SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ văn Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ văn Lớp 6
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn lớp 6 Lĩnh vực/Môn: Ngữ văn 6 Cấp: Trung học cơ sở Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2022- 2023 3/15 mới. Một số học sinh tiếp thu chậm, chuẩn bị bài chưa tốt, kiến thức về truyện dân gian còn mơ hồ, chưa chắc chắn. Đặc biệt là từ năm học 2021-2022, thực hiện chương trình phổ thông 2018, SGK lớp 6 đã đưa rất nhiều băn bản ngữ liệu mới vào giảng dạy , học sinh lớp 6 lần đầu làm quen với việc học theo đặc trưng thể loại, đặc biệt là đặc trưng truyện cổ tích nên còn rất bỡ ngỡ; các truyện cổ tích ra đời từ rất lâu khác xa với thời đại chúng ta đang sống nên việc hiểu không phải dễ dàng với học sinh còn nhỏ tuổi.Vì vậy, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn lớp 6 là việc làm thiết thực trong dạy học Ngữ Văn hiện nay để bắt kịp với xu thế của thời đại, gắn liền với thực tế đời sống và cũng giúp các em rèn luyện những phẩm chất và năng lựccần thiết. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trong giờ học Ngữ văn, giáo viên cần cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy- dạy học theo đặc trưng thể loại- thông qua một số phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể. Từ đó khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh nhằm đáp ứng từng mức độ nhận thức, khêu gợi sự hứng thú trong học tập, làm cho tiết học sôi nổi hơn, giúp cho các em chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Như vậy vận dụng kiến thức lien môn tìm hiểu phẩm chất năng lực của co người trong truyện cổ tích đem lại hiệu quả cao cho bài học mà sẽ tạo hứng thú cho học sinh, hỗ trợ tốt cho quá trình dạy và học Ngữ văn lớp 6. III. PHẠM VI ĐỀ TÀI 1.Không gian : Trường THCS. 2. Thời gian : Năm học 2022- 2023. 3.Phạm vi đề tài: Lớp 6B, 6D. B. PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I . Khảo sát thực tế I.1. Thuận lợi Giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học đã úng dụng công nghệ thong tin để tìm hiểu bài học vì vậy việc tích hợp kĩ năng sống trong mỗi bài dạy là hết sức cần thiết.. Các phòng học của trường THCS được trang bị máy chiếu để giáo viên sử dụng thường xuyên. Hiện nay, công nghệ Chat GPT xuất hiện giúp con người rất nhiều lĩnh vực, nhưng trong hoạt động DẠY-HỌC không chỉ cần đến TRÍ TUỆ mà cần thiết hơn cả là THÁI ĐỘ và CẢM XÚC, để chạm vào trái tim của người dạy, người học. Vì vậy , hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn lớp 6 là rất cần thiết. I.2. Khó khăn Việc dạy học theo đặc trưng thể loại đối với môn học Ngữ văn ở trường THC S còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, lúng túng. Nhiều giáo viên 5/15 Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa. Một số yếu tố của truyện cổ tích là: -Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ. -Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác). -Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo. -Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quá giữa các sự kiện. -Lời kể trong truyện cổ tích thưởng mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết. * Phẩm chất và năng lực: Khái niệm về phẩm chất: - Nghĩa hẹp: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. - Nghĩa rộng: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; Khái niệm về năng lực: - Nghĩa hẹp: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. - Nghĩa rộng: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi (năng lực chung). Như vậy mục tiêu của đề tài hướng tới là những phẩm chất và năng lực chung còn những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định chưa đề cập tới do dung lượng có hạn của đề tài. 7/15 3. Giúp phân tích, so sánh, tổng hợp . 