SKKN Biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS CỔ BI -------- BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Trung học cơ sở Tác giả : Dương Quang Tuyến Đơn vị công tác: THCS Cổ Bi Chức vụ: Phó hiệu trưởng NĂM HỌC: 2022-2023 3/15 trong giáo dục toàn diện nói chung; các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; vai trò của Ban giám hiệu trong việc đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. 2. Nêu rõ thực trạng vể công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của học sinh các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. 3. Đề xuất những biện pháp quản lý chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý chỉ đạo của BGH nhà trường nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THCS Cổ Bi. IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài này được thực hiện và viết ra qua kinh nghiệm trong quá trình tôi làm công tác quản lý phụ trách hoạt động công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là năm học 2020 - 2021; và áp dụng trong năm học 2021-2022, học kỳ I năm học 2022-2023. Thời gian: Từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 01 năm 2023 Phạm vi: Trường THCS Cổ Bi, huyện Gia Lâm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực tiễn qua các năm học. - Phương pháp tìm hiểu, quan sát - Phương pháp thống kê và tổng kết rút kinh nghiệm 5/15 của kỹ năng sống vào cuộc sống của các em, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lưa chọn lành mạnh hơn, có được những phản ứng tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích hay những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, học sinh cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân đối với các giá trị. b. Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống. Thực chất, kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động, và ngược lại, với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị. Tuy nhiên, nếu quá tập trung và các kỹ năng sống dưới góc độ kỹ thuật hành vi và không chứa đựng các giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo dục kỹ năng sống sẽ dẫn đến phi đạo đức, không phù hợp với mục đích giáo dục tốt đẹp của chúng ta. 2. Vai trò của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hòa bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. Không phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị của cuộc sống, vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ..); Học để làm (gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.. ); Học để cùng chung sống (gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông..); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với các tình huống căng thẳng, các nguy cơ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin..). Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với những thách thức trong cuộc sống. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu nhi thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục đạo đức, lối sống nói chung cho học 7/15 giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp. Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. 4.2. Phương pháp sắm vai. Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép học sinh thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, học sinh thể hiện các khía cạnh khác nhau trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các em đang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với học sinh. 4.3. Phương pháp trò chơi. Trò chơi là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó.. Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng. Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho học sinh, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội,... Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực. 9/15 định trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thực trạng. Những năm gần đây, hoạt động trải nghiệm được các nhà trường tổ chức thường xuyên trong năm học nhằm đưa học sinh đến gần với thực tiễn cuộc sống, giúp các em được cảm nhận, được nâng cao nhận thức và hình thành, rèn giũa các kỹ năng. Nhờ sự linh hoạt trong khâu thực hiện và mục đích trải nghiệm được xác định rõ ràng nên các nhà trường đã tổ chức khá hiệu quả công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em, từ đó nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Bên cạnh những thuận lợi đó, công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm còn gặp một số khó khăn và hạn chế. Đó là công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh còn chưa thật sự hiệu quả, còn gặp phải một số khó khăn trở ngại và hạn chế như: vẫn còn một bộ phận học sinh còn chưa nhận thức đúng về các giá trị truyền thống, giá trị sống, có thái độ vô cảm, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật như bạo lực học đường, vi phạm luật giao thông, sử dụng chất gây nghiện, nghiện game; lối sống tùy tiện, buông thả, ích kỷ, vô cảm, thiếu sự chia sẻ và thấu cảm, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với tập thể, cộng đồng; hoặc có hành vi ứng xử không phù hợp trong môi trường giáo dục hoặc ngoài xã hội v.v. Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc xử lý, ứng phó với các tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, nên còn gặp phải nhiều nguy cơ hoặc không thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng, khó khăn và bất lợi, dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý, nảy sinh tiêu cực trong cuộc sống và học tập, có hành vi lệch chuẩn. 2. Nguyên nhân của thực trạng. Trường THCS Cổ Bi, những năm học trước đây, cũng không nằm ngoài những hạn chế ấy. Trường còn một số học sinh có các biểu hiện tiêu cực trong thái độ sống và còn yếu về kỹ năng sống. Một phần do các em chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này mà chủ yếu chỉ tập trung vào việc học văn hóa. Một phần do một số gia đình còn khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm đến việc giáo dục cho con em về thái độ sống, giá trị sống và rèn cho con em kỹ năng sống. Một phần do nhà trường còn chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoat động giáo dục, chưa dành nhiều sự quan tâm đến công tác giáo dục thái độ sống, giá trị sống và kỹ năng sống cho các em, dẫn đến tình trạng có học sinh còn có ý thức kém về việc chấp hành nội quy, về hành vi ứng xử và còn vi phạm những chuẩn mực đạo đức, còn có biểu hiện tiêu cực và gặp khó khăn trước những tình huống căng thẳng trong sinh hoạt và học tập, giao tiếp. 11/15 đề văn hóa ứng xử, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh như Diễn đàn “Xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử học đường”, “Lễ hội giao lưu văn hoá Việt Nam- Nhật Bản” , “Festival Tiếng Anh..”, Chuyên đề “Tôn sư trọng đạo- Lòng biết ơn” giúp các em biết nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử, về cách đối nhân xử thể, cách giao tiếp phù hợp với chuẩn mực thanh lịch, văn minh. Qua các hoạt động này, học sinh được giáo dục về giá trị hợp tác, yêu thương, tự do, tinh thần lao động, tôn trọng, khiêm nhường, đoàn kết và trung thực. Đồng thời các em cũng được hình thành và rèn luyện kỹ năng sáng tạo, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy đánh giá, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng ứng xử và ứng phó trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống 2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục lối sống, hành vi. Nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện, tuyên truyền về cách chia sẻ cảm xúc, cách thấu cảm với những người xung quanh, cách bày tỏ quan điểm cá nhân, cách nuôi dưỡng ước mơ và định hướng lý tưởng sống cho học sinh như chương trình “Tác phong anh Bộ đội”, chương trình “Phòng chống các bệnh truyền nhiễm” hay hội thảo “Quyền và bổn phận trẻ em”, hội thảo “Nâng cao chất lượng ôn thi vào 10”, chuyên đề “ Lòng biêt ơn”, “ Văn hoá chào hỏi biết cảm ơn, xin lỗi”... Hoạt động này có thể do các chuyên gia tâm lỹ -kỹ năng sống thực hiện, cũng có thể do chính các thầy cô giáo trong tổ tư vấn học đường và các em học sinh các lớp thực hiện với mục đích chuyển tải những thông điệp về cuộc sống, về những cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống xung quanh, những sự việc, hiện tượng diễn ra hàng ngày và các xu hướng trong xã hội, từ đó nêu lên cách ứng xử cho từng tình huống gặp phải trong cuộc sống. Trong những hoạt động này, các em học sinh được thực sự trải nghiệm những cung bậc cảm xúc cá nhân và đã hiểu được những thông điệp từ cuộc sống, từ những người xung quanh. Các giá trị sống mà các em tiếp thu được là yêu thương, tôn trọng, hạnh phúc, khoan dung, giản dị, trách nhiệm. Từ đó rèn luyện cho minh kỹ năng lối sống lành mạnh, biết quan tâm, chia sẻ và sống yêu thương, sống có trách nhiệm. 2.4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục thẩm mỹ và thể chất. Thay cho những hoạt động văn nghệ thể thao đơn thuần và phổ biến trước đây, nhà trường đã tổ chức cho học sinh được tập dân vũ, tham gia các câu lạc bộ Âm nhạc - Thể thao theo sở thích và đặc biệt là tham gia chương trình tạp kỹ “ Xiếc- Chào năm mới 2023”. Hoạt động này giúp các em được trải nghiệm những hình thức văn nghệ, thể thao mới mẻ, hiện đại và văn minh hoặc những hình thức duy trì được bản sắc của dân tộc, giúp các em có thẩm mỹ trong sáng và thể chất khỏe khoắn, lành mạnh. Qua hoạt động này, các em được giáo dục giá trị đoàn kết, hợp tác, tự
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_doi_moi_quan_ly_chi_dao_giao_duc_gia_tri_song.docx