SKKN Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở

doc 30 trang sklop6 01/06/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở

SKKN Biểu đồ khí hậu và phương pháp sử dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Mục tiêu của quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức từ 
các môn học mà mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy học là hình thành, 
rèn luyện và phát triển cho học sinh những năng lực,kĩ năng khai thác tri thức từ 
đồ dùng trực quan. Trong tất cả các môn học, thì môn địa lí là môn học mà ở đó 
đòi hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng khai thác tri thức từ đồ dùng trực quan 
nhất, mà một trong những kĩ năng địa lí cơ bản là kĩ năng phân tích biểu đồ khí 
hậu.
 Việc phân tích biểu đồ khí hậu với yếu tố nhiệt độ và lượng mưa có ý nghĩa 
rất quan trọng đối với học sinh, bởi lẽ, từ việc phân tích diễn biến nhiệt độ trong 
năm, sự phân bố lượng mưa giữa các tháng học sinh sẽ tự rút ra được đặc điểm 
khí hậu của một môi trường, của một địa phương nào đó, hay học sinh có thể 
nhận biết được môi trường qua biểu đồ khí hậu.
 Biểu đồ khí hậu luôn được đề cập và sử dụng khi dạy và học về khí hậu của 
các môi trường, các châu lục, các khu vực, các quốc gia và của cả Việt Nam. 
Chính vì vậy mà năng lực, kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu cần được hình 
thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 8, nhất là lớp 7 khi 
học về địa lí các môi trường và địa lí các châu lục.
 Ai cũng biết biểu đồ khí hậu là rất cần thiết trong dạy học địa lí ở trường 
THCS, nhưng tất cả hình về biểu đồ khí hậu lại đang tồn tại ở kênh hình thu nhỏ 
trong sách giáo khoa địa lí lớp 6, lớp 7 và lớp 8. Mà trong danh mục đồ dùng 
dạy học tối thiểu của môn địa lí ở cấp THCS lại không có bất kì một đồ dùng 
nào riêng về biểu đồ khí hậu, có chăng chỉ là các biểu đồ khí hậu rất nhỏ được 
đính kèm, minh hoạ trên các bản đồ tự nhiên hay bản đồ khí hậu. Chính vì vậy 
mà gây rất nhiều khó khăn cho việc hướng dẫn chung của giáo viên về năng lực, 
kĩ năng và phương pháp khai thác biểu đồ khí hậu, đồng thời cũng gây khó khăn 
cho học sinh trong việc hình thành và rèn luyện kĩ năng này.
 Từ thực tế của quá trình giảng dạy môn địa lí ở trường THCS,trên tinh thần 
đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học nhằm phát 
triển các năng lực của học sinh, để khắc phục cho những khó khăn, trở ngại trên, 
bản thân là giáo viên giảng dạy môn địa lí tôi đã vẽ và phóng to nhiều hình biểu 
đồ khí hậu trong sách giáo khoa. Nhưng các biểu đồ vẽ trên giấy không sử dụng 
được lâu dài và nếu vẽ đủ thì số lượng phải vẽ rất nhiều, thì sẽ rất tốn kém cả về 
 1 ❖ Giúp học sinh biết cách phân tích biểu đồ khí hậu để rút ra đặc điểm khí 
 hậu của một địa phương nào đó.