4. Ghi nhớ , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức. 5. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em trong khi phân tích một tác phẩm cùng thể loại. III.2: Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về phẩm chất, năng lực của con người trong truyện cổ tích Ngữ Văn lớp 6 Các giải pháp: GV xây dựng hệ thống câu hỏi và dự kiến bài học/ ý nghĩa sau mỗi hoạt động để học sinh rút ra bài học phù hợp với bản thân. Để giờ học hiệu quả tôi thiết kế phiếu bài tập giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà, đến lớp học sinh báo cáo sản phẩm của mình, HS và giáo viên nhận xét rồi chốt lại các bài học. Câu hỏi Trả lời Bài học/ ý nghĩa 2.1 Câu hỏi khai thác truyện cổ tích Thạch Sanh. Nhân vật trong truyện Thạch Sanh được xây dựng qua hành động, suy nghĩ nên trong quá trình dạy, trước khi tìm hiểu chi tiết truyện, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể loại, ngôi kể, lời kể và cốt truyện. Sau đó phần trọng tâm ở mục 2, tôi cho học sinh tìm hiểu về nhân vật trong tương quan đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông A1. Nhân vật Thạch Sanh là nhân vật chính diện, có nhiều phẩm chất tốt đẹp cần học tập và nhân rộng, nhưng bên cạnh đó ở Thạch Sanh còn có một số việc làm cần rút kinh nghiệm nên tôi xây dựng những câu hỏi sau: 1. Vì sao truyện có tên là Thạch Sanh ? 2. Vì sao Thạch Sanh bị lừa ? 3. ThạchSanh bị lừa mấy lần, vì sao? Diễn biến tâm lý của Thạch Sanh qua các lần bị hại? 4. Vì sao Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông đuổi khỏi nhà? 5. Vì sao trong tù Thạch Sanh gặp vua? 6. Vì sao Thạch Sanh có cây đàn thần? 7. Vì sao công chúa nghe tiếng đàn nhận ra oan ức của Thạch Sanh? 8. Vì sao Thạch Sanh không bị mẹ con Lí Thông phát hiện có những đồ vật kì ảo (đồ quý)? 9. Vì sao Thạch Sanh nhiều lần bị oan mà không chết? 10.Vì sao cuối truyện Thạch Sanh tha cho mẹ con Lí Thông? Tương ứng với cac câu hỏi trên, tôi dự kiến các bài học mà học sinh có thể vận dụng: Bài học/Ý nghĩa giáo dục 1.Nhắc nhở công lao người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại vạch mặt kẻ vong ân, chống quân xâm lược 9/15 hỏi 4 ở SGK.Vì vậy, tôi dành những câu hỏi nhỏ để HS tìm hiểu về nhân vật này: 1. Vì sao công chúa nghe tiếng đàn nhận ra oan ức của Thạch Sanh? 2. Vì sao Lí Thông không được công chúa đoái hoài ? 3. Vì sao công chúa chọn Thạch Sanh? Bài học/Ý nghĩa giáo dục 1.Cần nhạy bén, có ân có nghĩa, biết ơn người giúp mình Cần tự thể hiện, cần chỉn chu, lịch sự, xinh đẹp trước tập thể. Biết yêu quý bản thân. Yêu lao động, chăm chỉ, khéo tay tạo ra sản phẩm tốt ( âm nhạc một môn nghệ thuật lay động lòng người) 2.Hôn nhân không có tình yêu thì không hạnh phúc. 3.Sống tốt ắt có bạn tốt. Sau khi cùng học trò rút ra bài học qua nhân vật công chúa, tôi gợi dẫn cho học sinh hiểu: -Nhân vật công chúa là mô-típ người câm quen thuộc trong truyện cổ tích. Đây là một sự hình tượng hoá