SKKN Áp dụng công nghệ thông tin qua 12 tiết Chương I Hình học Lớp 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng công nghệ thông tin qua 12 tiết Chương I Hình học Lớp 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng công nghệ thông tin qua 12 tiết Chương I Hình học Lớp 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Đề tài : Áp dụng công nghệ thông tin QUA 12 TIẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC LỚP 6 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. A-ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội trong đó đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Thực sự nền giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu bức thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII chỉ rõ : “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”. Luật Giáo dục quy định : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh” . Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII cũng nêu rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp sống tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,...”. Như vậy, trong quá trình dạy học , giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 1 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài: 1. Sự cần thiết phải đổi mới dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Trong những năm trước đây, đa số giáo viên sử dụng hệ thống các phương pháp dạy học cổ truyền, chủ yếu là thông báo, giải thích, dạy học theo kiểu thầy giảng - trò chép, thầy chủ động truyền thụ - trò thụ động tiếp nhận kiến thức, hình thức dạy học theo kiểu độc thoại, giảng giải của người dạy, và sự thụ động, chấp nhận, ghi nhớ của người học. Với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo lối “thầy đọc - trò chép”, thầy chủ động truyền thụ kiến thức - trò thụ động tiếp nhận kiến thức đã không còn phù hợp nữa. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra, trong quá trình dạy học cần đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, cần dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú trọng đến các kỹ năng tự lực giải quyết vấn đề của học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống. Việc đổi mới phương pháp dạy học có mục đích chính là đào tạo ra con người mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hay nói một cách cụ thể là đào tạo ra con người năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đổi mới cách thức học của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Có thể xem đây là một định hướng cơ bản nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay không những đòi hỏi người lao động có tay nghề cao mà còn phải biết độc lập, sáng tạo trong công việc. Do đó, ngay khi còn ở phổ thông, cần phải rèn luyện cho học sinh có những đức tính ấy. Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 3 1. Xác định mục tiêu bài học: GAĐT trước hết là một bài giảng nên khi thiết kế cần phải xác định được mục tiêu của bài học (bao gồm mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ), từ đó giúp cho chúng ta vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết của bài học. 2. Dự kiến nội dung chi tiết: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết dạy. Bao gồm: Phân tích nội dung : Phân tích nội dung bài dạy giúp cho giáo viên dự kiến được những đồ dùng dạy học cần thiết trong tiết dạy đồng thời dự kiến được phương pháp dạy học thích hợp. Sắp xếp trình tự các nội dung một cách hợp lý : Sau khi phân tích được nội dung dạy học, giáo viên dự kiến trình tự giảng dạy các nội dung kiến thức trong tiết dạy. Dự kiến cấu trúc nội dung : Dựa vào nội dung đã phân tích và trình tự nội dung kiến thức, giáo viên dự kiến cấu trúc của nội dung để việc nhập nội dung bài giảng vào các Slide được dễ dàng. Không nên quá lạm dụng đưa tất cả nội dung sgk lên màn hình mà phải kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy khác như nêu vấn đề, sử dụng phiếu học tập, sử dụng sgk 3. Để GAĐT được sử dụng rộng rãi: - Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng. - GAĐT cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, do đó cần chọn chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học nhưng không quá phức tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một giáo viên biết các thao tác dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 5 3. Cấu trúc mỗi tiết: ▪ Phần I : Kiểm tra bài cũ ▪ Phần II : Bài mới ▪ Phần III : Củng cố luyện tập: ngoài các bài tập Sgk còn có bài tập vận dụng và các bài tập trắc nghiệm kết hợp với phiếu học tập. ▪ Phần IV : Hướng dẫn về nhà 4. Hướng dẫn mẫu 1 tiết sử dụng GAĐT: Tiết 1: Điểm - Đường thẳng - Sau khi chọn file rồi kích chuột trái vào để trình chiếu, sẽ xuất hiện: Hướng dẫn Trên màn hình Ấn Slide 1: bìa HÌNH 6 Tiết 1: Giáo viên: Tôn Nữ Bích Vân Slide 2 - Giáo viên giới thiệu hình ảnh của điểm Tiết 1: 1. Điểm 1. Điểm: --DDùấnug c hcáấcm c nhhữỏctáriê nin trhaonag A g,i ấBy, lCà,.h..ì nđhể ảđnặht tên cho điểm. Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là tcêunả cđhioểm đi.ểm. -- BHấati đcứiểmhì nAh, Bn àpoh âcnũ nbgiệ tlà một. Atập . hBợp các hình ảnh của điểm. đ- iĐểmiể.m C, D trùng nhau. C. D - 12 đ. iĐểmư ờcnũgng t hlàẳmngộ:t hình. - Cho học sinh tìm vài ví dụ khác về -- DĐVùưạncờghn cgtáh tcẳh ncẳghn ữgv ẽkcáthhiô etnhogư m bờịénpgg i tớđhiểư hđớạặcnt c vthêềonh hcahìin oph ch áíac. ảđnưhờ nmgộ tth đẳưnờg n.Vg íthdẳụn :g đ. ường thẳng a, b, c,... hình ảnh của điểm. a b Dùng các chữ cái in hoa A, B, C,... để đặt tên cho điểm Bất cứ hình nào cũng là tập hợp Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 7 Điểm B không thuộc đường thẳng d, kí hiệu: B d - Giáo viên giới thiệu các cách đọc khác Còn đọc: điểm B nằm ngoài đường thẳng d hoặc đường thẳng d không đi qua điểm B, hoặc đường thẳng d không chứa điểm B ? Cho học sinh thực hiện.Yêu cầu một học sinh trả lời.Cho học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. Giáo viên chốt lại. * Phát phiếu học tập cho lớp trưởng phát về các tổ. Slide 4:Luyện tập Điền vào ô trống: Bài 1: Điền... Cách viết thông thường Hình vẽ Ký hiệu Bảng đề bài Điểm M thuộc M a M a đường thẳng a M a Lần lượt xuất hiện kết quả từng Điểm A không thuộc A a A a đường thẳng a câu của bài 1 đường thẳng a Hai điểm A, B thuộc A a C đường thẳng a, điểm C B a không thuộc a a A B C a Slide 5: Bài 2 Đề bài a) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: - Các điểm A, M, N nằm trên đường thẳng d. - Cho hs làm bài trên phim trong - Các điểm B, C không nằm trên đường thẳng d. C . . . . - Chọn 2 phim rọi lên đèn chiếu A M N . d B - Cho hs nhận xét bài làm của bạn b) Ghi ký hiệu theo cách đặt tên ở câu a. A d , M d , N d . - GV chốt lại bằng cách ấn Kết B d , C d quả Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 9 Slide 9: Bài tập mới về nhà . Cho hình vẽ: a) Kể tên các đường thẳng đi qua Yêu cầu học sinh làm vào Phiếu học tập các điểm A, B, C, D. c d b) Đường thẳng c không đi qua b (khi kiểm tra bài cũ ở tiết 2 sẽ chấm một các điểm nào? A c) Đường thẳng c đi qua các điểm số Phiếu học tập) nào? Ghi kết qủa bằng ký hiệu. a C D d) Đường thẳng a đi qua các điểm B nào và không đi qua c ác điểm E nào? e) Điểm E thuộc đường thẳng nào và không thuộc đường thẳng nào ? Ghi kết qủa bằng ký hiệu. Slide 10: Trang cuối (Lời chúc học sinh học tập tốt kèm hình CHÚC ảnh để giáo dục tư tưởng hoặc giáo dục CÁC thẩm mỹ) EM HỌC TẬP TỐT Còn tiếp phần II, III, IV,V (vì dung lượng quá lớn > 47 MB nên tôi đành phải cắt ra làm 5 phần mới tải lên được. Mong quý thầy cô thông cảm ) Giáo viên Tôn Nữ Bích Vân -Trường THCS Nguyễn Khuyến Đà Nẵng 11
File đính kèm:
- skkn_ap_dung_cong_nghe_thong_tin_qua_12_tiet_chuong_i_hinh_h.doc