồng cảm với tác giả (cảm nhận được những điều mà nhà văn gữi 
vào tác phẩm), học tập được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Cơ sở thực tiễn
 Trong nhà trường hiện nay, giáo viên dạy văn học còn chưa thật sự chú ý đến 
đặc trưng của bộ môn, chỉ chú ý cung cấp đủ nội dung bài học theo một trình tự 
cứng nhắc khô khan, máy móc, thiếu cảm hứng , thiếu sự đồng cảm với nhà văn. 
Từ đó học sinh chán học môn văn. Có thể nói tác phẩm văn học là một món ăn 
tinh thần. Giáo viên là chế biến, phục vụ. Học sinh là thực khách .Khách có ăn 
ngon hay không - tâm hồn người thưởng thức có lân lân, rung động, say sưa, 
ngây ngất hay không - là do ở người chế biến phục vụ .Cùng là một tác phẩm 
văn học nếu GV biết cách khai thác ,hướng dẫn ,diễn giảng đúng chỗ, đúng lúc 
thì HS sẽ rung động, khắc sâu ,yêu thích và nhớ mãi . Vậy GV phải làm gì để dạy 
một tiết văn học đạt hiệu quả và có thể xem là khá ?
Sáng kiến kinh nghiệm 1 Giáo viên: Trần Văn Quang a. Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với 
công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những 
mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học 
sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực 
quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch 
nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học.
b. Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không 
chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn
- Địa phương xã Thọ Nghiệp thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ 
huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Bản 
thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian 
học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem 
ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị 
lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
III. CÁC GIẢI PHÁP
 Để có được một tiết giảng văn hay, hấp dẫn được học sinh, trong quá trình 
soạn giảng, giáo viên cần lên kế hoạch soạn giảng cụ thể cho từng phần, từng 
mục. Cần có các dự thảo về phương pháp, biện pháp dạy học. Vận dụng linh hoạt 
các phương pháp dạy học, xác định và phân loại đối tượng học sinh phù hợp với 
từng hoạt động học tập. Luôn có ý thức khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh. 
Phải nắm rõ quan điểm dạy học tích hợp, xác định rõ vai trò của giáo viên và học 
sinh trong giờ học. Giáo viên đóng vài trò chủ đạo tổ chức hướng dẫn học sinh 
tiếp thu kiến thức bằng các phương pháp dạy học cụ thể. Học sinh đóng vai trò 
tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Muốn 
giải quyết tốt các vấn đề này, theo tôi trong quá trình soạn giảng một tiết Ngữ 
văn cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
1. CHUẨN BỊ :
 3 nhân vật => nhân vật có tính cách gì ? Qua nhân vật tác giả muốn gởi đến chúng 
ta thông điệp gì ? Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả có gì độc đáo ? Điều 
gì ở sự việc ,nhân vật làm ta rung động ?
+ Tình huống : Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào ? Qua tình 
huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì ? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì ? 
Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp 
phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? . ..
 * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, 
số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và 
nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến 
nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của 
nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện 
đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành 
động) của nhân vật. Cụ thể là: 
 - Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm 
tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong 
với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” 
ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.
 Ví dụ: Lai lịch của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn qua 
hai câu thơ:
 Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh.
 Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
- Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình 
rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé 
mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ 
chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của 
nhân vật nào đó. 
 Ví dụ: Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu được miêu tả có 
khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của 
cặp môi đỏ tươi, cái min màng của nước da đen giòn. Khuôn mặt ấy khiến người 
đọc hình dung về chị Dậu - một người khoẻ khoắn thông minh đảm đang tháo 
vát. Với nhà thơ Nguyễn Du để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều, ông tập trung 
đặc tả qua hai câu thơ: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn- Hoa ghen thua thắm liễu hờn 
kém xanh. Bút pháp ước lệ đã gúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp tuyệt sắc giai 
nhân của nàng Kiều. Vẻ đẹp của nàng làm hoa phải ghen, liễu phải hờn. Thông 
qua cách miêu tả đó Nguyễn Du như muốn dự cảm về cuộc đời long đong lận 
đận của Kiều.
 5 Ví dụ: Chỉ cần qua cách “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng” nhân vật Mã Giám Sinh 
đã để lại chân tướng của một con người thiếu văn hoá, mất lịch sự và bộ dạng lưu 
manh giả danh trí thức của y.
b. Tác phẩm trữ tình ( thơ ca ) : Chú ý tình cảm , tâm trạng gì ? Của ai ? Tình 
cảm tâm trạng ấy được bộc lộ như thế nào trực tiếp hay gián tiếp ?
 + Bộc lộ trực tiếp : Là dùng từ ngữ diễn tả những ý nghĩ tình cảm 
cảm xúc của mình .Khi dạy GVcần chú ý đó là tình cảm gì ? Của ai ? Tình cảm 
ấy được tập trung biểu hiện qua những từ ngữ nào ? Hoàn cảnh , điều kiện để 
phát sinh tình cảm ấy ? Điều gì trong tác phẩm làm người nghe đồng cảm và 
rung động ? Qua tình cảm ấy nhà thơ muốn gửi đến người nghe điều gì ?