các nhân vật đang mang chịu một nỗi uất ức hay che giấu một điểu bí mật nào đó chưa thể hoặc không thê’ tiết lộ ra. Đó cũng là một hình thức “giãn cách” thời gian tạm thời để chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật chính. Nàng công chúa trong truyện Thạch Sanh không nói gì như một hình thức từ chối/ không nhận kẻ giả mạo Lý Thông. Chỉ đến khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh (nhân vật chính đã xuất hiện trở lại), công chúa mới lên tiếng để trao cho Thạch Sanh cơ hội vạch mặt kẻ giả mạo. -Nếu công chúa không bị câm thì có thê’ nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa. 2. Ý nghĩa chi tiết kì ảo, nhân vật thần kì Trong truyện cổ tích, chi tiết kì ảo là môtip quan trọng góp phần tôn vinh nhân vật chính, cụ thể ở truyện Thạch Sanh, các chi tiết kì ảo giúp cho Thạch Sanh nhiều lần chiến thắng cái ác tạo nên tính hấp dẫn của truyện, cho nên tôi dành cho học sinh 3 phút thảo luận về đặc điểm, ý nghĩa các con vật, đồ vật kì ảo. Từ đó học sinh nhận rõ hơn đặc trưng của thể loại cổ tích không thể thiếu các chi tiết kì ảo, nó giúp cho câu chuyện hấp dẫn và giúp nhân vật chính đổi đời. Đó cũng là mong ước lớn của nhân dân- người tốt ắt sẽ được đền đáp xúng đáng. Bài học/Ý nghĩa giáo dục - Tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ, giãi bày tình cảm, tình yêu, giải oan đòi hỏi công lí, cảm hóa kẻ thù, gìn giữ mối quan hệ bang giao, tinh thần nhần 11/15 6. Diễn biến tâm lý, hành động và ngôn ngữ nhân vật người anh qua những lần trao đổi ý kiến với người em? 7.Việc vợ chồng người anh chỉ ngồi ăn và chờ chim phượng hoàng đến thể hiện điều gì? 8. Bản chất đạo đức của người em theo nội dung cốt truyện? 9.Vì sao người em trở nên giàu có, sung sướng, hạnh phúc? 10.Ý nghĩa của hình tượng chim thần trong truyện? 11.Tín hiệu thẩm mỹ của truyện Cây khế? 12.Nếu em là người anh cả, em có xử sự với em ruột của mình như thế không? 13. Để tránh trường hợp tranh giành của cải, mọi công dân cần làm gì? 14. Tính thời sự của truyện cổ tích Cây khế? 15.Kể tên một số truyện cổ tích cùng motip “người em út” trong văn học dân gian Việt Nam? 16. Hãy xác định nguồn gốc của truyện Cây khế? Bài học/Ý nghĩa giáo dục 1.Nhắc nhở cội nguồn: Nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hoa quả miền nhiệt đới: khế, me, ổi... (Quê hương là chùm khế) 2+3 Xã hội phong kiến Việt Nam đầy rẫy bất công, nhân dân lao động muốn vươn lên đổi đời. 4.“Anh em như chân với tay Đói no cùng cậy, dở hay đỡ đần” Anh em (ruột) càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau. Khi cha mẹ qua đời càng cần đùm bọc nhau. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 5.Cần tuân thủ luật pháp về quyền thừa kế tài sản, quyền bình đẳng, nghĩa vụ của con cái trong gia đình. 6.Cần sống tử tế, trọng nghĩa tình./Không tham lam 7- Cần chăm chỉ lao động - Tham lam 8.Cần sống nhân hậu, sống tử tế: biết chia sẻ, cùng chung tay giúp người yếu thế trong xã hội. 9.Yêu lao động, sống lương thiện, tử tế, nhân hậu sẽ được hạnh phúc. 10.Giúp nhân dân thực hiện chân lý: “Ở hiền gặp lành”, “Tham thì thâm”. 11.Tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. 12.Không vi phạm pháp luật./Làm gương sáng cho em./Làm giàu chính nghĩa. Báo hiếu cha mẹ. 13.Nghiên cứu, áp dụng và thi hành luật.
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_kien_thuc_lien_mon_tim_hieu.doc