SKKN Biện pháp sử dụng Rubric đánh giá để nâng cao hiệu quả các tiết nói và nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam-Angiêri

docx 9 trang sklop6 29/06/2024 1860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng Rubric đánh giá để nâng cao hiệu quả các tiết nói và nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam-Angiêri", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sử dụng Rubric đánh giá để nâng cao hiệu quả các tiết nói và nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam-Angiêri

SKKN Biện pháp sử dụng Rubric đánh giá để nâng cao hiệu quả các tiết nói và nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam-Angiêri
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI
 
 BIỆN PHÁP
 SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ ĐỂ NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 6 
 TẠI TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI
 Giáo viên: Trần Thu Thảo
 Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri
 Năm học 2022-2023
 1 Như vậy, xuất phát từ vị trí, vai trò của bộ môn Ngữ văn, đứng trước yêu cầu đổi mới, 
nâng cao khả năng nói và nghe cho học sinh tôi đã lựa chọn biện pháp “Sử dụng Rubric 
đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – 
Angiêri”
*Đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh lớp 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri 
II. Nội dung biện pháp 
1. Giới thiệu về Rubric
1.1. Khái niệm về Rubric
 - Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết 
quả mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện 
một nhiệm vụ cụ thể; là hệ thống cho điểm mà giáo viên đặt ra để đánh giá các tiêu chí 
hay thành quả học tập của học sinh. 
1.2. Vai trò của Rubric 
- Rubric được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá tương đối 
hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên. Rubric giúp giáo viên định hướng được lượng 
kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế 
hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả.
- Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi được sự tiến bộ của bản 
thân cũng như của các bạn học khác. Do vậy, Rubric còn làm cho việc đánh giá trở nên 
khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn, việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự 
công bằng cho học sinh.
- Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí được mô tả, học sinh có thể cung cấp cho giáo viên 
những phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Ngược lại, 
Rubric cũng là nguồn thông tin để giáo viên đánh giá học sinh một cách khách quan, kiểm 
soát chặt chẽ tiến bộ của học sinh để có biện pháp xử lý sát hợp.
2. Sử dụng Rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh
2.1. Giáo viên xây dựng rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh
- Bước 1: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt để phân loại nhóm tiêu chí (VD: nội 
dung bài nói; cách trình bày bài nói)
- Bước 2: Căn cứ vào thang đánh giá của Blooom và mức đánh giá nhận biết, thông hiểu, 
vận dụng (theo mục tiêu bài học) để xây dựng các tiêu chí và quyết định số lượng, mức độ 
đánh giá cho từng tiêu chí.
- Bước 3: Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá với học sinh, với đồng nghiệp và tổ, 
nhóm chuyên môn.
- Bước 4: Hoàn chỉnh Rubric và đưa vào sử dụng.
 3 2.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng rubric 
 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu về nội 
dung bài nói và hình thức trình bày bài nói tương ứng với mỗi tiết nói và nghe. 
(Đây là công việc đầu tiên và quan trọng vì phải tìm hiểu trước học sinh mới có thể xây dựng 
hoặc tranh luận, tương tác về nội dung các tiêu chí.) 
 Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng và sắp xếp các tiêu chí đánh giá thông 
qua hình thức tổ chức trò chơi tiếp sức, tổ chức hoạt động nhóm 
 Bước 3: Thống nhất số lượng các tiêu chí; mức độ đánh giá ứng với mỗi tiêu chí. 
 Bước 4: Học sinh tiến hành hoàn thiện bảng tiêu chí đánh giá, cả lớp cùng nhận xét, bổ 
sung và GV sẽ chốt bảng đánh giá.
Ví dụ: Tiết 96: Nói và nghe: Kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật 
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG LỜI MỘT NHÂN VẬT 
 CÁC BƯỚC HS XÂY DỰNG RUBRIC HS XÂY DỰNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ 
 TIẾT 96 NÓI VÀ NGHE
 KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH 
 BẰNG LỜI MỘT NHÂN VẬT
 5 III. Kết quả thực hiện
 Để đánh giá kết quả của biện pháp tôi đã tiến hành trên hai tiêu chí: tìm hiểu sự hứng 
thú của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng Rubric trong dạy học tiết nói và nghe Ngữ 
văn 6 thông qua phiếu thăm dò ý kiến và kết quả điểm số thông qua bài kiểm tra của học 
sinh.
 Việc sử dụng rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh bước đầu đã tạo sự 
hứng thú trong học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 tại trường THCS Việt Nam –
Angieri.
 SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE
 Học sinh kể lại truyện truyền thuyết bằng cách vẽ truyện tranh 
Học sinh kể lại truyện truyền thuyết bằng vè (minh họa bằng video trên slide)
 Để đánh giá kết quả của biện pháp trong nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 
6 tôi đã tiến hành so sánh điểm kiểm tra của học sinh trước khi sử dụng Rubric đánh giá và 
sau Rubric đánh giá trong dạy học tiết nói và nghe.
 7 Trần Thu Thảo
9

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_su_dung_rubric_danh_gia_de_nang_cao_hieu_qua.docx