 ❖ Giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài học ngay trên lớp thông 
 qua việc phân tích biểu đồ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
 Khảo sát thực tế
 Từ khi bước vào ngành giáo dục năm 2007 đến nay, tôi đã có hơn 9 năm 
giảng dạy và điều thật may mắn với tôi là trong suốt quá trình giảng dạy vừa qua 
và hiện tại tôi đều được phân công giảng dạy môn địa lí ở trường THCS từ khối 
6 đến khối 9. Trong quá trình giảng dạy, để thực hiện ý tưởng của mình tôi đã 
tiến hành điều tra, khảo sát tình hình đồ dùng, sử dụng đồ dùng, tình hình giáo 
viên giảng dạy bộ môn, tình hình học tập môn địa lí của học sinh các lớp 6A, 
7B, 8A, 9B và thấy rằng:
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài :
a) Tình trạng chung:
 ▪ Do việc bảo quản và lưu trữ chưa được chú ý nhiều nên hệ thống đồ dùng 
 dạy học của môn địa lí ở trường THCS đã và đang bị hư hỏng nhiều gây 
 nên tình trạng thiếu hụt. Số còn lại thì giá trị sử dụng lại không cao, mà 
 lượng đồ dùng được cấp mới lại rất hạn chế, vì vậy sẽ gây khó khăn cho 
 quá trình dạy học.
 ▪ Số lượng đồ dùng của môn địa lí, mà chủ yếu là các bản đồ, tranh ảnh đã 
 thiếu về số lượng , yếu về chất lượng, hơn nữa việc sử dụng nó lại không 
 được thường xuyên, sử dụng lại không hiệu quả do hạn chế về chuyên 
 môn, do nhiều giáo viên phải dạy chéo môn, thậm chí phải dạy chéo ban. 
 Đa phần giáo viên chỉ sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên, còn rất ít sử dụng 
 các bản đồ kinh tế, dân cư, các nước và các tranh ảnh.Mà số liêu trong 
 các đồ dùng lại không thường xuyên được cập nhật nên đã lạc hậu và 
 không phản ánh được thực tế.
 ▪ Trước tình trạng như vậy, ngành giáo dục đã phát động phong trào làm đồ 
 dùng dạy học. Nhưng thực tế, phong trào đồ dùng dạy học tự làm ở các 
 trường THCS chỉ là hình thức vì mỗi lần phát động phong trào đồ dùng 
 dạy học tự làm qua đi thì số lượng đồ dùng dạy học được bổ sung thêm rất 
 ít. Có chăng chỉ là một hai đồ dùng bắt buộc phải làm để dự thi và giá trị 
 thực tiễn dạy học không cao.
 3 7B 47 30/47 13/47 4/47
 8A 44 20/44 17/44 7/44
 9B 25 15/25 7/25 3/25
 - Câu hỏi về về thực hành đo tính nhiệt độ và lượng mưa trực tiếp trên 
biểu đồ trong sách giáo khoa.
 - Kết quả điều tra khảo sát thao tác thực hành.
 Kết quả
 Lớp Sĩ số
 Không biết Loay hoay Biết làm
 6A 45 23/39 17/39 5/39
 7B 47 21/47 18/37 8/47
 8A 44 15/34 11/34 8/34
- Kết quả điểm số.
 Lớp Sĩ số Kết quả điểm
 0 - 2 3 - 5 6 - 7 8 – 10
 6A 45 22/45 11/45 8/45 4/45
 7B 47 21/47 17/47 6/47 3/47
 8A 44 19/44 13/34 8/44 4/44
 - Câu hỏi về trình bày diễn biến nhiệt độ và sự phân bố lượng mưa trong 
năm và rút ra đặc điểm khí hậu của một môi trường thông qua biểu đồ nhiệt độ 
và lượng mưa. 
 - Kết quả điểm như sau.
 Lớp Sĩ số Kết quả điểm
 0 - 2 3 - 5 6 - 7 8 – 10
 6A 45 21/45 12/45 9/45 3/45
 7B 47 19/47 13/47 11/47 4/47
 8A 44 20/44 13/44 7/44 4/44
 - Câu hỏi thực hành vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thông qua bảng số 
liệu cho trước.
 - Kết quả điểm cụ thể
 Lớp Sĩ số Kết quả điểm
 5 • Tiến hành làm đồ dùng theo kế hoạch. Khi hoàn thành đồ dùng giáo viên 
 phải trình bày, thuyết minh ý tưởng của mình về đồ dùng đó rồi mới đưa 
 đồ dùng vào sử dụng trong thực tiễn dạy học.
