SKKN Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử 6

doc 21 trang sklop6 23/06/2024 1202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử 6

SKKN Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử 6
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ CÁCH SỬ DỤNG KÊNH HÌNH ĐỂ TẠO CẢM HỨNG HỌC 
TẬP VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
 TRONG PHÂN MÔN LỊCH SỬ 6”
 Lĩnh vực: Lịch sử
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2022 - 2023
 ~~~~~***~~~~~ “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội. Khuyến 
khích HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, 
hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn 
đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát 
hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Chú trọng việc đa dạng hóa 
các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình 
thức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý.
 Với phân môn lịch sử , dù sử dụng cách nào trong các phương pháp học tập 
trên thì khâu hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức trong đó có kênh hình đóng vai 
trò vô cùng quan trọng và liên quan đến hầu hết đến các phương pháp học tập 
đó.Với những trăn trở, mong muốn có thể tiến hành những giờ dạy học đạt hiệu 
quả, học sinh tích cực, chủ động, hào hứng hơn trong việc tiếp thu kiến thức của 
bài học để từ đó nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử trong nhà trường tôi quyết 
định chọn đề tài: “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát 
triển năng lực học tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6 theo 
chương trình môn Lịch Sử và Địa lí cấp THCS”. Với việc nghiên cứu đề tài 
này sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy và học đối với phân môn Lịch sử tại 
trường THCS cũng như phục vụ việc giảng dạy của bản thân.
2. Mục đích yêu cầu và phạm vi thực hiện đề tài:
+ Nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng liên quan đến tranh ảnh 
lịch sử nói riêng và kênh hình nói chung.
+ Qua việc nắm bắt được các kỹ năng quan sát tranh ảnh lịch sử học sinh hiểu 
sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử qua tranh ảnh và các kênh hình khác.
+ Đưa đến hứng thú cho học sinh khi các em quan sát, tìm hiểu lịch sử qua các 
bộ phim tư, đoạn phim liệu lịch sử 
+ Nội dung chương trình phân môn lịch sử lớp 6 có nhiều vấn đề cần trao đổi, 
nhưng do thực tế trên của học sinh nên tôi chọn đề tài: “Cách sử dụng kênh 
 3 /22 “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
 Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Học sinh có vai trò vô cùng quan 
trọng trong việc lĩnh hội kiến thức bài học lịch sử, trong khi đó một số kĩ năng 
phục vụ cho việc lĩnh hội kiến thức bài học lịch sử mà cụ thể là cách làm việc 
với kênh hình lịch sử của học sinh chưa đạt hiệu quả. Vì vậy dẫn đến học sinh 
không hứng thú với môn lịch sử và việc học lịch sử không đạt được kết quả cao. 
Trong đó, thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của 
học sinh, vì vậy việc đổi mới dạy học lịch sử và tìm ra phương pháp dạy học 
lịch sử để phù hợp với đối tượng học sinh là bắt buộc và cấp thiết ở cấp THCS 
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học . 
 Nhận thức được điều đó, mỗi khi nhận lớp mới nhất là học sinh đầu cấp 
tôi đã đặc biệt tìm hiểu tình hình của học sinh. Sau một thời gian tôi phát hiện 
thấy rằng: kiến thức lịch sử được ghi trong sách giáo khoa thì học sinh nắm 
được khá máy móc và khi yêu cầu các em trả lời những câu hỏi có sử dụng đến 
tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa thì học sinh trả lời một cách hời hợt 
hoặc rất lúng túng. Điều đó khiến tôi hết sức băn khoăn, trăn trở vì trong chương 
trình lịch sử, tranh ảnh, lược đồ là những loại dụng đồ dùng trực quan được sử 
dụng thường xuyên và là một bộ phận quan trọng thuộc kênh hình của sách giáo 
khoa lịch sử, nó giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu sắc quá khứ, đặc biệt nó giúp 
học sinh làm việc với sách giáo khoa một cách thông minh, tích cực và sáng tạo 
nhất.
 Với tình hình như trên, tôi quyết định rèn luyện cho học sinh kỹ các năng 
quan sát kênh hình lịch sử, và tôi quyết định khảo sát chất lượng của học sinh 
lớp 6A.
