Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
1 Một số biện pháp giúp ban cán sự lớp làm tốt công tác tự quản 1.Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP 2.Đặt vấn đề Tập thể học sinh là một môi trường quan trọng nhất của giáo dục học sinh. GIÁO DỤC TINH THẦN TẬP THỂ là nguyên tắc chủ đạo của người giáo viên chủ nhiệm. Bằng nguyên tắc này người giáo viên phải xây dựng cho học sinh ý thức “Mọi người vì một người và một người vì mọi người”. Chính vì vậy việc xây dựng ý thức tập thể, xây dựng tập thể lớp là một việc làm rất quan trọng . Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo những con người phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mẫu người mà xã hội yêu cầu chính là mục tiêu của giáo dục – đào tạo. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Để thực hiện vai trò đó, công tác giáo dục học sinh không chỉ thông qua việc dạy học trên lớp mà còn tổ chức cho các em tham gia các hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện ý thức tập thể. Giờ sinh hoạt tập thể là một dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức các hoạt động bổ ích cho học sinh, trang bị cho học sinh một số nhận thức về tự quản trong các hoạt động tập thể. Học sinh lớp 6, là lớp đầu tiên của bậc học phổ thông nên các em gặp nhiều sự thay đổi về học tập và các sinh hoạt khác, chính vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Ở bậc tiểu học bên cạnh các em lúc nào cũng có giáo viên chủ nhiệm nhưng ở bậc học này giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là cố vấn cho tập thể lớp điều đó có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng đội ngủ tự quản và phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Để có một tập thể lớp tiên tiến, tổ chức tốt các hoạt động thì yêu tố quan trọng đóng vai trò 3 trường sinh hoạt hoàn toàn khác xa bậc tiểu học, phải giao tiếp với rất nhiều thầy cô giáo bộ môn và nhiều hoạt động khác mà trước đây chưa có. Ở bậc tiểu học, mọi hoạt động đều có giáo viên chủ nhiệm gần như làm thay cho đội ngũ cán bộ lớp nên năng lực tự quản của các em chưa cao còn nhiều hạn chế 5. Nội dung nghiên cứu: Để làm tốt công tác xây dựng tập thể lớp; người giáo viên chủ nhiệm cần có quan niệm đúng đắn ,thế nào là tập thể; tập thể như thế nào thì có thể thật sự là phương tiện giáo dục học sinh tốt nhất. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo tổ chức; xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí; biết tự quản các công việc của tập thể lớp. Bởi lẽ tập thể lớp chính là môi trường; là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của học sinh. Nhà sư phạm lỗi lạc A.X Makarencô cho rằng : “ Tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã liên kết một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời tạo ra tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm biết tập hợp, tổ chức; điều khiển, quản lý; đánh giá kết quả hoạt động của tập thể và của mỗi thành viên; để làm được điều đó giáo viên chủ nhiệm cần phải có một số biện pháp thích hợp. 1.Biện pháp1: Tìm hiểu và phân loại học sinh Vào đầu mỗi năm học, giáo viên phải tiếp nhận một tập thể lớp hoàn toàn mới lạ. Tâm lí, sở thích ,hoàn cảnh của mỗi em giáo viên chưa thể nào nắm bắt được. Nhất là học sinh khối lớp 6, các em còn nhiều bỡ ngỡ, các em vẫn còn có thói quen dựa vào hoàn toàn giáo viên chủ nhiệm như ở cấp tiểu học. 5 Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ ,tôi luôn tôn trọng công việc của các em nhưng vẫn luôn giám sát ,kiểm tra hướng dẫn các em đi đúng hướng và nhiều khi cùng trao đổi bình đẳng để tìm hiểu tình hình , thái độ, quan điểm công tác của mình với các em đó ,cùng đi đến thống nhất cách tổ chức lãnh đạo lớp. Trong công tác phụ trách lớp của mình ,giáo viên chủ nhiệm không những chỉ luôn luôn dựa vào mạng lưới tích cực này mà còn ủng hộ ,công việc của ban cán sự lớp trước các bạn bằng cách thường xuyên giúp đỡ các em ,trao đổi ý kiến với các em,. đặt cho các em nhiều vấn đề giải quyết tự lập và dần dần đề xuất những yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Lớp phó phụ trách học tập có thể đề nghị ý kiến của mình cho bạn kém chuyển chổ ngồi để giúp đỡ bạn. Ghi nhận những ý kiến đề nghị của cán bộ lớp ,xong tôi luôn nhắc nhở cán bộ lớp thường xuyên theo dõi sự chuyển biến về kết quả học tập của các bạn kém,nếu có tiến bộ thì động vỉên kịp thời,nếu không tiến bộ thì tôi cùng cán bộ lớp bàn bạc để tìm ra biện pháp thích hợp hơn. Ví dụ: Chuyển chổ ngồi thứ hai cạnh bạn lớp trưởng hoặc lớp phó học tập ,giúp đỡ sát sao hơn hay phân công “đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ hoặc giao cho một nhóm học sinh giỏi cùng học cùng chơi ,cùng giúp đỡ lẫn nhau. Khi nhận xét kết quả phấn đấu về mọi mặt của từng học sinh,tôi luôn tham khảo ý kiến cuả tổ trưởng và yêu cầu em đó có biện pháp thúc đẩy những mặt còn yếu họăc tỏ lời khen ngợi tổ đã có ý thức giúp đỡ tổ viên sửa chữa những khuyết điểm . Để giáo dục ý thức trách nhiệm và thời gian trong công việc chung ,hàng tháng tôi thường kiểm tra tất cả các nhiệm vụ đã phân công ,mỗi cán bộ lớp phải báo cáo trước tập thể lớp mỗi tháng một lần để các bạn công nhận và đóng góp ý kiến cho phần việc được phân công cuả từng người 7 giáo nhắc nhở bạn nào về một trong những mặt theo dõi thi đua thì tổ trưởng sẽ đánh dấu mặt đó vào dòng tên của bạn bị phê bình .Cuối tuần tổ trưởng sẽ nộp lại sổ theo dõi thi đua cho cô giáo kiểm tra . b. Giúp cán bộ lớp khắc phục khuyết điểm: Đôí với cán bộ lớp , để làm việc đạt kết quả cao theo yêu cầu ,các em phải gương mẫu .Tôi thấy cần phải kịp thời tuyên dương những cán bộ lớp nhiệt tình gương mẫu làm việc có hiệu quả .Nếu cán bộ lớp có khuyết điểm thì cũng phải phê bình và đảm bảo sự công bằng giữa các học sinh ,phân tích khuyết điểm của cán bộ lớp để em đó rút kinh nghiệm khắc phục sữa chữa những khuyết điểm( ở đây giáo viên nên tìm cách phê bình trong đội ngũ cán bộ lớp để các em không thấy tự ái trước tập thể lớp, đồng thời để các cán bộ lớp khác noi theo và khắc phục) , sau khi phê bình nếu thấy có tiến bộ cũng tuyên dương trước tập thể lớp .Không nên vì có khuyết điểm mà vội vàng thay cán bộ khác khiến các em hụt hẫng và gây tâm lý không vui, ảnh hưởng đến việc học tập của cá nhân em đó. c. Qua việc khen thưởng - phê bình: Vào giờ sinh hoạt lớp ,sau phần làm việc của cán bộ lớp ,với thái độ thật nghiêm túc ,tôi thường khen ngợi tập thể đã biết nghe theo yêu cầu của cán bộ lớp , khen cán bộ lớp đã biết quán xuyến ,bao quát lớp để giữ kỉ luật lớp tốt.Chính việc khen này đã động viên các em thực hiện tốt những qui định về nề nếp, kỉ luật và học tập do cô giáo qui định và làm tăng thêm uy tín của cán bộ lớp .Khi phê bình cá nhân hoặc tổ nào ,tôi thường tìm hiểu kỹ sự việc xem em đó, tổ đó mắt khuyết điểm gì có liên quan đến những ai .... rồi phê bình với thái độ công bằng và nghiêm túc . Có như vậy học sinh mới thấy được khuyết điểm và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đối với cá nhân xuất sắc về tổ xếp thứ nhất , tôi thưởng bằng hiện vật có thể chỉ là một quyển vở hoặc cây viết ,nhưng các em cảm thấy rất quí, rất vinh dự . Điều này có thể là một động lực giúp các em thi đua với nhau 9 -Từ ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình” mà lớp tôi luôn là tập thể lớp tiêu biểu của nhà trường và đạt nhiều thành tích tốt qua các đợt thi đua trong trường. -Kết quả xếp loại thi đua của lớp 6/3 qua từng tháng ở trường năm học 2009-2010: Tháng 9 10 11 12 1 2 3 4 Vị thứ 11 8 5 1 3 2 1 1 -Kết quả xếp loại thi đua của lớp 7/3 qua từng tháng ở trường năm học 2010-2011: Tháng 9 10 11 12 1 2 3 4 Vị thứ 15 11 6 1 2 1 1 1 7.Kết luận: Việc tìm hiểu học sinh ở đầu năm học đã giúp tôi tìm hiểu rõ các em , từ đó có những tác động sư phạm thích hợp , phân loại được đối tượng giáo dục.Trên cơ sở phân loại học sinh ,tôi xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự điều hành các hoạt động tập thể của lớp mình . Để đội ngũ cán bộ lớp làm việc có hiệu quả ,giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức huấn luyện giao nhiệm vụ cụ thể cho từng loại cán bộ lớp, và phải giúp các em thấy được vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp, mối quan hệ giữa các cán bộ lớp với nhau . Không ngừng nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lớp qua việc làm cụ thể , qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp đội ngũ cán bộ lớp ngày càng phát huy năng lực tự quản của mình. 8.Kiến nghị: Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm , đặc biệt là học sinh lớp 6; tôi nhận thấy yếu tố để xây dựng một tập thể tiên tiến chính là đội ngũ cán bộ lớp - một lực lượng nòng cốt . Nếu tập thể nào mà đội ngũ cán bộ 11 10.Tài liệu tham khảo: -Tâm lí học đại cương – Hà Nội 1995- PGS Nguyễn Quang Uẩn - Giáo dục học đại cương- Hà Nội 1996- GS Đặng Vũ Hoạt 11.Mục lục TT TÊN TIÊU ĐỀ Trang 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lí luận 1-2 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 2-7 6. Kết quả nghiên cứu 8-9 7. Kết luận 9 8. Kiến nghị 9 9. Phần phụ lục 10 10. Tài liệu tham khảo 11 11. Mục lục 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_boi_duong_doi_ngu_can_bo_l.doc