 • Giáo viên cần phải nắm vững phương pháp, kĩ năng khai thác tri thức từ 
 đồ dùng trực quan nhất là biểu đồ khí hậu.
 • Cần phải sử dụng triệt để ưu thế của đồ dùng qua mỗi tiết dạy, ở tất cả các 
 hoạt động có thể và thường xuyên nhắc nhở học sinh rèn luyện kĩ năng 
 phân tích nhiệt độ và lượng mưa trong biểu đồ khí hậu.
 • Trước khi sử dụng đồ dùng giáo viên cần phải điều chỉnh các chỉ số trên 
 đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung và mục đích bài học.
 • Sau quá trình sử dụng đồ dùng đã làm, giáo viên cần phải rút kinh nghiệm 
 để hoàn thiện đồ dùng và báo cáo với ban giám hiệu, tổ chuyên môn về 
 hiệu quả khi sử dụng đồ dùng.
2. Đối với học sinh
 • Học sinh phải làm quen với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung 
 tâm, phải tích cực tham gia các hoạt động học, phát biểu xây dựng bài.
 • Phải có thói quen học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi lên lớp nhất là việc 
 xem và tìm hiểu kênh hình trong sách giáo khoa, đặc biệt kênh hình là 
 biểu đồ khí hậu. 
 • Trong giờ học phải luôn chú ý, giữ trật tự, lắng nghe giáo viên hướng dẫn 
 cách khai thác tri thức từ biểu đồ khí hậu.
 • Cần nhiệt tình tham gia và có trách nhiệm cao với những nhiệm vụ giáo 
 viên phân công nhất là việc làm đồ dùng dạy học.
 • Cần nghiêm túc và trung thực hoàn thành những câu hỏi điều tra trước và 
 sau khi thực hiện ý tưởng của giáo viên.
 • Phải thường xuyên học hỏi, rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu.
II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Thống kê kênh hình trong sách giáo khoa là hình ảnh về biểu đồ khí hậu
a) Mục đích
 • Giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng quát về các loại các dạng biểu 
 đồ khí hậu của các châu lục, các môi trường và các địa phương.
 • Giúp giáo viên đánh giá đúng tầm quan trọng và tính cấp thiết phải xây 
 dựng một đồ dùng đa năng có khả năng đảm nhiệm được chức năng của 
 tất cả các hình ảnh tương tự trong sách giáo khoa.
 7 KHUNG BIỂU ĐỒ
( Chất liệu gỗ công nghiệp )
 9 KHUNG XƯƠNG BIỂU ĐỒ
( Chất liệu gỗ công nghiệp )
 11 BẢN PHỐI MẶT TRƯỚC CỦA BIỂU ĐỒ
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
 BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU ĐA NĂNG
 CAO NHẤT
 NHIỆT ĐỘ THẤP NHẤT
 BIÊN ĐỘ
 TB NĂM
 LƯỢNG MƯA NHIỀU
 MƯA MƯA ÍT
KẾT LUẬN
 13 3. Làm và hoàn thiện biểu đồ khí hậu đa năng
 BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CỦA MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
 15 BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỊA TRUNG HẢI
 17 • Thứ mười, đây là đồ dùng được làm bằng những chất liệu phù hợp với 
 điều kiện khí hậu Việt Nam, dễ bảo quản có thể sử dụng được nhiều năm.
2. Phương pháp sử dụng
 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đa năng là một đồ dùng dạy học tự làm và 
có tính thực tiễn cao. Vì vậy để sử dụng thật hiệu quả giáo viên cần phải thực 
hiện theo các bước sau.
 ➢Bước 1 : Giáo viên nghiên cứu, soạn bài và lên phương án sử dụng biểu 
 đồ khí hậu đa năng nếu có.