 Sau khi dạy bài 5, tiết 5,6 “Xã hội nguyên thuỷ ” tôi cho học sinh khảo sát 
theo đề bài sau:
 5 /22 “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC
 Từ các lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải, tôi đã quyết định rèn luyện cho 
học sinh theo các biện pháp sau:
1. Tìm hiểu tình hình học tập và việc nắm bắt kiến thức của học sinh.
2. Dạy cho học sinh cách nắm bắt được các kiến thức cơ bản của bài học cùng 
một số kiến thức liên quan.
3. Phát triển các kiến thức mới nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sự hứng 
thú của học sinh.
4. Rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo trong quan sát tìm, hiểu nội dung của tranh ảnh và 
các mô hình cùng lược đồ lịch sử.
5. Rèn các kỹ năng tự học và làm việc nhóm của học sinh trong việc chuẩn bị 
bài trước khi đến lớp, trong khi trao đổi bài mới và ôn bài cũ.
6. Kết hợp với nhà trường, đồng nghiệp tổ chức tham quan di tích lịch sử nhằm 
gây hứng thú và kích thích sự tìm tòi của học sinh.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH:
 Như tôi đã trình bày ở phần trên, học sinh thích xem tranh ảnh, lược đồ, 
mô hình lịch sử nhưng lại lúng túng, thiếu sáng tạo hoặc ít biết khai thác nội 
dung của các đồ dùng trực quan lịch sử đó để phục vụ bài học. Để khắc phục 
vấn đề trên, tôi quyết định rèn học sinh theo các bước sau:
1. Sử dụng kênh hình nhằm thực hiện hoạt động khởi động:
 Trong việc học tập lịch sử, kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu và cần 
thiết cho việc tìm hiểu của học sinh về lịch sử thế giới và dân tộc. Nó gồm nhiều 
yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lịch sử... 
Trong đó, tranh ảnh hay video là các bộ phận của đồ dùng trực quan, nó chứa 
đựng khá nhiều nội dung của lịch sử. Hiểu rõ điều này nên trong tất cả các giờ 
dạy tôi cố gắng bằng mọi cách khai thác hết nội dung của tranh ảnh hay video 
 7 /22 “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
ngày nay. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng 
sẽ tẩy rửa mọi tội lỗi của họ. Vậy, vì sao ở Ấn Độ- một cường quốc kinh tế hiện 
nay mà vẫn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sống lớn đã có vai 
trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? Cư dân 
cổ nơi đây đã đóng góp những gì cho nhân loại? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu 
bài 8.
 Với cách vào bài như vậy, tôi nhận thấy HS đã có một tâm thế học 
tập rất hào hứng. Hoạt động này tuy không chiếm nhiều thời gian nhưng đóng 
vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho HS, từ đó HS có động lực 
và nhu cầu tìm tòi, khám phá các kiến thức, kĩ năng mới trong bài học.
2. Sử dụng kênh hình nhằm thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động tìm tòi và khám 
phá rất quan trọng của HS. Hoạt động này có thể phân chia làm nhiều hoạt động 
học (theo các mục trong SGK) dành cho HS tuỳ theo độ dài và mức độ phức tạp 
của kiến thức. Thông qua chuỗi hoạt động khám phá kiến thức mới, HS tìm hiểu 
kiến thức mới thông qua các tư liệu học tập bằng kênh chữ/kênh hình/kênh 
tiếng GV tổ chức cho HS gia công trí tuệ bằng các kĩ năng tiến trình, như: 
quan sát, thu thập, xử lí thông tin thông qua hoạt động phân tích, tổng hợp, so 
sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để giải quyết vấn 
đề chính của bài học.
 Trong các tiết học lịch sử, hoạt động hình thành kiến thức mới sẽ có rất 
nhiều kiến thức của kênh hình, vì vâỵ việc sử dụng nó như thế nào để đạt tạo cảm 
hứng học tập cho học sinh và phát triển năng lực học tập lịch sử các em giữ vai 
trò quan trọng. Hiểu rõ điều này nên trong tất cả các giờ dạy tôi cố gắng bằng 
mọi cách khai thác hết nội dung của kênh hình nhằm gây hứng thú và tăng sự 
hiểu biết cho học sinh.
