Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tin học 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tin học 6
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 6 MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 6 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin: Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã góp phần và sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin, yêu cầu đẩy mạnh công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên môn Tin học đã được đưa vào nhà trường và ngay từ cấp học THCS, học sinh được tiếp cận với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo. 2. Tác dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc THCS: - Đây là môn học rất mới đối với các em học sinh, nhất là ở khu vực nông thôn. - Môn tin học ở bậc THCS cụ thể là chương trình tin học 6 bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: + Một số bộ phận cơ bản của máy tính. + Một số phần mềm học tập. + Hệ điều hành Windows và một số thuật ngữ thường dung trong tin học, học sinh có thể soạn thảo văn bản và một số kỹ năng khác trong tin học. - Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực như: + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin, hiểu được khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. + Có ý thức, thái độ và thói quen sử dụng máy tính và các sản phẩm của tin học trong hoạt động học tập và biết vận dụng trong cuộc sống. + Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. 3. Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như: + Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh vận dụng từ môn học “ngữ văn” để trình bày một văn bản sao cho phù hợp và đúng quy tắc. + Trong chương trình tin học 6 được phân bố xen kẽ giữa các bài lý thuyết và thực hành. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo cũng như giúp các em vận dụng được kiến thức từ bài học lý thuyết. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CHINH NĂM HỌC 2016 - 2017 Page 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 6 * Học sinh: - Học sinh rất hứng thú học vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nhất là những tiết thực hành. 2. Khó khăn: * Nhà trường: - Về cơ sở vật chất: + Nhà trường chưa có phòng máy chuyên dụng, phải sử dụng phòng học để lắp đặt máy tính vì vậy việc lắp đặt, bố trí rất khó khăn cho việc theo dõi, hướng dẫn các em trong quá trình học tập. + Số lượng máy còn ít, chưa đủ để mỗi em một máy, khi thực hành có tới 2 hoặc 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. + Nhiều máy được cấp đã lâu, cấu hình máy đã cũ, tốc độ chậm, chất lượng không còn tốt nên hay bị hỏng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. - Về chương trình sách giáo khoa: + Môn tin học mới là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. + Các hình ảnh trong sách giáo khoa chưa có ghi chú hình ảnh đính kèm để học sinh dễ theo dõi: Ví dụ ghi chú hình 1, 2, 3,.. - Về học sinh: Các em học sinh đều ở vùng nông thôn, một số gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện mua được máy tính riêng ở nhà vì vậy các em chưa được tiếp cận nhiều với máy tính, ít được thực hành dẫn tới một số thao tác các chưa thành thạo còn hay quên. III. THỰC TRẠNG: Trước khi thực hiện đề tài, trong quá trình giảng dạy môn tin học 6 trong nhiều năm và cụ thể năm học 2015 – 2016 tôi đã theo dõi khảo sát ngẫu nhiên 150 em học sinh thông qua giờ dạy lý thuyết vận dụng thực hành, qua kiểm tra bài cũ và các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ tôi thấy ở học sinh còn rất nhiều hạn chế trong học tập và vận dụng thực hành. Kết quả thu khảo sát được: Trước khi thực hiện đề tài Về mức độ thao tác Số học sinh Tỷ lệ Về thao tác nhanh, chính xác 19/150 12.7% NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CHINH NĂM HỌC 2016 - 2017 Page 3 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 6 nút đó, cách cầm chuột, sử dụng các ngón tay cầm chuột và điều khiển các nút của chuột, để khi thực hành các thao tác sẽ đúng và nhanh hơn. - Trong quả trình học tập học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác mẫu của giáo viên khi sử dụng chuột. - Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ học lý thuyết, nắm vững lý thuyết thì thực hành mới tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu về lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài thực hành bài số 3, 4 “Các thao tác thư mục, Các thao tác với tệp tin”. Tiết học lý thuyết giáo viên hướng dẫn thao tác: cách tạo một thư mục mới, cách đổi tên thư mục, cách sao chép thư mục, cách di chuyển thư mục, cách xoá thư mục; cách mở tệp tin, cách đổi tên tệp tin, cách sao chép tệp tin, cách di chuyển tệp tin, cách xoá tệp tin giáo viên hướng dẫn từng bước kết hợp hướng dẫn thực hành, để khi các em thực hành có thể nắm được các bước và thực hành tốt hơn. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học để áp dụng vào trong giảng dạy như giáo án điện tử, sử dụng phần mềm Netop School (phần mềm giảng dạy và học tập) . để học sinh dễ quan sát và nhận biết các thap tác mẫu của giáo viên, giúp cho buổi học có hiệu quả. Khi tổng hợp kết quả thu được: (HKI/2016 – 2017) (Khảo sát ngẫu nhiên 150 em học sinh) Sau khi thực hiện đề tài Về mức độ thao tác Số học sinh Tỷ lệ Về thao tác nhanh, chính xác 39/150 26.0% Về thao tác đúng, chính xác 78/150 52.0% Về thao tác chậm, chưa chính xác 26/150 17.3% Và chưa biết thao tác 7/150 4.7% - Các bài học thực hành, giáo viên cho học sinh làm bài tập một cách cụ thể, rõ ràng, hướng dẫn theo nhóm khi học sinh làm để học sinh theo dõi, quan sát và làm bài tập. Ví dụ: Dạy bài thực hành “Em tập chỉnh sửa văn bản” giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó giáo viên sử dụng hướng dẫn trực tiếp trên máy phần mềm Netop School cho học sinh quan sát thao tác của giáo viên và hướng dẫn các bước thực hiện của giáo viên. Trong quá trình thực hành, giáo viên theo dõi hướng dẫn cho các em. 2. Hệ thống củng cố lại các bài tập thực hành có thể liên hệ với môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập yêu cầu không quá dài, nâng dần mức NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CHINH NĂM HỌC 2016 - 2017 Page 5 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 6 - Sử dụng phương pháp mới trong dạy học, cách học, tạo sự hứng thú tiếp thu bài. - Yêu nghề nâng cao chuyên ôn nghiệp vụ - Dự giờ thăm lớp, vận dụng phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tham mưu với nhà trường để nâng cấp máy tính, thay thế trang thiết bị dạy học. - Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra. Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào dạy Tin học 6. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp dạy học của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Duyệt của tổ trưởng Người thực hiện Nguyễn Thị Chinh Duyệt của nhà trường NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CHINH NĂM HỌC 2016 - 2017 Page 7
File đính kèm:
- sang_kien_mot_vai_kinh_nghiem_trong_giang_day_mon_tin_hoc_6.docx