 ➢ Bước 2 : Giáo viên cần nghiên cứu kĩ dạng biểu đồ khí hậu ở kênh hình 
 trong sách giáo khoa mà bài học đề cập đến.
 ➢ Bước 3 : Chuẩn bị biểu đồ khí hậu đa năng để sử dụng cho bài học, tức là 
 thay đổi các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trên biểu đồ cho phù hợp với 
 biểu đồ nhiệt và lượng mưa và nội dung bài học. Để thay đổi được các chỉ 
 số đó ta làm như sau :
 - Dùng bút dạ đỏ đánh dấu nhiệt độ các tháng rồi nối các điểm đó lại ta được 
 đường biểu diễn nhiệt độ.
 - Dùng tay để dịch chuyển và làm thay đổi độ cao các cột lượng mưa của 
 từng tháng cho phù hợp với các biểu đồ trong sách giáo khoa.
 ➢ Bước 4 : Sử dụng biểu đồ cho bài học trên lớp :
 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ trong sách giáo khoa và trên 
 bảng.
 - Giáo viên hướng dẫn để học sinh thảo luận, phân tích diễn biến nhiệt độ và 
 lượng mưa.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh lên điền kết quả tìm được vào bảng phụ bên 
 dưới biểu đồ.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lại và chỉ diễn biến nhiệt độ và 
 lượng mưa ngay trên biểu đồ.
 - Giáo viên chuẩn và kết luận.
 - Giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan đến biểu đồ ở phần củng cố và rèn luyện.
 - Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng để kiểm tra kĩ năng phân tích biểu dồ 
 nhiệt độ và lượng mưa của học sinh qua hoạt động kiểm tra bài cũ.
3. Thực tiễn về việc sử dụng biểu đồ khí hậu trong dạy học môn địa lí ở 
trường THCS . 
 ❖ Tiết 25 bài 21 môn địa lí lớp 6 :
 Thực hành- phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
 - Đây là bài thực hành đầu tiên để học sinh làm quen và hình thành kĩ năng 
 làm việc với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa bởi vậy việc sử dụng đồ dùng 
 19 - Biểu đồ khí hậu(đã thay đổi chỉ số nhiệt độ và lượng mưa các tháng phù 
 hợp với hính 55- biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà nội trang 65 SGK)
 - Nghiên cứu kĩ phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ 
 và lương mưa.
 2 - Chuẩn bị của học sinh
 - Chuẩn bị trước ở nha bài 21 - thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lương 
 mưa.
 - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết.
 III - TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 1 - Ổn định tổ chức lớp
 2 - Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi : Mưa là gì ? Lượng mưa của một địa phương trong năm thường 
 được biểu hiện như thế nào ?
 Đáp án : - Mưa là hiện tượng không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ 
 ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi 
 nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
 -Lượng mưa của một địa phương trong năm được biểu hiện bằng biểu đồ 
 lượng mưa.
 3 - Bài mới
 Giới thiệu bài :................................................................................................... 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
GV : Giới thiệu nội dung cơ bản của bài (gồm 
ba bài tập là bài 1, bài 4 và bài 5. Bài 2 và bài 
3 giảm tải)
HOẠT ĐỘNG 1 1 – TÌM HIỂU CHUNG VỀ 
? Hãy nêu khái niệm về thời tiết và khí hậu. BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ 
HS : Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. LƯỢNG MƯA
GV : Chuẩn
? Yếu tố khí tượng cơ bản, đặc trưng cho thời 
tiết và khí hậu là gì.
HS : Nhiệt độ và lượng mưa.
GV : Khí hậu có nhiều yếu tố khí tượng như 
độ ẩm, gió, mây, nắng...nhưng yếu tố cơ bản 
nhất là nhiệt độ và lượng mưa.
? Nhiệt độ và lượng mưa trong năm của một 
địa phương được thể hiện như thế nào ?
 21

File đính kèm:

  • docskkn_bieu_do_khi_hau_va_phuong_phap_su_dung_trong_day_hoc_mo.doc