 9 /22 “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
 vực sông Hằng có gió mùa nên lượng mưa nhiều do tác động 
 của gió mùa và không có sa mạc.
Câu 2: Điều kiện tự Đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, (cư dân chủ yếu sinh 
nhiên của Ấn Độ cổ sống ở lưu vực hai con sông) nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi 
đại có điểm gì giống cho phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 
và khác so với Ai 
Cập và Lưỡng Hà? 
 Hay như khi dạy bài 7: “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, trong phần 1. Tặng 
phẩm của những dòng sông. Khi giới thiệu về ngành kinh tế chính của Ai Cập, GV 
cho hs quan sát và mô tả hình 4.Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp rồi 
yêu cầu HS rút ra kết luận về nghề sản xuất được thể hiện trong hình. Nếu các 
em lúng túng GV có thể hướng dẫn HS quan sát từng hình ảnh nhỏ của bức 
tranh rồi tổng hợp để mô tả tranh:
+Phía trên: Người đàn ông đang cày ruộng nhờ sức kéo của trâu bò, người đàn 
bà đi phía sau đang gieo hạt.
+Phía dưới: cây chà là, ô-liu xanh tốt
Rồi HS có thể đưa ra kết luận: Nông nghiệp của người Ai Cập phát triển sớm, 
biết sử dụng sức kéo của trâu bò.
 Cũng trong bài 7: “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại”, ở phần 3. Những thành 
tựu văn hóa chủ yếu. Tôi cho hs xem video về việc xây dựng Kim thự tháp, 
trước khi xem tôi sẽ chia lớp làm 4 nhóm, đặt một số câu hỏi để các nhóm HS 
phải hoàn thành như:
 - Nhóm 1,2: Tóm tắt quá trình người Ai Cập hoàn thành xây dựng một 
 Kim thự tháp.
 - Nhóm 3,4: Em hãy tìm 3 điều ấn tượng nhất trình người Ai Cập hoàn 
 thành xây dựng một Kim thự tháp.
Với cách làm như vậy sẽ làm HS chú ý hơn, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
 11 /22 “Cách sử dụng kênh hình để tạo cảm hứng học tập và phát triển năng lực học 
tập của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 6”
 Tóm lại, hoạt động này có thể đặt ở cuối chuỗi hoạt động, tuy nhiên có thể 
đặt ra ngay từ ban đầu, như là một vấn đề cần giải quyết thông qua chủ đề học 
tập. Từ đó HS chủ động tìm hiểu, khám phá kiến thức, vận dụng và rèn luyện kĩ 
năng liên quan để giải quyết vấn đề đặt ra. 
2. Một số phương pháp giúp học sinh tự tìm hiểu và biết cách quan sát kênh 
hình lịch sử (ở trên lớp và ở nhà).
 Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt được một số nội dung 
thường làm khi quan sát tranh ảnh lịch sử. 
 - Về cách sử dụng tranh ảnh treo tường: học sinh phải chú ý quan sát 
tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lọc những chi tiết phục vụ cho bài học 
như: cụ thể hoá sự kiện lịch sử làm cơ sở cho việc tường thuật, miêu tả và rút ra 
kết luận khái quát.
 - Loại tranh cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, 
trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn kỹ để học sinh sử dụng tốt 
loại tranh này (vì đây là loại tranh học sinh thường phải làm việc khi chuẩn bị 
bài). Học sinh phải quan sát kỹ tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài 
tập, chứ không phải chỉ nói theo sách giáo khoa.
 - Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, học sinh không 
nên quá chú ý đến việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật mà phải phân 
tích nội tâm, tài đức, các hành động của nhân vật.
 - Về các đoạn phim, băng hình tư liệu lịch sử : Tôi khuyến khích hoặc 
giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm hiểu, sưu tầm những đoạn phim ngắn liên 
quan đến bài học.
 - Về lược đồ lịch sử: để tìm hiểu được, học sinh cần phải tìm hiểu trước 
các kiến thức liên quan đến lược đồ lịch sử mà mình sẽ thực hành thì sẽ đạt hiệu 
quả cao.
 13 /22

File đính kèm:

  • docskkn_cach_su_dung_kenh_hinh_de_tao_cam_hung_hoc_tap_va_phat.doc