 Ví dụ : Dạy bài ca dao :
 “ Chiều chiều ra đướng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chìều”
 Bài ca dao diễn tả nổi nhớ quê, nhớ mẹ một cách trực tiếp . Tình cảm ấy được 
thể hiện qua những từ ngữ cụ thể như: “trông” “ quê mẹ” “ ruột đau” . .. tình 
cảm nhớ thương ấy là của một cô gái đặt trong hoàn cảnh xa quê . .. đặt trong 
thời gian chiều chiều và không gian ngõ sau . Cái hay của bài ca dao là ở cách 
tạo thời gian và không gian nghệ thuật. Cách sử dụng từ “Trông” . Cách nói ẩn 
dụ để diễn tả mức độ nỗi nhớ “ruột đau chín chiều” Đặc biệt là ở sức gợi hình 
của bài ca dao: Đọc bài ca dao người đọc như hình 
dung được hình ảnh một cô gái tội nghiệp, đáng thương, đang đứng sau nhà dưới 
bóng chiều tà mãi nhìn về một phương trời xa xăm , với nét mặt u buồn .. . 
Tình cảm của cô gái xa nhà đó có thể là tiếng lòng của nhà thơ .Nhưng điều 
quan trọng hơn nhà thơ muốn gởi đến chúng ta là tấm lòng ,là sự đồng cảm với 
tất cả những người con vì một lí do nào đó phải xa cha mẹ . Tấm lòng của tác giả 
đáng để ta trân trọng. Vì thế nếu dạy bài ca dao trên GV chỉ chú ý nội dung , khai 
thác nội dung một cách máy móc .( bài ca dao nói lên tình cảm gì ? Tình cảm ấy 
của ai ? Từ chiều chiều gợi cho em suy nghĩ gì ? Tại sao tác giả lại cho cô gái 
đứng ở ngõ sau ? .. . rồi GV nhận xét chốt ý và cho HS ghi : Bài ca dao là nỗi 
nhớ , là lời của cô gái lấy chồng xa nói với mẹ, quê mẹ.
 + Bộc lộ gián tiếp : Là mượn cảnh vật hay một đối tượng nào đó để 
bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình . Vậy tác giả mượn cảnh gì ? Đối tượng gì ? 
Sự việc gì ? Cảnh , đối tượng sự việc ấy như thế nào về thời gian ,không gian 
,đường nét ,màu sắc ,âm thanh ,mùi vị ..? Tác phẩm có gì đắc sắc về nội dung 
và nghệ thuật ? Chỗ nào trong tác phẩm là người nghe rung động. .. Nói tóm lại 
GV khai thác nội dung ,nghệ thuật ở chỗ là từ yếu tố cảnh vật , sự việc ta tìm 
ra cảm xúc tình cảm của chủ thể ,rồi từ đó tìm ra thông điệp , điều nhà văn muốn 
nói .
 7 + Hãy cười với học sinh : Nụ cười sẽ xua tan mọi mệt nhọc , sựø cách trở giữa 
giáo viên và học sinh, tạo tâm thế thoải mái , tránh cảm giác căng thẳng cho các 
em)
+ Liên hệ bài giảng vào thực tế cuộc sống của HS : Tình cảm yêu mến, tự hào, 
đau xót, căm thù trước hiện thực cuộc sống, liên hệ thực tế nói, viết, tạo lập văn 
bản của các em 
 2.3/ Xây dựng nội dung bài học ngắn gọn theo trình tự hợp lí :
 Chỉ trình bày những kiến thức cơ bản một cách đơn giản và rõ ràng nhất , dể 
hiểu nhất . Không nên tham lam trình bày quá dài dòng như thế HS sẽ ngán ngại 
học , học khó thuộc và dẫn đến chán học .
 2.4/ Phần dặn dò cần cụ thể , nêu những công việc cụ thể để HS thực hiện 
ở nhà nhằm giúp các em học tập tốt hơn ở trên lớp .
* Lưu ý: Trong quá trình dạy học văn không có một phương pháp nào được 
coi là độc tôn. Vì vậy Gv phải vận dung linh hoạt các phương pháp dạy học 
cho phù hợp với từng tiết, từng bài cụ thể. Phải nắm chắc quan điểm tích hợp 
trong việc dạy học văn. Phải đảm bảo có tích hợp dọc, ngang...
3. THỰC HÀNH THÔNG QUA MỘT TIẾT HỌC CỤ THỂ:
 TIẾT 117 - VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC
 Viễn Phương
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học gúp HS
 1. Kiến thức: 
- Học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, chân thành sâu lắng của 
một nhà thơ ở Miền Nam được đến viếng lăng Bác sau ngày giải phóng Miền 
Nam thống nhất đất nước.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng thơ trang trọng thành 
kính rất phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác, hình ảnh thơ taw thực và 
những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng rất sáng tạo.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc, cảm nhận thơ 8 chữ, kỹ 
năng liên tưởng và phát hiện cái hay của các biện pháp tu từ được Viễn Phương 
sử dụng trong văn bản.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn công lao 
của Bác đối với đất nước, với dân tộc.
B. Chuẩn bị : Thầy: Nghiên cứu SGK, Sách hướng dẫn, Soạn giáo án
 Trò: SGK, Soạn bài ở nhà,
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
 9

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_ngu_van_thcs_theo_phuong_phap_doi_m.doc