SKKN Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA ---------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực : Thể dục Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả : Nguyễn Hồng Vân Đơn vị công tác : Trường THCS Thái Thịnh Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2019 - 2020 3.2 . Hướng dẫn trò chơi cho học sinh .................................................................................... 9 3.2.1. Ổn định tổ chức, bố trí đội hình ......................................................................... 9 3.2.2. Giới thiệu và giải thích trò chơi ........................................................................ 10 3.2.3. Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả .......................................................... 10 3.3. Một số trò chơi ................................................................................................................. 11 3.4. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện giải pháp của đề tài ............................................. 14 3.4.1. Tiến hành khảo sát đối chiếu ........................................................................... 14 3.4.2. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ........................................................ 14 3.5. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................................ 14 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 15 1. Kết luận ............................................................................................................................... 15 2. Khuyến nghị ........................................................................................................................ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... .......................... PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN................... .......................... PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ......................................................................... I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến, nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học. Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của nhà trường, tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy môn bóng rổ vào nội dung thể thao tự chọn cho các em học sinh. Bước đầu giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn: kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện đối với môn bóng rổ của bản thân còn hạn chế, luật và kỹ thuật của môn bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ đối với môn này. Nhưng qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn bóng rổ này, trong khi vận dụng các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ đó các em tự giác, tích cực luyện tập. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng môn học, giúp các em yêu thích môn học hơn. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học cơ sở”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 1.1. Cơ sở lý luận. Môn bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và một số nước phát triển. Ở Việt Nam, tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn bóng rổ. Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh. Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khó khăn. Phạm vi sân bóng rổ không lớn chỉ (28m x 15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, cao, mạnh, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì luyện tập phải nỗ lực rất cao. Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu. Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc. Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THCS, môn bóng rổ trong nội dung Thể thao tự chọn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy, áp dụng phương pháp trò chơi vào trong tiết học thể dục với nội dung tự chọn bóng rổ, thực sự đã tạo được sự hứng thú tập luyện và đem lại hiệu quả cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Trò chơi là nhu cầu tự nhiên của con người có ý nghĩa giáo dục toàn diện, là phương tiện nhằm thu hút và giáo dục học sinh nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trò chơi góp phần điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể học sinh và luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái. Ngoài nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, khả năng hoạt bát, phản xạ trong các CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Vài nét về tình hình nhà trường Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất). Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu. 2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi trong giờ học nội khoá của giáo viên môn Thể dục trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Thể dục của các em học sinh lớp 6. * Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi của giáo viên môn Thể dục, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi trong giảng dạy môn Thể dục THCS. * Đối tượng khảo sát: 4 giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và 95 học sinh lớp 6A5, 6A7 của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu. * Nội dung khảo sát: - Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi trong môn Thể dục. - Kết quả học tập giữa học kì I của học sinh lớp 6A5, 6A7. - Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục. * Kết quả khảo sát: Bảng 1: Tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục TT Tần suất sử dụng trò chơi Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Có sử dụng, tần suất ít. 3 75.0 2 Có sử dụng, tần suất nhiều. 1 25.0 3 Không sử dụng. 0 0.0 Qua bảng 1 ta thấy: Các giáo viên đều sử dụng trò chơi, tuy nhiên tần suất có khác nhau. 3/4 giáo viên không mấy khi sử dụng vì nhiều lý do như học sinh CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 3.1. Nội dung kiến thức Muốn thực hiện dạy tốt được nội dung trò chơi trước hết cần phải hiểu rõ trò chơi là gì? Phân loại trò chơi từ đó lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng nội dung bài dạy, địa điểm, sân bãi, dụng cụ, hoàn cảnh chơi. 3.1.1. Trò chơi là gì? - Trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện không hề bị gò ép bắt buộc vì thế tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh bởi lẽ các em hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình để giành thế có lợi, phần thắng về phía mình mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối. Trong không khí náo nức, phấn khởi được tự do tham gia, sự cổ vũ của tập thể giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mình. - Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian: Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi vì thế phải có không gian đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào thì trò chơi có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian chơi thử và chơi thật. Do vậy người tổ chức chơi hướng dẫn chơi phải tính toán và hình dung được: Chơi trò chơi này ở đâu, thời gian là bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo được kế hoạch chung của hoạt động. - Trò chơi là một hoạt động sáng tạo: Đây chính là đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người tham gia trò chơi cho đến kết quả cuối cùng luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố bất ngờ mà không ai biết được. Đó cũng chính là thời gian dành cho sự sáng tạo của người tham gia trò chơi. - Trò chơi là một hoạt động có quy tắc: Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn giản hay phức tạp, thì những người tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều đó làm hấp dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng với nhau và cùng tuân theo những quy định mới mà không bị ràng buộc, chi phối bởi bất kỳ điều kiện khách quan, chủ quan nào. - Trò chơi là một hành động giả định: Dù rằng trò chơi đó có nguồn gốc từ đâu nhưng bao giờ trò chơi cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống bình thường đang diễn ra, do đó trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận thức, một cảm giác với thực tại.
File đính kèm:
- skkn_dung_phuong_phap_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua_luyen_ta.pdf