SKKN Cách thiết kế bài tập nghe để kiểm tra một tiết môn Tiếng Anh khối 6 cấp THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách thiết kế bài tập nghe để kiểm tra một tiết môn Tiếng Anh khối 6 cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách thiết kế bài tập nghe để kiểm tra một tiết môn Tiếng Anh khối 6 cấp THCS
SKKN: :Cách thiết kế bài tập nghe để kiểm tra một tiết môn Tiếng Anh khối 6 cấp THCS. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết khi rèn các kỹ năng Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải gặp không ít khó khăn, còn để thiết kế được bài tập nghe cho kiểm tra một tiết còn vất vả hơn nữa. Qua thực tế ở các trường THCS nói chung và trường THCS N M nói riêng, khi bắt đầu học môn Ngoại Ngữ phần lớn các em học sinh rất thích học, nhưng sau đó các em lại lo lắng mỗi khi kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra phần nghe ở học sinh khối lớp 6. Thật khó để các em nghe, hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe, giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài thường không dễ dàng gì. Hơn nữa gần đây kỹ năng nghe được kiểm tra trong phần 1 tiết chiếm 20% số điểm của một bài kiểm tra. Vậy việc thiết kế bài tập nghe như thế nào để các em tự tin mỗi lần kiểm tra bài cũng như đạt được chất lượng theo yêu cầu ở kỹ năng này? Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Anh khối 6, đối tượng vừa mới tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh chỉ mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa “ ở cấp Tiểu học, bản thân tôi trăn trở rất nhiều là làm sao để học sinh có thể nắm vững nghe, hiểu, lấy thông tin và vận dụng thành thục thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu, quan sát học sinh, tôi nghĩ rằng ngoài việc dạy tốt trên lớp ra chưa đủ mà khi ra đề kiểm tra giáo viên phải thiết kế bài tập một cách khoa học, rõ ràng, để các em thấy dễ làm bài khi đọc đề. Đặc biệt là thiết kế bài nghe. Với phạm vi chuyên đề nhỏ này, tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề "Cách thiết kế bài tập nghe để kiểm tra một tiết Tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Với việc thành công của chuyên đề, sẽ giúp giáo viên có được sự thống nhất, và kinh nghiệm thiết kế được bài tập nghe trong bài kiểm tra 1 tiết trong môn Tiếng Anh ở Trường THCS. 1 Trong một tiết học Tiếng Anh, các em học sinh đều phải phát huy bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên thực tế hiện nay còn có nhiều em học sinh không thể nghe được một thông tin nào dù dễ đến đâu cũng không hiểu nên không thể viết được. Khi chấm bài khảo sát lần thứ nhất của các lớp phụ trách giảng dạy, tôi nhận thấy số lượng học sinh chưa có kỹ năng nghe tốt vẫn còn nhiều, dẫn đến điểm phần nghe vẫn còn thấp.Thêm vào đó, nếu khối 6 chưa có kỹ năng nghe tốt thì lên khối lớp 8, 9 sau này học một tiết riêng biệt về kỹ năng nghe sẽ gặp khó khăn hơn. Vì vậy, chúng ta không chỉ giảng dạy tốt trên lớp mà phải biết thiết kế bài tập kiểm tra đúng, phù hợp, rõ ràng về yêu cầu, để học sinh dễ làm bài là một điều rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng bài làm nghe của học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: a/ Thuận lợi : Được sự chỉ đạo của Chi bộ, sự động viên của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của giáo viên trong tổ, và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cũng như sự ham học của học sinh đã thúc đẩy tôi tìm tòi, suy nghĩ để đến với chuyên đề này. b/ Khó khăn: Trường THS NM chúng tôi thuộc khu vực khá gần trung tâm Thị xã nhưng học sinh hầu hết là con em của gia đình làm nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên chất lượng đầu vào không cao. c/Thành công: - Trường THCS N M là một trường chuẩn Quốc gia. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có khá đầy đủ cơ sở vật chất. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, trong đó có môn Tiếng Anh. - Hầu hết các em yêu thích môn học này. Chính vì thế mà số lượng học sinh Khá, Giỏi chiếm tỉ lệ khá cao so với các trường trong cụm. d/Những hạn chế: Bên cạnh đó vẫn còn có những em học sinh vẫn chưa biết cách học các môn nói chung và chưa biết cách học các kỹ năng trong môn Tiếng Anh nói riêng, đặc biệt là kỹ năng nghe hiểu, nên dẫn đến chất lượng môn Tiếng Anh chưa cao. 3 Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp vì học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được những gì nghe được.Thang điểm phần kỹ năng nghe trong bài kiểm tra 1 tiết chiếm 20% số điểm toàn bài. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể vừa yêu thích học kỹ năng này lại không lo sợ khi kiểm tra nghe, mà chất lượng ở kỹ năng này được tốt? Phải chăng, đây chính là thủ thuật của người giáo viên ! b/ Nội dung và cách thực hiện giải pháp: b.1.Dạy kỹ năng nghe tốt: Trước hết phải tuân thủ 3 bước * Trước khi nghe: ( Pre - listening) * Trong khi nghe: (While- listening) * Sau khi nghe: (Post- listening) b.2. Một số kỹ năng khác : *Kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói. - Kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói nên giáo viên thường xuyên giúp các em học sinh trong lớp luyện nói nhiều để bù vào kỹ năng nghe. Bởi vì khi luyện nói, học sinh sẽ nhớ được các từ vựng, các câu mà các em thường xuyên tiếp xúc, chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe. Hơn thế nữa, trong khi nghe, nếu gặp những câu dài, khó nghe thì yêu cầu Học sinh chỉ cần dừng lại ở mức độ nghe hiểu và cảm nhận ý nghĩa chính của câu nói, không cần phải nghe rõ toàn bộ câu. - Cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu, hiểu trực tiếp bằng Tiếng Anh thì càng tốt, nếu khó thì có thể liên hệ sang Tiếng Việt. Nên nhớ khi, nghe nếu có hình ảnh minh họa thì cần nhìn vào hình ảnh và liên tưởng ra hình ảnh của sự vật, hay sự kiện trong đầu mình. 50 *Những lỗi các em học sinh khối lớp 6 thường mắc phải trong khi nghe: Ex1: Băng đọc những từ như: And, threre, are thường xuyên bị nuốt âm, hay gọi là bị nhược hóa, học sinh thường không nghe được. 5 2.A B C D 3.A B C D 40 45 60 50 4.A B C D Question 2:Lisen to diagloges again and answer the questions (1p) 1. Are there four people in his family? ............................................ 2. Is she a doctor ? .. 3. Are there any chairs ? ........................................................... 4. Is he fifty years old ? ............................................................. - Sau khi được tập huấn cách ra đề và cách thiết kế bài tập nghe. Bài số 1 là bài đầu tiên tôi thiết kế. Mới đầu kiến kiến thức chương trình tiếng anh khối lớp 6 nên tôi thiết kế thật đơn giản phần yêu cầu ở bài tập 1, chính vì vậy các em làm tốt phần này.Tuy nhiên bài tập 2 nhìn qua thì không khó, nhưng để trả lời đúng thông tin và đúng ngữ pháp thì không dễ lấy điểm phần này. Nên số lượng học sinh làm được phần này không cao. Chú ý: Khi thiết kế tranh ảnh có 1 hạn chế đó là: file rất nặng khó tải lên mail để gửi đi. * Ex 2: Đề kiểm tra 1 tiết số 2 năm học 2018-2019 môn Tiếng Anh khối lớp 6 PART A. LISTENING: I: Listen to the dialogue about nga and Ba and write the missing words.(2ps) Nga: When do we have (1) H___________ ? Ba : We have it on Tuedasy and Thursday. Nga : When do we have ( 2 ) M__________? Ba : We have it on ( 3 ) M _________,Wednesday, and Friday. 7 + Cho nghe 3 lần trở lên. + Đảm bảo chất lượng mẫu nghe. + Băng đài có chất lượng tốt. + Giáo viên đọc trong băng với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và hiệu quả ứng dụng: * Kết quả sau một năm thực hiện đề tài như sau: Sau khi thay đổi một số thủ thuật giảng dạy và cách thiết kế bài kiểm tra nghe phù hợp với kiến thức của học sinh. Và qua thực tế thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh chất lượng của các bài kiểm tra 1 tiết số 1 số 2, số 3 khối lớp 6, trong quá trình cho kiểm tra ở bài số 3, tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi kiểm tra kỹ năng nghe, các em hứng thú học kỹ năng này hơn và chất lượng tốt hơn . * Kết quả cụ thể chất lượng các bài kiểm tra 1 tiết ở phần kỹ năng nghe môn T/A khối lớp 6 năm học 2018-2019 như sau: Số Giỏi Khá Tb Yếu kém bài Tshs/ SL % SL % SL % SL % SL % kiểm khối tra Số 1 96 10 10,4 12 12,5 52 54,0 20 21 02 2,1 Số 2 96 14 15 14 15 53 55 15 15 0 0 Số 3 96 20 21 20 21 51 53 5 5,0 0 0 * Bài học kinh nghiệm: Chúng ta cần bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng để ra đề và định hướng ra đề chung của Phòng Giáo Dục. Từ đó, xem nội dung bài nghe nên thiết kế dạng bài tập nào cho phù hợp từng khối lớp và đối tượng học sinh. Nhưng không được thiết kế bài tập giống với bài tập trong SGK đã học trên lớp. Cần thiết kế phần yêu cầu làm bài một cách rõ ràng, để học sinh nhìn vào đề là hiểu ngay nhiệm vụ của mình và làm bài tập một cách dễ dàng. 9 Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề. Phòng Giáo Dục cần tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí cho nhà trường để đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy bộ môn Tiếng Anh tốt hơn. * Về phía giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh: Ngoài việc dành thời gian nghiên cứu bài dạy trên lớp, giáo viên cần nghiên cứu việc thiết kế bài kiểm tra, đặc biệt bài tập nghe thật dễ hiểu, dễ làm mà vẫn không ngoài yêu cầu của chương trình tập huấn. Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy và ra đề kiểm tra. Rất mong sự quan tâm, chia sẻ, góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để việc dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung và cách thiết kế bài tập nghe nói riêng được tốt hơn. 11 MỤC LỤC Phần I : Mở đầu 1 - Lý do chọn đề tài....1 2 - Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3 - Đối tượng nghiên cứu ................1 4 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 5 - Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2 Phần II: Nội dung 1 - Cơ sở lý luận ..............................................2 2 - Thực trạng vấn đề nghiên cứu.....................................................................2 3- Nội dung hình thức của giải pháp, biện pháp,và kết quả khảo nghiệm...5 Phần III: Kết luận và những kiến nghị 1 - Kết luận......................................................................................................10 2 - Những kiến nghị........................................................................................11 13
File đính kèm:
- skkn_cach_thiet_ke_bai_tap_nghe_de_kiem_tra_mot_tiet_mon_tie.doc